Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp - pdf 27

Download miễn phí Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp



Phần I: những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. 1
I- Một số khái niệm cơ bản. 1
1 - chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 1
1.1 - Khái niệm: 1
1.2.1.Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung chi phí: 2
1.2.2.Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí: 2
1.2.3.Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm. 3
1.2.4.Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. 3
1.2.5. Phân loại CFSX theo nội dung cấu thành của chi phí. 3
2- giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm. 4
2.1- Khái niệm. 4
2.2- Phân loại. 4
3 - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 6
4 - Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 6
4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 6
4.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 7
4.3 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 8
5 - Sự cần thiết phải hạch toán CFSX và tính GTSP. 8
II - phương pháp hạch toán kế toán. 9
1- phương pháp Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 9
1.1- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 9
1.1.1.Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp . 9
1.1.2.Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 10
1.1.3.Kế toán tập hợp chi phí máy thi công. 11
1.1.4.Kế toán tập hợp và phân tích chi phí sản xuất chung . 12
1.1.5.Tổng hợp chi phí sản xuất : 14
1.2-kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 16
1.2.1.Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp . 16
1.2.2.Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 16
1.2.3.Kế toán tập hợp và phân tích chi phí sản xuất chung . 16
1.2.4.Tổng hợp chi phí sản xuất : 17
1.3. Các phương pháp xác định gía trị sản phẩm dở dang 17
2- phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất. 19
2.1. Kỳ tính giá thành. 19
2.2. Phương pháp tính giá thành. 19
Phần ii: tình hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cao su sao vàng hà nội. 23
i - tổng quan về công ty cao su sao vàng. 23
1. Sơ lược lịch sử ra đời và quá trình hình thành, phát triển. 23
2.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cao su sao vàng 24
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. 25
4. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 27
5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 30
6. Đặc điểm công tác kế toán. 31
6.1.Hình thức sổ kế toán mà công ty áp dụng. 31
6.2.Hệ thống tài khoản kế toán mà công ty sử dụng. 33
6.3.Hệ thống báo cáo tài chính của công ty. 34
6.4. Một số phần hành kế toán chủ yếu. 35
ii - thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất ở công ty cao su sao vàng. 40
1.Phân loại chi phí sản xuất . 40
2.Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 41
3.Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. 42
3.1- Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 42
3.2- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 44
3.3- Hạch toán chi phí sản xuất chung. 46
3.2-Xác định giá trị sản phẩm dở dang và tập hợp chi phí sản xuất. 53
3.2.1- Đánh giá sản phẩm dở dang: 53
3.2.2- Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. 54
iiI - thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm của công ty cao su sao vàng. 55
1. Đối tượng tính giá thành. 55
2. Kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành. 55
3. Phương pháp tính giá thành. 56
Phần III: Một số nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cao su Sao vàng hà nội. 58
I - Những Ưu đIểm trong công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cao su Sao Vàng HN. 58
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ám đốc đều có những quyền hạn riêng theo mảng phụ trách riêng nhưng chịu sự quản lý chung của Giám đốc.
Bí thư Đảng uỷ và văn phòng Đảng uỷ: Thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong công ty thông qua văn phòng Đảng uỷ.
Chủ tịch công đoàn và văn phòng công đoàn Công ty: Có trách nhiệm cùng Giám đốc quản lý lao động trong công ty thông qua văn phòng Công đoàn.
Các phòng ban chức năng: Được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, đứng đầu là các trưởng phòng và các phó trưởng phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban Giám đốc, đồng thời cũng có vai trò giúp Giám đốc chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt. Bao gồm:
- Phòng kỹ thuật cơ năng: chịu trách nhiệm toàn bộ về cơ khí năng lượng, động lực và an toàn trong công ty.
- Phòng kỹ thuật cao su: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật, công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su, nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới theo yêu cầu của thị trường.
- Phòng kiểm tra chất lượng (KCS): Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các mẻ luyện, kiểm tra chất lượng các sản phẩm nhập kho.
- Phòng xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các biện pháp, các đề án đầu tư xây dựng theo chiều rộng, chiều sâu, theo kế hoạch đã định, trình các dự án khả thi về kế hoạch xây dựng, phụ trách xây dựng cơ bản.
- Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức quản lý nhân sự, lập kế hoạch tiền lương, tiền thưởng và thực hiện quyết toán hàng năm, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, tuyển dụng, đào tạo, nâng bậc cho người lao động, tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng, kỷ luật và công tác.
- Phòng an toàn điều độ: Đôn đốc, quan sát tiến độ sản xuất kinh doanh, điều tiết sản xuất có số lượng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để công ty có phương án kịp thời.
- Phòng quân sự bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ tài sản, vật tư hàng hoá cũng như con người trong công ty, phòng chống cháy nổ, xây dựng và huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ hàng năm.
- Phòng kế hoạch vật tư: Lập trình duyệt kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng năm mua sắm vật tư, thiết bị cho sản xuất kinh doanh.
- Phòng tiếp thị bán hàng: Làm nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm và làm công tác tiếp thị, quảng cáo.
- Phòng tài chính kế toán: Giải quyết toàn bộ các vấn đề về hạch toán tài chính, tiền tệ, lập kế hoạch tài chính và quyết toán tài chính hàng năm.
- Phòng đối ngoại xuất nhập khẩu: Nhập khẩu vật tư, hàng hoá cần thiết mà trong nước chưa sản xuất được hay sản xuất được nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu, xuất khẩu sản phẩm công ty.
- Phòng đời sống: Khám chữa bệnh cho công nhân viên, thực hiện kế hoạch phòng dịch, sơ cấp các trường hợp tai nạn, bệnh nghề nghiệp.
4. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
a. Đặc điểm sản phẩm và qui trình công nghệ sản xuất của Công ty Cao su Sao Vàng.
Công ty Cao su Sao Vàng là công ty chuyên sản xuất các sản phẩm chế tạo từ cao su. Các sản phẩm của công ty đa dạng, phong phú cả về chủng loại cũng như về hình thức phục vụ cho đối tượng tiêu dùng từ nông nghiệp, công nghiệp đến quốc phòng...
Một số sản phẩm chủ yếu là lốp xe đạp, xe máy, ô tô, băng tải...trong đó mặt hàng lốp xe đạp là mặt hàng truyền thống của công ty hiện nay đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường.
Một chiếc lốp thành phẩm đạt yêu cầu phải đảm bảo đầy đủ các thông số kỹ thuật qua từng quá trình sản xuất, đồng thời phải qua kiểm tra kỹ lưỡng. Những sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn mới được nhập kho.
Trong khuôn khổ có hạn của bài viết em xin phép trình bày cấu tạo của một chiếc lốp xe đạp, bao gồm ba bộ phận chính:
- Mặt lốp: Là hỗn hợp cao su ở phía ngoài có tác dụng bảo vệ không bị ăn mòn bởi các hoá chất thông thường, có chức năng chịu mài mòn tiếp xúc tốt với mặt đường.
- Lớp vải: Làm bằng vải mành Nilon tráng cao su là khung cốt chịu lực của lốp.
- Vành tanh: Làm bằng tanh thép 0,78mm, ngoài bọc vải cao su có tác dụng định vị lốp trên vành xe
**Quy trình công nghệ sản xuất lốp xe đạp được thển hiện ở sơ đồ “Dây chuyền công nghệ sản xuất lốp xe đạp”(xem phụ lục 2).
Các bước sản xuất:
- Nguyên vật liệu: Cao su sống, các hoá chất vải mành, dây thép tanh.
Cao su sống đem cắt nhỏ sấy tự nhiên rồi đem sơ luyện đạt đúng yêu cầu kỹ thuật để giảm tính đàn hồi, tăng độ dẻo phục vụ cho những quá trình sản xuất sau.
- Phối liệu: Sau khi cao su đã được sơ luyện sẽ được trộn với hoá chất đã được sàng sẩy thành phối liệu đem sang công đoạn hỗn luyện.
- Hỗn luyện: Cao su và hoá chất sau khi được trộn đem hỗn luyện nhằm mục đích phân tán đều các chất pha chế vào cao su sống. Trong giai đoạn này mẫu được đem ra thí nghiệm nhanh đánh giá chất lượng mẻ luyện.
- Nhiệt luyện: Mục đích nâng cao nhiệt độ và độ dẻo, độ đồng nhất của phối liệu sau khi đã được sơ hỗn luyện.
- Cán hình mặt lốp: Cán hỗn hợp cao su thành băng dài có hình dáng kích thước của bán thành phẩm mặt lốp xe.
- Vành tanh: Dây thép tanh sau khi được đảo tanh và cắt theo chiều dài được thiết kế từ trước sau đó được ren răng hai đầu, lồng ống nối dập chắc lại rồi mang cắt bavia thành vành tanh và đem sang khâu thành hình lốp xe đạp.
- Vải mành: Được sấy, cắt tráng vào bề mặt của cao su đã được luyện theo trình tự trên rồi xé thành những băng vải theo kích thước thiết kế, cắt theo cuộn vào ống sắt bước vào quá trình hình thành lốp.
- Thành hình và định hình lốp: Các bán thành phẩm và vải mành dây tanh cao su hoá chất đã trải qua quá trình trên sẽ được thực hiện trên máy thành hình băng vải mành được cuốn vòng quanh hai vòng tanh với khoảng cách, góc độ nhất định treo lên giá và đưa sang công đoạn lưu hoá lốp. Các hoá chất sau khi đã tinh luyện được chế tạo cốt hơi nhằm phục vụ cho khâu lưu hoá cốt hơi gồm các công đoạn chính là cao su đã được nhiệt luyện lấy ra thành hình cốt hơi rồi đem lưu hoá thành hình cốt hơi.
- Lưu hoá lốp: Là quá trình quan trọng trong quá trình sản xuất sau khi được lưu hoá cao su phục hồi lại một số tính chất cơ lý của mình.
Kiểm tra và đóng gói nhập kho: Lốp xe sau khi lưu hoá sẽ được mang ra đánh giá chất lượng mới được nhập kho.
b.Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất như trên đòi hỏi phải có cơ cấu tổ chức sản xuất tốt. Sau nhiều năm hoạt động, rút ra nhiều kinh nghiệm, đến nay Công ty đã có một cơ cấu tổ chức sản xuất khá hoàn chỉnh.
*Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua “Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cao Su Sao Vàng” (xem phụ lục 3)
*Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Quá trình sản xuất các sản phẩm của công ty Cao Su Sao Vàng được tổ chức thực hiện ở 4 xí nghiệp sản xuất chính, chi nhánh cao su Thái Bình, Nhà máy Pin - Cao su Xuân Hoà, Nhà máy cao su Nghệ An và một số xí nghiệp phụ trợ. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể là:
- Xí nghiệp cao su số 1: Sản xuất chủ yếu là săm lốp xe máy.
- Xí nghiệp cao su số 2: Chuyên sản xuất lốp x...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status