Lợi nhuận và một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH Thương mại Minh Tuấn - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Lợi nhuận và một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH Thương mại Minh Tuấn



 
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Những vấn đề cơ bản về Lợi nhuận
1.1.1. Khái niệm về lợi nhuận 1
1.1.2. Các nguồn hình thành lợi nhuận 2
1.1.3. Vai trò của lợi nhuận 2
1.1.3.1. Đối với xã hội 2
1.1.3.2. Đối với Doanh nghiệp 2
1.1.3.3. Đối với người lao động 3
1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận doanh nghiệp 3
1.2.1. Phương pháp trực tiếp 3
1.2.2. Phương pháp xác định lợi nhuận qua các bước trung gian 5
1.3. Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận 6
1.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 6
1.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay 7
1.3.3. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh 7
1.3.4. Tỷ suất lợi nhuận ròng của vốn kinh doanh 8
1.3.5. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 8
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận 8
1.4.1. Các nhân tố khách quan 9
1.4.1.1. Quan hệ cung cầu về hàng hoá, dịch vụ 9
1.4.1.2. Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước 9
1.4.1.3. Sự biến động giá trị tiền tệ 10
1.4.2. Các nhân tố chủ quan 10
1.4.2.1. Khối lượng hàng hoá tiêu thụ làm tăng doanh thu 10
1.4.2.2. Giá bán sản phẩm 11
1.4.2.3. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh 11
1.4.2.4. Nhân tố con người 11
1.5. Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 12
1.5.1. Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp 12
1.5.2. Hạ giá thành sản phẩm 13
1.5.3. Tăng chỉ tiêu khối lượng sản phẩm 13
1.5.4. Quản lý chặt chẽ và tiết kiệm chi phí kinh doanh 13
1.5.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 14
1.5.6. Phân phối lợi nhuận hợp lý 14
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI MINH TUẤN.
2.1. Khái quát chung về Doanh nghiệp 14
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 14
2.1.1.1. Quá trình hình thành của Công ty TNHH Thương mại Minh Tuấn
2.1.1.2. Quá trình phát triển 15
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 16
2.1.3. Cơ cấu Tổ chức quản lý 17
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý 17
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 17
2.1.4. Đặc điểm Tổ chức công tác kế toán 18
2.1.4.1. Sơ đồ Kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ 18
2.1.4.2. Sơ đồ Bộ máy kế toán 19
2.1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 19
2.1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI MINH TUẤN
2.1.1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn 20
2.2.1.1. Cơ cấu tài sản của Công ty năm 2005 – 2006 (Bảng 1) 20
2.2.1.2. Cơ cấu Nguồn vốn của Công ty năm 2005 – 2006 (Bảng 2) 21
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2005 – 2006 (bảng 3) 22
2.2.3. Một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận qua các năm 25
CHƯƠNG 3
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI MINH TUẤN
3.1. Một số nhận xét đánh giá chung về kết quả kinh doanh của công ty.
3.1.1. Ưu điểm 26
3.1.2. Hạn chế, nguyên nhân 27
3.2. Một số biện pháp góp phần nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH Thương mại Minh Tuấn 27
Mở rộng thị trường và nâng cao thị phần tiêu thụ của sản phẩm





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


có môi trường hoạt động thích hợp, hiệu quả.
Chính sách tài chính, tín dụng, ngân hàng có tác động đến quyết định đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhà nước còn đưa ra các văn bản pháp quy quy định cụ thể về cơ chế quản lý tài chính, doanh thu, chi phí,.....
Nhờ các chính sách vĩ mô của Nhà nước đã tạo ra hành lang pháp lý giúp các doanh nghiệp hoạt động một cách lành mạnh và có hiệu quả hơn.
1.4.1.3. Sự biến động giá trị tiền tệ
Khi giá trị đồng tiền thay đổi do lạm pháp hay do tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ biến động tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu vào hay đầu ra của doanh nghiệp, đến giá cả thị trường. Do đó, sự biến động của giá trị đồng tiền sẽ tác động đến lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp.
1.4.2. Các nhân tố chủ quan
Trong lợi nhuận của doanh nghiệp, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do vậy việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận hoạt động kinh doanh có ý nghĩa to lớn giúp đề ra các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận.
1.4.2.1. Khối lượng hàng hoá tiêu thụ làm tăng doanh thu
Nếu các yếu tố khác không đổi thì khối lượng hàng hoá bán ra tăng lên sẽ làm cho doanh thu tăng lên kéo theo lợi nhuận tăng. Để tiêu thụ được hàng hoá doanh nghiệp phải lựa chọn được mặt hàng kinh doanh sao cho không những phù hợp với khả năng tài chính, nhân lực, công nghệ kỹ thuật của doanh nghiệp mà còn hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
1.4.2.2. Giá bán sản phẩm.
Giá bán sản phẩm vừa tác động đến khối lượng hàng bán, vừa tác động trực tiếp đến doanh thu. Theo quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu khi giá hàng hoá giảm thì khối lượng hàng hoá tiêu thụ tăng và ngược lại. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá bán hàng hoá tăng sẽ làm doanh thu tăng và ngược lại. Khi xác định các giá bán phải đảm bảo hai yêu cầu:
Giá bán phải được thị trường chấp nhận tức là người tiêu dùng chấp nhận mua hàng với giá đó. Đây là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, vì doanh nghiệp có tồn tại được hay không phụ thuộc vào việc tiêu thụ được hàng hoá.
Giá bán phải bù đắp được giá thành toàn bộ và đem lại được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy phải phấn đấu tiết kiệm chi phí giảm giá thành có ý nghĩa rất lớn đối với việc xác định giá bán và nâng cao lợi nhuận
1.4.2.3. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh
Để nâng cao hiệu quả kinh tế giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều ngành khác nhau, mỗi ngành hàng lại có nhiều mặt hàng cụ thể và giá bán khác nhau. Về kết cấu mặt hàng, nếu tỷ trọng mặt hàng có giá cao tiêu thụ được nhiều thì doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ tăng. Ngược lại, nếu tỷ trọng mặt hàng có giá thấp chiếm tỷ trọng cao thì doanh thu có thể giảm.
Vấn đề là phải điều tra thị trường để đưa ra mặt hàng hấp dẫn có giá để tăng doanh thu.
1.4.2.4. Nhân tố con người
Có thể nói con người luôn đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cũng như sự nhanh nhạy nắm bắt được cơ hội, xu thế kinh tế của người lãnh đạo trong cơ chế thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trình độ kỹ thuật, năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm trong lao động của cán bộ công nhân viên cũng đóng góp một vai trò rất quan trọng quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Với đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ cao thích ứng với yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất lao động, từ đó tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận.
1.5. Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp
1.5.1. Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp.
Vấn đề đặt ra trong xây dựng phương án kinh doanh phù hợp là phương án khả thi, phù hợp với tình hình thị trường, khai thác hết mọi tiềm năng thế mạnh của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thu về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Để đạt được các yêu cầu trên khi xây dựng phương án kinh doanh ta phải tiến hành theo trình tự sau:
Trước hết doanh nghiệp phải xác định vị trí của mình hiện nay trên thương trường. Doanh nghiệp phải xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, cũng như các thuận lợi và khó khăn của mình.
Doanh nghiệp phải xác định mối quan hệ của mình với người cung cấp, với khách hàng, xác định vị trí doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh.
Doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường, xem xét tìm hiểu xác định những nhu cầu chưa thoả mãn, nghiên cứu sự biến động của mức cầu và độ giãn của cầu với giá và ký kết với các hợp đồng kinh doanh có lợi.
Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ xác định được mặt hàng kinh doanh bao gồm số lượng, chất lượng, công dụng của mỗi loại mặt hàng và khả năng sinh lời của chúng. Doanh nghiệp phải xác định từng đối tượng phục vụ của từng mặt hàng, xác định khả năng cạnh tranh, khả năng đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường của hàng hoá.
Sau khi xác định được mặt hàng kinh doanh, doanh nghiệp phải xem xét khả năng về vốn, khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ hàng hóa,... từ đó doanh nghiệp phải lựa chọn mô hình tổ chức quản lý, xác định các rủi ro có thể xảy ra và biện pháp phòng ngừa, lập các kế hoạch chi tiết như: kế hoạch tài chính, nhân sự, tiêu thụ,.... để đưa phương án kinh doanh vào thực tiễn.
1.5.2. Hạ giá thành sản phẩm
Đây là biện pháp cơ bản làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu như giá bán và mức thuế xác định thì lợi nhuận của đơn vị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tăng hay giảm là do giá thành sản phẩm quyết định.
Việc hạ giá thành sản phẩm sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận.
1.5.3. Tăng chỉ tiêu khối lượng sản phẩm
Đây là phương pháp quan trọng để tăng thêm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu như các điều kiện khác không có gì thay đổi thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn tăng khối lượng hàng hóa bán ra các doanh nghiệp cần:
Đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng đến chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm.
Tổ chức tốt công tác tiêu thụ, thanh toán, tiếp thị và có chính sách đối với khách hàng hợp lý.
1.5.4. Quản lý chặt chẽ và tiết kiệm chi phí kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp, thị trường luôn đòi hỏi hoàn thiện về sản phẩm và giá thành. Do đó để tồn tại và phát triển doanh nghiệp không chỉ phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm mà phải tìm cách giảm chi phí bán bàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí nhân công,...Để làm được điều này doanh nghiệp cần:
Xây dựng và hoàn thiện định mức chi phí lưu thông.
Xây dựng kế hoạch chi phí lưu thông có căn cứ dựa trên cơ sở xây dựng và hoàn thiện đinh mức chi phí.
Xây dựng dự toán chi phí cho từng nội dung công việc trong thời gian nhất định.
Những giải pháp trên là chỗ dựa để quản lý chi phí và tìm ra mức chi phí hợp lý. Trong quá trình thực hiện về định mức ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status