Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Xăng dầu Quân đội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Xăng dầu Quân đội



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3
I. BẢN CHẤT VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DNTM 3
1. Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động 3
1.1. Khái niệm vốn lưu động 3
1.2. Đặc điểm của vốn lưu động trong các DNTM 4
2. Vai trò của vốn lưu động trong các DNTM 4
3. Kết cấu vốn lưu động 5
3.1. Căn cứ vào quá trình tuần hoàn luân chuyển vốn lưu động .5
3.2. Căn cứ vào nguồn hình thành 5
3.3. Dựa vào hình thái biểu hiện và theo chức năng của các thành phần vốn lưu động 6
3.4. Dựa vào đặc điểm chu chuyển vốn lưu động 6
II. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DNTM 6
1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6
2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động 7
2.1. Hệ số phục vụ vốn lưu động 7
2.2. Hệ số sinh lời của vốn lưu động 7
2.3. Tốc độ chu chuyển vốn lưu động 8
2.3.1. Số vòng chu chuyển vốn lưu động trong một kỳ 8
2.3.2. Số ngày chu chuyển vốn lưu động 9
2.4. Hệ số vòng quay hàng tồn kho 9
2.5. Kỳ thu tiền bình quân 9
2. 6. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán 10
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lao động do đó làm tăng sản phẩm và giá trị thăng dư cho xã hội.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động bằng cách tăng doanh thu đồng thời giảm chi phí kinh doanh sẽ làm tăng lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng đứng vững trong kinh doanh, càng phát triển và lớn mạnh trên thương trường, từ đó góp phần tăng thu nhập cho người lao động trong doanh nghiệp và cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động góp phần vào quá trình đổi mới, thay thế TSCĐ của doanh nghiệp, từ đó cải thiện điều kiện kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, năng suất phục vụ, giảm chi phí lao động sống trong lưu thông, nâng cao văn minh thương mại của doanh nghiệp, tạo điều kiện phục vụ khách hàng tốt hơn.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động giúp doanh nghiệp tăng tích luỹ tư bản để có thể tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào một lĩnh vực mới để thu lợi nhuận lớn hơn, tăng khả năng sinh lời của vốn.
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về vốn là rất lớn và doanh nghiệp có thể huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau như vay tín dụng, phát hành trái phiếu, vốn liên doanh liên kết. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng vốn một cách có hiệu quả, có như vậy doanh nghiệp mới có khả năng hoàn trả được vốn gốc và lãi vay.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, nó quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong cơ chế mới.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xăng dầu Quân đội
Công ty khí tài Xăng dầu 165 (tiền thân là xí nghiệp khí tài xăng dầu 165) được thành lập theo quyết định 582/QĐ-QP ngày 6/8/1993 của Bộ Quốc Phòng và quyết định đổi tên số 569/QĐ-QP ngày 22/4/1996. Khi mới thành lập, trụ sở giao dịch của Công ty được đặt tại thị trấn Bần, Yên Nhân, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng.
Tháng 4 năm 1997, Công ty khí tài xăng dầu 165 đã chuyển trụ sở về H3 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa – Hà Nội.
Tháng 5 năm 1999, Công ty khí tài xăng dầu đổi tên thành Công ty Xăng dầu Quân đội theo quyết định số 645/1999/QĐ-QP ngày 12/5/1999 của Bộ Quốc Phòng.
Công ty Xăng dầu Quân đội là một doanh nghiệp Nhà nước, một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, sản xuất kinh doanh theo pháp luật, có tài khoản riêng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội và Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Công ty được phép sử dụng con dấu riêng, được phép phân cấp quản lý cán bộ và áp dụng các hình thức trả lương theo chế độ chính sách hiện hành.
Ngoài nhiệm vụ đảm bảo xăng dầu cho Tổng cục hậu cần, Công ty Xăng dầu Quân đội còn cung ứng xăng dầu cho các đơn vị thành phần kinh tế với khối lượng đáng kể. Trong lĩnh vực xây dựng và lắp đặt kết cấu thép, Công ty Xăng dầu Quân đội đã và đang tiến hành xây dựng hầu hết các công trình trong toàn quân.
Ngày 25/5/1998, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng có quyết định 635/QĐ-QP chỉ định Công ty Xăng dầu Quân đội xây dựng kho xăng dầu Nhà Bè do Quân khu 7 làm chủ đầu tư, tổng dự án công trình là 3980 triệu đồng, phần xây lắp và thiết bị Công ty Xăng dầu Quân đội thực hiện là 2760 triệu đồng. Ngoài ra, Công ty đang thực hiện xây dựng thi công các trạm xăng dầu cho mạng lưới bán lẻ của Công ty.
Trong lĩnh vực sản xuất cơ khí, các sản phẩm truyền thống của Công ty chiếm thị phần lớn trong thị trường cả nước. Công ty luôn tìm kiếm thị trường, trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cải tiến chất lượng, mẫu mã hàng hoá phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty Xăng dầu Quân đội tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh với nội dung như sau:
Sản xuất, sửa chữa sản phẩm của ngành xăng dầu như: sản xuất, sửa chữa, lắp đặt, trạng bị bồn chứa hệ thống xăng dầu.
Sản xuất, kinh doanh trang thiết bị dụng cụ, phương tiện phòng hộ lao động, cung ứng xăng dầu cho Quốc phòng và kinh tế.
Sản xuất, xây lắp kho bể chứa xăng dầu và kết cấu thép.
Xuất nhập khẩu khí tài xăng dầu, máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng ngành xăng dầu, xuất nhập khẩu xăng, dầu, mỡ phục vụ cho Quốc phòng và kinh tế.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty Xăng dầu Quân đội được tổ chức theo chế độ một thủ trưởng. Người đứng đầu Công ty là Giám đốc. Giúp việc tham mưu cho Giám đốc là phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc chính trị. Tiếp đến là các bộ phận phòng ban chức năng: phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng kế toán tài chính, phòng kỹ thuật, phòng chính trị, phòng hành chính hậu cần, xí nghiệp 651, xí nghiệp 652, xí nghiệp 653.
Sơ đồ bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh ở Công ty Xăng dầu Quân đội (Xem phụ lục 01)
4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Do đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty có các xí nghiệp phụ thuộc tại tỉnh, thành phố khác nhau nên Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán.
Các xí nghiệp là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, công tác hạch toán kế toán của các xí nghiệp là hạch toán báo sổ.
Phòng kế toán của Công ty thực hiện hạch toán kế toán các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh có tính chất chung toàn Công ty. Đồng thời hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong Công ty.
Phòng kế toán của Công ty gồm 5 người: Trưởng phòng kế toán, phó phòng kế toán, kế toán Ngân hàng, kế toán tiền mặt, tiền lương, kế toán tổng hợp.
Sơ đồ bộ máy của Công ty (Xem phụ lục 02)
4.2. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
Hình thức kế toán mà Công ty áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ.
Hệ thống sổ kế toán của Công ty:
Sổ kế toán tổng hợp: Nhật ký sổ cái
Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết hàng hoá, sổ chi tiết theo dõi TSCĐ, sổ chi tiết theo dõi công nợ với khách hàng.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Công ty (Xem phụ lục 03)
5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua hai năm 2003- 2004
Thông qua số liệu ở phụ lục 04 (Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2003-2004) ta thấy, quy mô kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng. Cụ thể, tổng doanh thu năm 2004 đạt 718.914.064 nghìn đồng, tăng 225.161.399 nghìn đồng so với năm 2003 với tỷ lệ tăng là 45,6%. Tổng doanh thu tăng làm cho doanh thu thuần của Công ty năm 2004 cũng tăng mạnh. Doanh thu thuần năm 2004 đạt 718.558.064 nghìn đồng tăng 225.759.399 nghìn đồng so với năm 2003 với tỷ lệ tăng là 45,8%.
Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh ta phải xem xét các chỉ tiêu giá vốn, chi phí và lợi nhuận cụ thể. Năm 2004 do thực hiện các biện pháp tiết kiệm trong quản lý nên mức tăng chi phí QLDN chỉ là 1,43%. Nhưng qua...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status