Một số giải pháp thúc đẩy cổ phần hoá ở Công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp thúc đẩy cổ phần hoá ở Công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang



Mục lục 1
Lời nói đầu 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NÔNG NGHIỆP 7
1. Vị trí, vai trò của kinh tế Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp 7
1.1. Khái niệm kinh tế Nhà nước trong nông nghiệp 8
1.2. Vị trí, vai trò của kinh tế Nhà nước trong nông nghiệp 8
2. Nhận thức cơ bản về cổ phần hoá và Công ty cổ phần 10
2.1. Khái niệm cổ phần hoá 10
2.2. Khái niệm về Công ty cổ phần 11
3. Những đặc điểm cơ bản của cổ phần hoá trong nông nghiệp 11
3.1. Trong các doanh nghiệp nông nghiệp giá trị của đất đai chiếm một tỷ trọng lớn trong giá trị doanh nghiệp 12
3.2. Nông nghiệp từ lâu nay vẫn được coi là ngành sản xuất kinh doanh kém hiệu quả đời sống của cán bộ công nhân còn gặp nhiều khó khăn 12
3.3. Trong nông nghiệp có một phần tài sản cố định có nguồn gốc sinh học 13
4. Sự cần thiết cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp 13
4.1. CPH cho phép huy động tối đa nguồn vốn từ các tổ chức trong và ngoài nước để phát triển kinh tế 16
4.2. CPH để đổi mới công nghệ nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp 17
4.3. Nâng cao tiềm lực kinh tế Nhà nước 17
4.4. Do yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp 18
4.5. Tạo động lực mới trong quản lí doanh nghiệp 18
5. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá và quá trình thực hiện 19
5.1. Những chủ trương chính sách 19
5.2. Kết quả sau hơn 10 năm thực hiện 29
6. Kinh nghiệm cổ phần hoá ở một số nước trên thế giới 35
6.1. CPH ở Trung Quốc 35
6.2. CPH ở các nước ASEAN 37
6.3. Những kinh nghiệm quốc tế về CPH có thể áp dụng trong việc thực hiện CPH DNNN chế biến thực phẩm xuất khẩu 38
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ Ở CÔNG TY THỰC PHẨM XUẤT KHẨU BẮC GIANG 40
I. Chủ trương của Tỉnh về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 40
1. Mục tiêu của tỉnh Bắc Giang về sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Tỉnh quản lý 40
2. Những biện pháp thực hiện 41
II. Quá trình thực hiện cổ phần hoá ở Công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang 43
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 43
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 43
1.2. Bộ máy tổ chức 44
1.3. Hoạt động chính của Công ty hiện nay 44
1.4. Nguồn lực hiện tại của Công ty 45
1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 47
2. Những đặc điểm kinh tế kĩ thuật của Công ty có ảnh hưởng đến tiến trình CPH 47
2.1. Vị trí địa lí của Công ty 47
2.2. Đặc điểm về lao động 48
2.3. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh 49
2.4. Đặc điểm về bộ máy quản lí 50
3. Thực trạng quá trình thực hiện cổ phần hoá ở Công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang 50
3.1. Sự cần thiết phải tiến hành CPH ở Công ty TP XK Bắc Giang 50
3.2.Quá trình thực hiện CPH 54
3.3.Những kết quả đạt được, những vướng mắc và những vấn đề đặt ra khi thực hiện CPH 55
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CỔ PHẦN HOÁ Ở CÔNG TY THỰC PHẨM XUẤT KHẨU BẮC GIANG 69
I. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu cổ phần hoá của Công ty 69
1. Quan điểm của Công ty 69
2. Phương hướng và mục tiêu cổ phần hoá của Công ty 69
2.1. Phương hướng CPH của Công ty 69
2.2. Mục tiêu CPH của Công ty 70
II. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy cổ phần hoá ở Công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang 70
1. Nâng cao nhận thức tư tưởng cho cán bộ công nhân viên trong Công ty 70
2. Lành mạnh hoá vấn đề tài chính của Công ty trước khi cổ phần hoá 72
2.1. Công khai hoá những vấn đề tài chính 72
2.2. Cơ cấu lại nợ của doanh nghiệp 73
2.3. Tiến hành thị trường hoá các khoản nợ 75
3. Xác định đúng giá trị doanh nghiệp 75
4. Giải quyết vấn đề lợi ích cho người lao động 78
5.Tổ chức thực hiện đúng quy trình cổ phần hoá theo các văn bản hiện hành 80
6. Hoàn thiện cơ chế chính sách 80
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


o vậy mà hầu hết các mục tiêu CPH Singapore đề ra đã đạt được.
Malaisia đã thay đổi các chính sách kinh tế theo đó lấy cải cách khu vực kinh tế Nhà nước làm trọng tâm. Chuyển khoảng 20% số DNNN hiện có sang CTCP hay công ty trách nhiệm hữu hạn nhằm cơ cấu lại DNNN theo hướng hoạt động có hiệu quả, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, hạ mức nợ của Chính phủ. Tháng 5/1995 Malaisia đã CPH thành công 120 DNNN trong đó có những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực then chốt như: hàng không, điện lực, bưu chính viễn thông Malaisia đã chấp nhận xoá bỏ một phần sở hữu Nhà nước theo quan niệm DNNN trong một số ngành thuộc hạ tầng cơ sở hay dịch vụ trước đây tư nhân không đầu tư nên Nhà nước phải chịu trách nhiệm. Còn bây giờ khu vực kinh tế tư nhân đã đủ sức vươn tới những lĩnh vực này thì nên thu hẹp phần DNNN không chỉ các xí nghiệp làm ăn thua lỗ mà còn cả những xí nghiệp làm ăn có lãi.
Qua kinh nghiệm của các nước ta thấy CPH không bao giờ dễ dàng song nhiều nước đã thành công. Điều kiện của chúng ta hiện nay là tương đối thuận lợi, vì vậy phải tranh thủ đẩy mạnh CPH, phải mạnh dạn trong suy nghĩ và hành động và có quyết tâm cao thì mới đạt được kết quả như ý muốn.
6.3. Những kinh nghiệm quốc tế về cổ phần hoá có thể áp dụng trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chế biến thực phẩm xuất khẩu
Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu là cơ sở hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp. Nó góp phần nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Thực tế hiện nay là ngành chế biến thực phẩm xuất khẩu của ta còn rất yếu kém. Muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thì phải nâng cao được năng lực của các nhà máy chế biến, CPH có lẽ là giải pháp tốt nhất hiện nay dành cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu. Trong điều kiện nước ta hiện nay khi thị trường chứng khoán chưa phát triển, khu vực kinh tế Nhà nước trong nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn thì nên học tập kinh nghiệm CPH ở các nước có điều kiện tương đồng. Tuy nhiên sự vận dụng kinh nghiệm này cũng cần chú ý đến tính đặc thù của mỗi nước để sàng lọc và thử nghiệm kĩ càng trong điều kiện nước ta. Xuất phát từ điều kiện thực tế hiện nay của các DNNN trong lĩnh vực chế biến thực phẩm xuất khẩu và kinh nghiệm CPH của các nước trên thế giới cho chúng ta những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng được.
+ CPH những DNNN trong lĩnh vực chế biến thực phẩm xuất khẩu phải nằm trong chương trình tổng thể về sắp xếp và đổi mới hoạt động của các DNNN.
+ CPH những doanh nghiệp có quy mô nhỏ trước quy mô vừa và lớn sau.
+ Điểm mấu chốt của thành công trong CPH các doanh nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu là phải có sự tham gia của cán bộ quản lí doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở để thu hút thêm các nhà đầu tư mới.
+ Nhà nước không nhất thiết phải nắm cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu.
+ Không CPH những doanh nghiệp có công nợ quá lớn mà nên áp dụng hình thức phá sản
+ CPH phải tạo ra được mối quan hệ mật thiết giữa CTCP, người lao động và người cung ứng nguyên liệu.
+ Sau CPH Chính phủ không nên can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp mà cần tạo điều kiện cho nhà quản lí có đủ quyền tự chủ trong việc ra quyết định và vận hành doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương II
Thực trạng quá trình thực hiện CPH ở Công ty THựC PHẩM xuất khẩu Bắc Giang
I. Chủ trương của tỉnh Bắc Giang về CPH DNNN
Bắc Giang là tỉnh miền núi phía Bắc cách không xa các trung tâm công nghiệp và đô thị lớn của tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Với tổng diện tích tự nhiên 3816,7 km2 bao gồm 3 vùng địa lí là miền núi, trung du và đồng bằng. Với những đặc thù khác nhau cùng nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản và cảnh quan du lịch đa dạng. Bên cạnh đó Bắc Giang còn có hệ thống điện, thông tin liên lạc và mạng lưới giao thông rộng khắp đặc biệt là quốc lộ 1A chạy qua nối liền Bắc Giang với các Tỉnh bạn và khu công nghiệp Đình Trám. Những nhân tố này tạo nên sự đa dạng phong phú và là tiền đề quan trọng cho sự phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Giang. Tính đến hết năm 1999 Bắc Giang có 54 DNNN do tỉnh quản lí và 12 doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn. Vốn bình quân của các DNNN là 1,2 tỉ đồng, số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và hoà vốn chiếm trên 50%, số doanh nghiệp làm ăn có lãi chỉ chiếm khoảng 20% số còn lại lúc lỗ, lúc lãi. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN Bắc Giang đã thực hiện sắp xếp và đổi mới hoạt động của các DNNN trong đó CPH là giải pháp trung tâm.
1. Mục tiêu của tỉnh Bắc Giang về sắp xếp và đổi mới DNNN trên địa bàn Tỉnh quản lí
+ Tỉnh chủ trương giao khoán bán cho thuê, giải thể, phá sản và CPH toàn bộ số DNNN do Tỉnh quản lí hiện nay.
+ Trong quá đổi mới và sắp xếp thì hướng ưu tiên là CPH vì xét thấy đây là phương pháp có nhiều ưu điểm hơn cả. Thứ nhất là vẫn giữ được doanh nghiệp, thứ hai là đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, thứ ba không gây những xáo trộn lớn về kinh tế xã hội.
+ Đổi mới DNNN để đưa công nghiệp Bắc Giang trở thành đầu tầu kinh tế thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề khác đặc biệt là sự phát triển của nông nghiệp nông thôn.
+ Đổi mới DNNN để nâng cao hiệu quả kinh tế phát huy hết tiềm năng lợi thế của Tỉnh để phát triển kinh tế xã hội.
2. Những biện pháp thực hiện
Thứ nhất, Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể để chỉ đạo công tác CPH. Các văn bản được ban hành nhằm mục đích làm cho các cấp các ngành, từ cán bộ lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên phải thực sự nắm bắt được và có sự chuyển biến về nhận thức trong việc xác định ý nghĩa, vị trí vai trò của kinh tế Nhà nước và sự cần thiết khách quan phải CPH DNNN. Tỉnh chủ trương đẩy mạnh việc sắp xếp đổi mới DNNN bằng cách tháo gỡ khó khăn, tổ chức tuyền truyền giáo dục chủ trương CPH, Tỉnh cũng áp dụng các biện pháp mạnh đối với những doanh nghiệp có đủ điều kiện mà cố ý kéo dài không thực hiện CPH theo chủ trương của Tỉnh. Nhưng cũng không nóng vội chủ quan duy ý chí mà CPH gượng ép bắt buộc để tránh hậu quả sau này.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tổ chức tuyên truyền học tập chủ trương chính sách CPH của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh. Vận động khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện chuyển thành CTCP. Các phương tiện thông tin đại chúng của Tỉnh như đài phát thanh và truyền hình, báo mở nhiều chuyên mục bám sát các chủ trương chính sách CPH để tuyên truyền giải thích cho mọi đối tượng. Ban quản lí đổi mới doanh nghiệp của Tỉnh thường xuyên phối hợp với các cơ sở để đến từng doanh nghiệp giải thích về cơ chế chính sách, giới thiệu điển hình về các doanh nghiệp đã CPH thành công mang lại hiệu quả cho cả người lao động và doanh nghiệp.
Thứ ba, công tác xây dựng phương án, tổ chức thực hiện phương án sắp xếp và đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status