Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 - 2010 - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 - 2010



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP 3
I. VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP 3
1. Việc làm 3
1.1 Các hình thức việc làm 3
1.2 Người có việc làm và người chưa có việc làm 3
2. Thất nghiệp và cách phân loại 4
2.1. Khái niệm thất nghiệp 4
2.2. Phân loại thất nghiệp 4
2.3. Nhóm chỉ tiêu về thất nghiệp 6
2.4. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên 8
3. Lý luận về thị trường lao động 8
II. SỰ CẦN THIÊT KHÁCH QUAN CỦA TẠO VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 9
1. Sự cần thiết khách quan 9
1.1 Tạo việc làm với việc khai thác các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế 9
1.2 Tạo việc làm với giảm thất nghiệp đáp ứng các mục tiêu xã hội. 9
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm trên địa bàn thành phố Hà nội 10
PHẦN II: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 12
I. THỰC TRẠNG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA HÀ NỘI 12
1. Dân số Hà nội 12
1.1 Qui mô dân số Hà nội 12
1.2. Tốc độ tăng dân số 13
2. Lực lượng lao động Hà nội 15
2.1. Quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực HN 15
2.2. Tỷ trọng nguồn nhân lực trên quy mô dân số 17
2.3 Chất lượng của lực lượng lao động ở Hà nội 18
2.3.4. Cơ cấu theo độ tuổi 28
2.3.5. Cơ cấu theo thành phần kinh tế 28
II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 29
1. Dân số không hoạt động kinh tế 29
2. Dân số hoạt động kinh tế 29
2.1. Dân số đang có việc làm 29
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 32
1. Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 32
1.1. Điểm mạnh của nguồn nhân lực 32
1.2. Những hạn chế về nguồn nhân lực HN 33
2. Đánh giá sử dụng nguồn nhân lực 35
2.1. Kết quả đạt được trong vấn đề giải quyết việc làm và giảm tỉ lệ thất nghiệp 35
2.2. Những hạn chế trong vấn đề sử dụng nguồn nhân lực 36
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TẠO VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 37
I. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005-2010 37
1. Giải quyết việc làm ở các quận nội thành 37
2. Giải quyết việc làm ở các huyện ngoại thành. 37
II. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005- 2010 37
1. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 37
2.Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành 38
KẾT LUẬN 40
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


,21
Nguồn: Niên giám thống kê HN - 2000
Bảng trên cho thấy biến động dân số cơ học HN tương đối phức tạp, xu hướng tăng giảm thất thường, phụ thuộc vào đặc điểm phát triển kinh tế của từng thời kỳ và các yếu tố khác nhu: việc làm, thất nghiệp, điều kiện sống, điều kiện làm việc, các chính sách của Nhà nước, biến động kinh tế, chính trị trong và ngoài nước, yếu tố tâm lý...
Như vậy, yếu tố tăng dân số cơ học sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu NNL của HN trong thời gian tới.
1.2.3. Quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, HN với vị trí là thủ đô, là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nên quá trình đô thị diễn ra ngày một mạnh mẽ. Tỷ trọng và quy mô dân số thành thị ngày càng tăng. Hơn nữa, không gian đô thị ngày càng mở rộng, làm tăng nhanh dân số nội thành. Tỷ lệ dân nội thành so với dân số toàn thành phố năm 1991 là 46,0%; năm1999 là 57,6% do có thêm 3 quận mới là Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, trong những năm tiếp theo tỷ lệ này còn tiếp tục tăng mạnh vì trong tương lai không xa còn thêm các quận mới như Chương Dương, Vạn Xuân, không gian đô thị tiếp tục mở rộng.
2. Lực lượng lao động Hà nội
2.1. Quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực HN
HN có quy mô dân số đông, LLLĐ dồi dào. Một mặt đây cũng là lợi thế của thủ đô trong việc thúc đẩy mở rộng sản xuất, và tăng nhu cầu tiêu dùng cho nền kinh tế. Nhưng mặt khác lại đặt ra nhiều vấn đề xã hội khác cho Thành phố, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
Nguồn lao động thủ đô được hình thành từ dân cư sở tại và lực lượng lao động từ các địa phương chuyển đến, góp phần tạo ra sự phong phú về các ngành nghề sản xuất vật chất và các ngành dịch vụ ở Hà Nội.
Bảng 4: Quy mô và tỷ lệ tăng nguồn nhân lực của Hà Nội
giai đoạn từ 1995 - 2000
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Nguồn nhân lực (người)
1.331.000
1.366.000
1.402.882
1.546.801
1.579.200
1.624.049
Tốc độ tăng NNL (%)
2,45
2,54
2,63
2,70
2,75
2,84
Nguồn: Niên giám thống kê HN - 2000
Bảng số liệu trên cho thấy quy mô nguồn nhân lực tăng liên tục trong các năm; từ 1.331.000 người năm 1995 tăng lên 1.624.049 người năm 2000.
Cũng theo số liệu điều tra năm 2000, cơ cấu độ tuổi nguồn nhân lực tương đối trẻ, với 43% số lao động dưới tuổi 35, độ tuổi từ 35 -55 chiếm 53,3%, còn trên tuổi 55 chỉ chiếm có 3,7%. Tỷ lệ trên không có sự cách biệt giữa nội thành và ngoại thành. Lao động trẻ là một trong những điều kiện thuận lợi của HN, vì chỉ có lực lượng lao động trẻ mới có điều kiện về tri thức, sức khoẻ cần thiết để nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, khả năng thích ứng với cơ chế thị trường đầy biến động nếu được định hướng và quản lý tốt của Nhà nước.
Nguyên nhân của hiện tượng này là:
- Do cơ cấu dân số HN trẻ, nên số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm lớn, khoảng 4 - 5 vạn người. Nguồn lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao, theo số liệu điều tra năm 1996 số người từ 16 - 34 tuổi chiếm 34,3% dân số, còn năm 2000 là 40,1% dân số.
- Tốc độ gia tăng dân số cơ học ở HN cao.
Theo dự tính đến năm 2005 số người trong độ tuopoir lao động của toàn thành phố là 1.822.000 người và năm 2010 là khoảng 1.920.000 người, chưa kể đội ngũ lao động ngoại tỉnh vào HN tìm việc làm.
Với sự gia tăng dân số còn lớn của HN thời gian qua là nguyên nhân tạo ra sự tăng trưởng nguồn nhân lực cao trong thời gian gần đây, mức gia tăng nguồn nhân lực năm 1995 là 2,45% tăng lên 2,84% năm 2000. Tính trung bình cả giai đoạn 1995 - 2000 mức tăng trưởng bình quân là 2,55%. Đây là mức tăng trưởng cao, còn cao hơn cả mức tăng dân số bình quân của giai đoạn này. Xu hướng tốc độ tăng nguồn nhân lực vẫn cao do xu hướng tăng nhanh của dân số cơ học.
Với quy mô nguồn nhân lực lớn như hiện tại, cùng với tốc độ tăng cao của nguồn nhân lực, cho nên quy mô nguồn nhân lực trong một vài năm tới vẫn còn cao. cần có chính sách ổn định nhanh quy mô dân số và kiểm soát dòng di dân vào HN để ổn định quy mô nguồn nhân lực, đảm bảo thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế.
2.2. Tỷ trọng nguồn nhân lực trên quy mô dân số
Với cơ cấu dân số trẻ liên tục trong nhiều năm qua, cùng với lực lượng lao động di dân vào HN chủ yếu là bộ phận lao động trẻ, nên tỷ trọng nguồn nhân lực trên quy mô dân số HN là lớn so với cả nước.
Theo bảng 4, số người trong độ tuổi lao động năm 1998 là 1.546.800 người (chiếm 59,77% tổng dân số thành phố), tính tới năm 1999 con số này là 1.579.200 người (58,5%), tương ứng năm 2000 nguồn nhân lực là 1.624.049 người (59%).
Tỷ lệ số người hoạt động kinh tế trên tổng dân số năm 1998 là 42,96%. Năm 1999, tỷ lệ này giảm trên 2% so với năm 1998, chỉ đạt có 40,82%. Nguyên nhân của hiện tượng này, do khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á tác động vào Việt Nam, nên tỷ lệ thất nghiệp tự nguyện tăng.
Qua số liệu trên cho thấy tỷ trọng nguồn nhân lực trên quy mô dân số lớn tạo nên lực lượng lao động dồi dào, nếu biết tận dụng sử dụng có hiệu quả sẽ đem lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn, nhưng ngược lại, bản thân nền kinh tế không đáp ứng nổi nhu cầu về giải quyết công ăn việc làm cho người lao động thì đây là một sự lãng phí nguồn nhân lực.
2.3 Chất lượng của lực lượng lao động ở Hà nội
* Sức khoẻ
Nguồn nhân lực HN hiện nay còn kém cả về tầm vóc và thể lực, một mặt do thể trạng người châu á, mặt khác do những năm trước đây do điều kiện kinh tế còn kém nên chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em của cả nước nói chung và của HN nói riêng còn nhiều hạn chế. Tính đến năm 1990 HN vẫn còn khoảng hơn 50% trẻ em suy dinh dưỡng, trong đó có khoảng 14 - 16% tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng loại nặng. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới thể lực nguồn lao động hiện nay.
Mức dinh dưỡng bình quân của người dân HN năm 2000 khoảng 2100 kcalo/ngày, theo mức chuẩn của thế giới thì mức này đảm bảo cho một người lao động làm việc trong điều kiện bình thường. Nhưng cường độ lao động lớn hơn thì mức này chưa đáp ứng được yêu cầu, nên sẽ ảnh hưởng tới sức dẻo dai, sự bền bỉ của lao động, ảnh hưởng tới năng suất lao động.
Hiện nay trên địa bàn thành phố tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã được giảm mạnh trong thời gian qua. Tính đến năm 1998 tỷ lệ này đã được giảm một nửa so với năm 1994 (xuống còn khoảng 18,7%), số trẻ em suy dinh dưỡng ngay trong bụng mẹ (cân nặng dưới 2,5 kg năm 1998 còn 6,23%). Hơn nữa, trẻ em HN hiện nay được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn về mặt y tế, dinh dưỡng, gần 100% trẻ em dưới năm tuổi được tiêm các loại vacin phòng bệnh, nên trẻ em ở đây có sức khoẻ khá tốt. Việc này có tác dụng tích cực tới thể lực nguồn nhân lực trong tương lai - những người sẽ trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất sau này.
HN đã có nhiều tích cực trong cải thiện môi trường sống của dân cư, môi trường tốt hơn cho sức khoẻ của người lao động. Tuy vậy dân cư tập trung quá đông ở khu vực nội thành đã gây khó khăn trong việc tổ chức đờ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status