Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty dệt 8/3 - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty dệt 8/3



 
A. LỜI MỞ ĐẦU 1
B. PHẦN NỘI DUNG 2
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC
HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 2
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 2
1. Đặc điểm, vai trò, vị trí của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. 2
2- Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu. 3
3. Nhiệm vụ của kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất. 4
II. PHÂN LOẠI VÀ TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU. 5
1. Phân loại nguyên vật liệu. 5
2. Đánh giá nguyên vật liệu 6
III. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU 8
1. Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. 8
2. Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 10
IV. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 11
PHẦN II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY VÀ HOÀN THIỀN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT 8/3 12
I. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG. 12
1. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây. 12
2. Thực tế công tác hạch toán nguyên vật liệu tại công ty dệt 8/3. 13
3. Hạch toán tổng hợp vật liệu tại công ty dệt mùng 8/3. 14
4. Công tác kiểm kê vật liẹu tại công ty dệt 8/3. 15
5. Tổ chức hạch toán vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt 8/3. 15
II. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT 8/3. 17
1. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán vật liệu
của công ty dệt 8/3. 17
2. Một số kiến nghị đối với phòng kế toán. 17
3. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt 8/3. 19
C. PHẦN KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


và chức năng lý, hoá học. Để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết với từng loại, từng vật liệu phục vụ cho nhu cầu quản trị, doanh nghiệp cần thiết phảI tiến hành theo nhưng tiêu thức phù hợp.
Trước hết căn cứ vào vị trí, tác dụng của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất. Có thể phân thành các loại sau:
Nguyên vật liệu chính ( bao gồm cả nửa thành phần mua ngoài ) là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm như sắt, thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy, cơ khí, xây dựng cơ bản và trong các xí nghiệp may... Đối với bán thành phẩm mua ngoàI với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất sản phẩm. Ví dụ như sợi mua ngoàI trong các doanh ngiệp dệt cũng được coi là nguyên vật liệu chính.
Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất có kết hợp nguyên vật liệu chính làm thay đổi hình dáng màu sắc bên ngoàI sản phẩm, làm tăng thêm chất lượng sản phẩm, kích thích thị hiếu người tiêu dùng hay làm cho quá trình sản xuất được tién hành một cách thuận lợi.
Nhiên liệu: là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra nhiệt lượng phục vụ cho quá sản xuất như than, củi, xăng dầu...
Phụ tùng thay thế: là những bộ phận chi tiết máy móc, thiết bị doanh nghiệp mua về nhằm mục đích phục vụ sửa chữa tài sản cố định.
Vật liệu xây dựng và thiết bị: là những vật liệu doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích phục vụ cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
Phế liệu và các loại vật liệu khác: là những loại vật liệu thu hồi được trong quá trình sản xuất do sản phẩm hỏng hay do các nguyên nhân khác.
Việc phân chia này giúp cho doanh nghiệp tổ chức các tài khoản chi tiết, dễ dàng hơn trong việc quản lý, hạch toán vật liệu. Ngoài ra còn giúp cho doanh nghiệp nhân biết rõ nội dung kinh tế và vai trò chức năng của từng loạI vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó đề ra biện pháp thích hợp trong việc tổ chức quản lý và sử dụng coa hiệu quả các loại vật liệu.
Ngoài phân loại trên ta còn có:
*Phân loạI theo nguồn hình thành gồm:
Nguyên vật liệu mua vào
Nguyên vật liệu do các doanh nghiệp tự sản xuất
Nguyên vật liệu được cấp ( trong trường hợp doanh nghiệp được cấp bổ xung vốn bằng nguyên liệu)
Nguyên vật liệu được viện trợ không hoàn lại
Nguyên vật liệu dôi thừa, phát hiện trong kiểm kê
Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh
*Phân loại theo quyền sở hữu gồm:
Nguyên vật liệu tự có
Nguyên vật liệu bên ngoài: gồm các loại nguyên vật liệu nhận gia công chế biến hay nhận giữ hộ.
Tuy nhiên hai cách phân loại này không thuận tiện cho việc tổ chức tàI khoản hạch toán và theo dõi chi tiết nguyên vật liệu, gây khó khăn cho việc tính giá thành. Chính vì thế cách phân loại theo công dụng kinh tế là ưu việt hơn cả.
2. Đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá vật liệu là xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định. Theo quy định hiện hành, kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu phảI phản ánh theo giá trị thực tế có nghĩa là khi nhập kho phải tính toán và phản ánh theo giá trị thực tế. Khi xuất kho cũng phải xác định giá thực tế xuất kho theo đúng phương pháp quy định tức là theo nguyên tắc chung nhập giá nào xuất giá đó. Giá thực tế của nguyên vật liệu được xác định tuỳ theo nguồn nhập và mục đích sử dụng.
2.1. Giá thực tế nhập kho.
Trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu được nhập từ nhiều nguồn nhập mà giá thực tế của chúng trong từng trường hợp được xác định cụ thể như:
Đối với vật liệu mua ngoài thì trị giá vốn thực tế nhập kho là giá ghi trên hoá đơn( bao gồm cả các khoản thuế nhập khẩu, thuế khác nếu có) cộng với các chi phí mua thực tế( bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, chi phí thuê kho, thuê bãI, tiền phạt, tiền bồi thường...) trừ các khoản chiết khấu, giảm giá (nếu có). Nếu chi phí thu mua có liên quan đến nhiều loại vật liệu thì phải phân bổ cho từng thứ theo tiêu thức nhất định: trọng lượng, giá trị...
Đối với vật liệu do doanh nghiệp tự gia công, chế biến, trị giá vốn thực tế nhập kho là giá vật liệu xuất gia công chế biến cộng các chi phí gia công chế biến.
Đối với vật liệu thuê ngoài gia công ché biến, thì trị giá vốn thực tế nhập kho là giá thực tế của vật liệu xuất thuê ngoài gia công, chế biến cộng các chi phí vận chuyển bốc dỡ đến nơi thuê chế biến và từ nơi đó về doanh nghiệp cộng số tiền phải trả cho người nhận gia công chế biến.
Giá thực tế vật liệu góp liên doanh là giá vốn do các bên tham gia liên doanh thống nhất đánh giá.
Giá thực tế vật liệu thu được tù phế liệu thu hồi được đánh giá theo giá thực tế có thể sử dụng, có thể tiêu thụ hay giá ước tính.
2.2. Giá thực tế xuất kho.
Nguyên vật liệu được thu mua nhập kho thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau do vậy giá thực té của từng lần, đợt nhập kho không hoàn toàn giống nhau. Vì thế khi xuất kho, kế toán phải tính toán chính xác được đánh giá được thực tế xuất kho cho các nhu cầu đối tượng sử dụng khác nhau. Khi tính trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho có thể tính theo các cách sau:
* Tính theo giá thực tế tồn đầu kỳ
Giá thực tế vật = Số lượng xuất * đơn giá thực tế tồn
liệu xuất dùng kho đầu kỳ
* Phương pháp đơn giá mua bình quân
Giá thực tế vật liệu = Số lượng vật * giá đơn vị
xuất dùng liệu xuất dùng bình quân
Trong đó:
Giá đơn vị bình quân = giá tt vật liệu đầu kỳ + giá tt nhập trong kỳ và kỳ dt
cả kỳ dự trữ lượng tt vật liệu tồn đầu kỳ và lượng nhập trong kỳ
Phương pháp giá đơn vị bình quân với kỳ dự trữ tuy đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao trong kỳ. Hơn nữa công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng tới công tác quyết toán nói chung.
Giá đơn vị bình = giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ( hay cuối kỳ trước)
quâncuối kỳ trước Lượng vật liệu tồn đầu kỳ ( hay cuối kỳ trước)
Phương pháp này mặc dù khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động vật liệu trong kỳ. Tuy nhiên không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá cả vật liệu kỳ này.
Giá đơn vị bình quân = giá tt vật liệu tồn trước khi nhập + giá tt số nhập
sau mỗi lần nhập lượng vật liệu tồn trước khi nhập + lượng nhập
Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên vừa chính xác vừa cập nhật, nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần.
* Phương pháp nhập trước, xuất trước:
Theo phương pháp này, giả thiết rằng số vật liệu nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Nói cách khác, cơ sổ của phương pháp này là giá thực tế của vật liệu mua trước sẽ được dùng làm giá để tính giá vật liệu xuất trước và giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào sau cùng. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hay có xu hướng giảm.
*Phương pháp nhập sau xuất trước:
Phương pháp này giả định những vật liệu ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status