Huy động vốn tại Công ty xuất nhập khẩu xi măng, trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Huy động vốn tại Công ty xuất nhập khẩu xi măng, trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam



LỜI NÓI ĐẦU 01
CHƯƠNG I – HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP-
 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1. Tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp
 1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp
 1.1.2. Tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp
 1.1.2.1. Khái niệm vốn
 1.1.2.2. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp
1.2. Các nguồn vốn của DN và cách huy động
 1.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
 1.2.1.1. Vốn góp ban đầu
 1.2.1.2. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia
 1.2.1.3. Phát hành cổ phiếu
 1.2.2. Nợ và các cách huy động nợ của DN
 1.2.2.1. Nguồn vốn TDNH và TDTM
 1.2.2.2. Phát hành trái phiếu công ty
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của DN
 1.3.1. Các nhân tố chủ quan
 1.3.1.1. Nhu cầu và mục tiêu tài chính của DN
 1.3.1.2. Cơ cấu vốn và chi phí vốn
 1.3.1.3. Tình trạng tài chính của doanh nghiệp
 1.3.1.4. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
 1.3.2. Các nhân tố khách quan
 1.3.2.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước
 1.3.2.2. Sự phát triển của hệ thống NHTM
 1.3.2.3. Sự phát triển của thị trường tài chính
 1.3.2.4. Khả năng tiết kiệm trong dân cư
CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN
 TẠI CÔNG TY XNK XI MĂNG
2.1. Khái quát về Công ty XNK xi măng
 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
 2.1.3. Đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của
 Công ty trong những năm gần đây
 2.1.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
 2.1.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
 trong những năm gần đây
2.2. Thực trạng huy động vốn tại Công ty XNK xi măng
 2.2.1. Vốn chủ sở hữu
 2.2.2. Vốn vay ngân hàng
 2.2.3. Nguồn vốn tín dụng thương mại
2.3. Đánh giá tình hình huy động vốn tại Công ty
 2.3.1. Những kết quả đạt được
 2.3.1.1. Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
 2.3.1.2. Huy động được những nguồn vốn có
 chi phí thấp và linh hoạt
 2.3.1.3. Tỷ lệ bị chiếm dụng vốn ngày càng giảm
 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
 2.3.2.1. Hạn chế
 2.3.2.2. Nguyên nhân
CHƯƠNG III- GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG
 VỐN TẠI CÔNG TY XNK XI MĂNG
3.1. Nhu cầu vốn của Công ty XNK xi măng trong thời gian tới
 3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty
 3.1.1.1. Mục tiêu hoạt động của Công ty
 trong những năm sắp tới
 
 3.1.1.2. Phương hướng hoạt động của Công ty
 3.1.1.3. Nhiệm vụ cụ thể năm 2003
 3.1.2. Nhu cầu vốn của Công ty trong thời gian tới
3.2. Một số giải pháp tăng cường huy động vốn ở Công ty
 3.2.1. Tăng vay vốn ngân hàng thông qua việc
 sử dụng linh hoạt các hình thức tín dụng XNK
 3.2.2. Phát hành trái phiếu Công ty
 3.2.3. Cổ phần hoá doanh nghiệp
3.3. Một số kiến nghị
 3.3.1. Với Nhà nước
 3.3.2. Với Tổng công ty
 3.3.3. Với các ngân hàng
KẾT LUẬN
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tác tổ chức kế toán làm trọng tâm, thường xuyên tổ chức phân tích hoạt động kinh tế để rút ra các bài học kinh nghiệm, biện pháp hoạt động kinh doanh nhằm khai thác, phát huy tiềm năng sẵn có, giảm chi phí lưu thông.
Với chức năng hoạt động trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, thông qua các nghiệp vụ nhập khẩu xi măng trực tiếp, Công ty đã xây dựng được mối quan hệ bạn hàng với gần 100 Công ty nước ngoài, trong đó có nhiều bạn hàng được xây dựng thành mối quan hệ hợp tác lâu dài, phần lớn là những nhà cung cấp thiết bị, dịch vụ kỹ thuật thiết bị toàn bộ như: Polysius (Đức), FLSmith (Đan Mạch), FCB (Pháp)… Các nhà sản xuất thiết bị chuyên dùng cho khai thác vận chuyển nguyên liệu như Volvo (Thuỵ Điển), Sumitomo (Nhật), CICA (Anh)… Các nhà cung cấp thiết bị điện như Siemens (Đức), ABB (Thuỵ Sĩ)… Cung cấp thiết bị chuyên dùng Radex, Didier… Các công ty tài chính, ngân hàng quốc tế lớn như Nishowai (Nhật), Societe (Pháp).
Thông qua việc thực hiện chức năng XNK cho các công trình, đội ngũ cán bộ của Công ty đã trưởng thành nhanh chóng trong các mặt nghiệp vụ, tham gia lập hồ sơ mời thầu, xét chọn thầu quốc tế, tổ chức nhập khẩu những hợp đồng lớn về thiết bị đồng bộ… Phân tích đánh giá thảo luận và thực hiện hợp đồng tín dụng quốc tế với các Công ty tài chính, ngân hàng lớn trên thế giới.
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Công ty đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể:
-Công ty bảo toàn, phát triển vốn và tài sản, bổ sung tích luỹ thêm cho vốn hoạt động trên 20 tỷ đồng.
-Nộp ngân sách 220 tỷ đồng.
-Lợi nhuận tổng cộng trong hơn 10 năm qua đạt trên 90 tỷ
-Tổng kim ngạch XNK trong 10 năm đạt trên 500 triệu USD. Việc làm và thu nhập của cán bộ công nhân viên luôn ở thế ổn định, từ năm 1995 đến nay thu nhập bình quân luôn đạt 1,2 tr đ/người/tháng.
w Chức năng và nhiệm vụ
Công ty XNK xi măng có các ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau: Nhập khẩu xi măng, clinker, tấm lợp và thiết bị phụ tùng vật tư cho ngành sản xuất xi măng.
Theo quyết định của Bộ xây dựng, Công ty có 7 nhiệm vụ và quyền hạn chính như sau:
-Thực hiện chức năng kinh tế đối ngoại của Tổng công ty xi măng.
-Nghiên cứu, điều tra, tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch XNK hàng năm và dài hạn nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu thụ của đơn vị trong Tổng Công ty xi măng.
-Tìm hiểu xu hướng phát triển ngành xi măng của các nước trên thế giới, khả năng hợp tác đầu tư với nước ngoài, khả năng nhập khẩu vật tư, phụ tùng, thiết bị lẻ chuyên ngành và khả năng xuất nhập khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới.
-Thu thập và phổ biến thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường giá cả thên thế giới cho các đơn vị thành viên trong Tổng công ty để tiếp cận với thị trường thế giới.
-Chịu trách nhiệm quản lý tập trung quĩ ngoại tệ của toàn Tổng công ty để thanh toán và sử dụng có hiệu quả theo kế hoạch đã được cấp trên phê duyệt. Tuân thủ đúng các chế độ chính sách về quản lý kinh tế tài chính, XNK và các quy chế giao dịch đối ngoại của Bộ, Nhà nước quy định.
Công ty được vay vốn tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng Việt Nam và nước ngoài, được phép huy động vốn của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo hướng dẫn chung của Nhà nước để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, phát triển ngành trên nguyên tắc tự chịu trách nhiệm, trang trải vốn vay.
-Thực hiện các cam kết trong hợp tác quốc tế thông qua hợp đồng thương mại. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước.
-Công ty thực hiện các nghiệp vụ kinh tế đối ngoại và kinh doanh XNK trực tiếp các mặt hàng đã được Bộ Ngoại thương nay là Bộ Thương mại thoả thuận tại công văn số 1387/HĐBT-TCCB ngày 12/5/1988.
Được trực tiếp quan hệ với tổ chức kinh tế và thương nhân nước ngoài để ký kết các hợp đồng kinh tế, tiến hành các hợp đồng mua bán, hợp tác đầu tư. Được cử cán bộ tham gia hội thảo, hội chợ. Được trao đổi thông tin kinh tế kỹ thuật của các ngành công nghiệp xi măng theo các quy định hiện hành của Bộ, Nhà nước và Luật quốc tế.
w Mặt hàng kinh doanh
Là Công ty xuất nhập khẩu nhưng hoạt động kinh doanh chủ yếu là nhập khẩu
Vật tư như: giấy Kraft, hạt nhựa PP để sản xuất vỏ bao xi măng, gạch chịu lửa, vữa chịu lửa để xây lò sản xuất xi măng, thạch cao để pha cùng phụ gia và clinker thành xi măng, sợi amiang để sản xuất tấm lợp.
Thiết bị, phụ tùng như: các loại thiết bị lẻ chuyên dùng trong dây chuyền sản xuất xi măng, các loại xe máy mỏ chuyên dùng như ủi, xúc, xe trọng tải lớn (R32)… và các loại phụ tùng thay thế trong dây chuyền sản xuất.
Thiết bị toàn bộ cho cả một nhà máy mới công suất 1,2 đến 1,4 tr tấn/năm, chủ yếu phục vụ cho việc đầu tư và phát triển ngành xi măng hay một phần thiết bị toàn bộ để cải tạo môi trường hay nâng cấp công suất của các Công ty xi măng.
w Thị trường kinh doanh
Xuất phát từ những mặt hàng kinh doanh trên, ta thấy Công ty XNK xi măng là Công ty chuyên ngành hoạt động XNK xi măng trên qui mô lớn, tập trung chuyên môn hoá phục vụ cho toàn ngành xi măng về công tác đầu tư phát triển ngành với doanh số kim ngạch XNK lớn. Vì vậy, có thể nói địa bàn hoạt động của Công ty trải dài trên phạm vi cả nước.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Công ty xuất nhập khẩu xi măng tuy mới thành lập được trên 10 năm nhưng các qui chế về tổ chức quản lý, điều hành kinh doanh về mọi mặt đều được quán triệt xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ được giao theo chế độ quản lý và pháp luật hiện hành. Căn cứ vào:
+ Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công tác xuất nhập khẩu xi măng;
+ Phương án tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty;
+ Các yêu cầu quản lý của Nhà nước;
cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, bao gồm: Ban giám đốc (một Giám đốc và hai Phó giám đốc), 4 phòng ban nghiệp vụ, 2 chi nhánh (1 tại Hải Phòng, 1 tại thành phố Hồ Chí Minh) chuyên làm nhiệm vụ giao nhận hàng. Đặc điểm cơ bản của cơ cấu này là mối quan hệ giữa các thành viên trong công ty được thực hiện theo một đường thẳng. Người thừa hành chỉ nhận và thi hành mệnh lệnh của người phụ trách cấp trên trực tiếp. Người phụ trách chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của những người dưới quyền mình.
Ưu điểm của mô hình này là nó tăng cường trách nhiệm cá nhân, tránh được tình trạng người thừa hành phải thi hành những chỉ thị khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau của người phụ trách.
Tuy nhiên, kiểu cơ cấu này có nhược điểm: Mỗi thủ trưởng phải có kiến thức toàn diện, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Mặt khác, nó không tận dụng và phát huy năng lực của các chuyên gia có trình độ cao về từng chức năng quản trị.
Cơ cấu quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ban giám đốc
Phòng Tổng
hợp
Phòng Kế toán tài
chính
Phòng Vật tư
xi măng
Phòng Thiết bị phụ tùng
Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh TP HCM
Sơ đồ 1: Cơ cấu quản lý của Công ty
Chức năng của từng phòng ban:
Giám đốc Công t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status