Biện pháp tiết kiệm các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp - pdf 27

Download miễn phí Biện pháp tiết kiệm các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp



Các biện pháp quảng cáo, khuyếch trương bán hàng và các dịch vụ sau bán là các hoạt động nhằm làm tăng khối lượng sản phẩm bán ra từ đó làm tăng doanh thu, lợi nhuận. Cơ chế thị trường càng phát triển thì các biện pháp nhằm khuếch trương thanh thế của mình càng có vai trò quan trọng. Hiện nay công việc quảng cáo và xúc tiến bán hàng của công ty chỉ dừng lại ở trên các tạp chí chuyên ngành dệt may, tham gia các hội chợ triển lãm hàng công nghiệp, tài trợ cho các chương trình thể thao trong ngành, quảng cáo sản phẩm và giới thiệu hình ảnh trên trang Web. Vì thế công ty có thể tiến hành một số giải pháp sau :
- Công ty cần tích cực duy trì và đầu tư mạnh hơn nữa vào quảng cáo các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh bằng nhiều hình thức tuyên truyền quảng cáo thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng hay qua đường bưu điện mang thông tin tới tận tay khách hàng.
- Công ty nên duy trì việc tham gia hội chợ triển lãm vì đây là cơ hội giúp công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


u khó khăn cả về cơ sở vật chất lẫn trình độ sản xuất. Sản phẩm của xí nghiệp là chăn chiên được sản xuát từ phế liệu là bông đay và sợi rối của nhà máy dệt Nam Định. Sau khi sơ tán lên Hà Nội xí nghiệp đã phải mua phế liệu của các nhà máy khác tại đây như Dệt 8/3, Dệt Kim Đông Xuân... để tiếp tục sản xuất. Nhưng do công nghệ thủ công và máy móc thiết bị lạc hậu, nguyên liệu để sản xuất thì tạp nham, nhiều nguồn lại cung cấp không đều đặn nên sản phẩm đạt chất lượng thấp và giá thành cao. Chính vì vậy, trong suốt thời gian đầu mới thành lập xí nghiệp bị thua lỗ liên miên và Nhà nước phải bù lỗ.
Năm 1970 xí nghiệp lắp đặt dây chuyền sản xuất vải mành từ sợi bông do Trung Quốc giúp xây dựng để cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy Cao su Sao Vàng làm lốp xe đạp.
Năm 1973 xí nghiệp đã trả lại dây chuyền dệt chăn cho Nhà máy dệt Nam Định và nhận nhiệm vụ lắp đặt dây chuyền sản xuất vải bạt song song với đây chuyền sản xuất vải mành, từ đó sản xuất kinh doanh dần đi vào thế ổn định. Đến tháng 10/1973 nhà máy đổi tên thành Nhà máy Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội với các nhiệm vụ chủ yếu là dệt các loại vải dùng trong công nghiệp như vải mành, vải bạt, sợi xe - là nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân cụ thể : vải mành dùng để sản xuất lốp xe đạp, xe máy, ôtô, vải bạt dùng để làm giầy, băng tải sợi xe dùng làm chỉ may công nghiệp.
Từ năm 1974 đến năm 1986 trong cơ chế bao cấp, sản xuất theo định mức kế hoạch của Nhà nước, công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch và có xu thế năm sau cao hơn năm trước.
Năm 1986 Đảng và Nhà nước đã thực hiện chính sách chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng và quản lý vĩ mô của Nhà nước tiến lên chủ nghĩa Xã hội. Năm 1987 quyết định 217/HĐBT ra đời nhằm xoá bỏ cơ chế quản lý bao cấp, cởi trói cho các xí nghiệp đi vào cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhưng mãi đế tận năm 1989 quyết định này mới thực sự đi vào các doanh nghiệp. Từ năm 1989 chuyển sang cơ chế sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường công ty mất độc quyền nên buộc phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong và ngoài nước. Chính cơ chế thị trường đã buộc công ty phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đứng vững trong cạnh tranh. Sự thay đổi cơ bản của cơ chế quản lý đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quyền tự chủ về nhiều mặt như tự chọn người cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào, mở rộng phát triển thị trường theo hướng cạnh tranh, phát triển và bảo toàn vốn Nhà nước giao.
Để thuận tiện cho việc giao dịch nước ngoài trong nền kinh tế mở cửa của nước ta và mở rộng chức năng kinh doanh của tổ chức ngành kinh tế kỹ thuật, ngày 22/3/1993 Bộ Công nghiệp quyết định đổi liên hiệp xí nghiệp dệt thành Tổng công ty Dệt may Việt Nam. Nhằm thực hiện quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 về việc thành lập tập đoàn kinh doanh, ngày 23/8/1994 Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập Tổng công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex). Trong tổng công ty bao gồm các thành viên là các doanh nghiệp hạch toán độc lập, doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp. Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội là một thành viên của Tổng công ty và được Bộ công nghiệp cấp giấy phép thành lập số 100151 từ ngày 23/8/1994.
Qua 38 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã phát triển lớn mạnh cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ sản xuất cũng như trình độ quản lý. Công ty đã từng bước đi lên, đã tự đứng vững trên chính đôi chân của mình từ khi chuyển sang sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường không cần sự hỗ trợ của Nhà nước như trong cơ chế quản lý bao cấp. Với đội ngũ cán bộ công nhân đầy đủ phẩm chất chính trị chuyên môn và lòng hăng say, công ty đang có sự vươn lên khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường, sản phẩm của công ty đã được các khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Chất lượng sản phẩm được đánh giá bằng các huy chương vàng, bạc tại các hội chợ triển lãm công nghiệp như :
Vải mành cotton được cấp giấy phép chứng nhận chất lượng số 1 trên toàn quốc.
Vải bạt 3x3 ; 3x4 được tặng huy chương vàng trong hội chợ triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật Việt Nam .
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua có xu hướng đi lên. Công ty đã duy trì tốc độ phát triển tạo đủ công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty, phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị.
Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Qua nhiều năm vật lộn với khó khăn của nền kinh tế thị trường đến nay công ty đã lớn mạnh cả về cơ sở vật chất lẫn trình độ sản xuất và quản lý. Là một doanh nghiệp thuộc loại vừa nhưng công ty là doanh nghiệp duy nhất trong cả nước được giao nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại vải vừa và nặng dùng trong công nghiệp. Vì vậy mà bước đầu công ty đã gặp không ít khó khăn trong việc thiết lập các quy trình công nghệ, chỉ tiêu và định mức sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất của mình mà còn phù hợp với yêu cầu quy định của cấp trên cũng như yêu cầu của khách hàng. Khi mới thành lập doanh nghiệp ít có sự học hỏi trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị khác vì không có sản phẩm tương tự trên thị trường. Trong điều kiện như vậy, công ty vừa sản xuất, vừa tổ chức sắp xếp lao động cho hợp lý, vừa hoàn thiện từng bước quy trình công nghệ, kỹ thuật để không ngừng đưa năng suất lao động tăng lên. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là dệt các loại vải dùng trong công nghiệp, các loại vải dân dụng sợi, quần áo, sản phẩm may mặc kinh doanh các loại vật tư, nguyên liệu phụ, thiết bị dệt may. Các sản phẩm chính của công ty bao gồm : vải không dệt, hàng may thêu, vải mành, vải bạt các loại, sợi xe các loại. Mỗi loại sản phẩm của công ty được phân cho từng xí nghiệp chịu trách nhiệm sản xuất. Công ty có 4 xí nghiệp như sau:
2.1 Xí nghiệp May:
Xí nghiệp May có nhiệm vụ may gia công các sản phẩm may mặc như áo jacket, quần áo bảo hộ lao động, quân trang... cho các tổ chức cá nhân nước ngoài như thị trường EU, Mỹ. Nguyên liệu chính chủ yếu do nước ngoài cung cấp. Quy trình sản xuất ở xí nghiệp may là quy trình sản xuất kiểu liên tục, chu kỳ và xen kẽ liên tiếp. Xí nghiệp được tổ chức thành hai phân xưởng : Phân xưởng 1 và phân xưởng 2. Trong các phân xưởng lại tổ chức thành các tổ: Tổ 1, tổ 2... mỗi tổ có một tổ chịu trách nhiệm quản lý giám sát các tổ viên trong quá trình làm việc. Việc chia nhỏ ra quản lý đã đem lại hiệu quả thiết thực thể hiện trên chất lượng mỗi sản phẩm.
Sơ đồ : Quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp may
Nhóm là
Tổ thêu
Nhóm KCS
Đóng gói
Nhập kho
Nguyên liệu
Tổ cắt
Tổ may
2.2 Xí nghiệp sản xuất vải không dệt
Xí nghiệp vải không dệt có nhiệm vụ sản xuất các loại vải dùng cho ngành công nghiệp giao thông vận tải, trải đường, lót đường, giữ độ lún, dùng cho các công trình thuỷ lợi để chắn sóng.
Sơ đồ : Quy trình công nghệ sản xuất c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status