Vấn đề xuất khẩu lao động của Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Vấn đề xuất khẩu lao động của Việt Nam



Lời nói đầu 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 3
1.1 Xuất khẩu lao động là gì? Tính tất yếu phải xuất khẩu lao động 3
1.1.1 Xuất khẩu lao động là gì? 3
1.1.2 Tính tất yếu phải xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường thế giới 3
1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 4
1.2.1. Về mặt kinh tế 4
1.2.1.1. Lợi ích của người lao động 4
1.2.1.2 Lợi ích của quốc gia 5
1.2.1.3. Lợi ích của doanh nghiệp 6
1.2.2 Về mặt xã hội 6
1.2.3.Quan hệ quốc tế được tăng cường và mở rộng 7
1.3. Sơ lược về vấn đề xuất khẩu lao động của Việt Nam 8
1.3.1. Sơ lược về thị trường nhập khẩu lao động và nước xuất khẩu lao động 8
1.3.2 Những vấn đề đặt ra với Việt Nam 10
1.3.3.Thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 13
2.1 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 13
2.1.1. Thị trường truyền thống 14
2.1.1.1. Thị trường Đông Bắc Á 14
2.1.1.2. Thị trường Đông Nam Á 15
2.1.2. Thị trường cao cấp 16
2.1.2.1. Nhật Bản 16
2.1.2.2. Thị trường EU và Mỹ 17
2.1.3. Thị trường tiềm năng 17
2.1.3.1. Trung Đông và Bắc Phi 17
2.1.3.2. Các thị trường tiềm năng khác 19
2.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM 22
2.3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI XUẤT KHẢU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 23
2.3.1. Những vấn đề đặt ra trong xuất khẩu lao động 23
2.3.1.1.Quản lý hoạt động xuất khẩu lao động 23
2.3.1.2. Cung ứng lao động và trình độ lao động 24
2.3.1.3. Mở rộng thị trường 25
2.3.1.4. Rủi ro trong xuất khẩu lao động 26
2.3.2. Nguyên nhân của những vấn đề đặt ra cho xuất khẩu lao động của Việt Nam 27
2.3.2.1. Về thông tin 27
2.3.2.2. Đào tạo, giáo dục định hướng 28
2.3.3.3. Về chế tài xử lý 29
2.3.3.4. Những vấn đề khác 30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 32
3.1. Phương hướng xuất khẩu lao động của Việt Nam đến năm 2020 32
3.1.1. Mục tiêu xuất khẩu lao động 32
3.1.2. Phương hướng xuất khẩu lao động đến năm 2020 33
3.2. Giải pháp với xuất khẩu lao động của Việt Nam 34
3.2.1. Về phía Nhà nước 34
3.2.1.1. Phí dịch vụ: 35
3.2.1.2 Đổi mới chính sách về thị trường lao động: 35
3.2.1.3. Xây dựng quan hệ lao động lành mạnh: 36
3.2.1.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 36
3.2.1.5.Công tác thực hiện nhiệm vụ và quản lý người lao động: 37
3.2.2. Về phía người lao động 37
3.2.3. Về phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động 38
3.2.3.1. Tìm hiểu và mở rộng thị trường: 39
3.2.3.2. Công tác tuyển chọn, giáo dục và quản lý người lao động: 39
KẾT LUẬN 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


các doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp xúc, ký hợp đồng cung ứng lao động với trên 500 công ty môi giới của Đài Loan. Trong năm 2005, Đài Loan đã ngừng tiếp nhận lao động của Việt Nam làm việc trong lĩnh vực giúp việc gia đình do tình trạng lao động tự ý bỏ hợp đồng nên lao động đưa sang chủ yếu là lao động công nghiệp, xây dựng và thuyền viên đánh cá.
Hiện nay, thị trường này lao động Việt Nam đã xuất khẩu là 24 nghìn người.
b. Hàn Quốc
Chương trình lao động: Hàn Quốc đã thông qua Luật cấp phép cho lao động nước ngoài và bắt đàu nhận lao động từ thang 8/2004 song song với hệ thống tu nghiệp sinh có từ trước. Năm 2006, Việt Nam là một trong 6 quốc gia được Hàn Quốc lựa chọn tham gia chương trình đưa lao động sang làm việc theo luật cấp phép mới. Tổng số chỉ tiêu lao động phía Hàn Quốc phân bổ cho Việt Nam năm 2004 la 3.000 người chưa kể 2.690 lao động được phía Hàn Quốc cho sang lao động lần thứ 2. Năm 2005, Hàn Quốc đã chấp nhận cho 7.409 người sang lao động.
Chương trình tu nghiệp sinh: Ngoài 8 doanh nghiệp đưa tu nghiệp sinh công nghiệp, 1 doanh nghiệp đưa tu nghiệp sinh nông nghiệp và 2 doanh nghiệp đưa tu nghiệp sinh xây dựng sang Hàn Quốc; năm 2005, đã giới thiệu và đưa 1 doanh nghiệp đưa tu nghiệp sinh thủy sản và 1 doanh nghiệp đưa tu nghiệp sinh xây dựng. Tổng số tu nghiệp sinh đưa sang Hàn Quốc năm 2005 la 3.100 người.
Chính phủ Hàn Quốc hiện dừng thực hiện chương trình tiếp nhận lao động dưới hình thức tu nghiệp sinh công nghiệp. Vì vậy việc đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này chỉ được thực hiện theo chương trình tiếp nhận lao động nước ngoài do Bộ LĐ Hàn Quốc và Bộ LĐ,TB&XH Việt Nam phối hợp. Hiện nay có khoảng 46.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc, lao động làm việc tại Hàn Quốc đều có thu nhập rất cao, phổ biến ở mức 850-1100 USD/tháng.
Trong năm 2008, chúng ta đã đưa được 12.000 lao động mới và trên 6.000 lao động được tái tuyển dụng.
2.1.1.2. Thị trường Đông Nam Á
a. Malayxia
Xác định đây là thị trường trọng điểm trong chiến lược xuất khẩu lao động của nước ta. Năm 2003 chúng ta tiếp tục thí điểm đưa lao động sang làm việc tại Malayxia. Tuy nhiên, thị trường này cũng đòi hỏi khắt khe về tính tuân thủ pháp luật và hợp đồng lao động nên công tác tuyển chọn, đào tạo giáo dục định hướng cần được chú trọng. Năm 2003, chúng ta đã đưa được 40.500 lao động sang làm việc tại Malaysia, đưa tổng số lao động làm việc tại Malaysia lên trên 7 vạn người. Kết quả này hoàn thành vượt mức chỉ tiêu xuất khẩu lao động năm 2003 mà Bộ và chính phủ giao.
Năm 2004 do những biến động thị trường nên các doanh nghiệp của ta chỉ đưa được 14.567 lao động sang Malaysia.
Năm 2006, Việt Nam đã đưa được 70.000 lao động sang Malaysia làm việc.
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên xuất khẩu lao động của Việt Nam năm nay cũng bị tác động. Đơn hàng mới tại nhiều thị trường giảm đáng kể. Các thị trường thu hút nhiều lao động thu nhập cao như Hàn Quốc, Malaysia, tốc độ tiếp nhận lao động Việt Nam nói riêng và lao động các nước nói chung là chậm hẳn. Số lao động Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Malaysia năm 2008 là 7.800
b. Lào
Năm 2004, Việt Nam đã đưa hơn 6.600 lao động sang thị trường này, chủ yếu làm trong lĩnh vực xây dựng. Năm 2005 tổng số lao động đi làm việc ở Lào là 6.733 người.
Lượng lao động Việt Nam đang làm việc ở Lào hiện nay khoảng gần 10.000 người.
2.1.2. Thị trường cao cấp
Đây là thị trường đòi hỏi lao động lành nghề, có trình độ cao, đáp ứng được các yêu cầu về khả năng tiếp cận và tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại. Thị trường này là cánh cửa hẹp cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam nhưng nếu thâm nhập được vào thị trường này thì hiệu quả thu được sẽ rất lớn.
2.1.2.1. Nhật Bản
Là thị trường chất lượng cao, tiềm năng lớn, nhưng trong những năm qua không phát triển được do lao động Việt Nam tự ý bỏ hợp đồng có tỉ lệ lớn.
Tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản theo nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó lĩnh vực dệt may, điện tử và xây dựng chiếm tỷ lệ khá lớn. Lao động Việt Nam làm việc 8h/ngày, nhưng cũng có lúc làm việc 12h/ngày, thời gian làm ciệc thêm được trả lương làm thêm giờ đầy đủ. Sau 3 năm ở Nhật Bản, lúc về các tu nghiệp sinh đều có tay nghề khá vững và có số tiền thu nhập từ 25.000 – 30.000 USD.
Hiện nay có khoảng hơn 10.000 tu nghiệp sinh và lao động Việt Nam đang làm việc và học nghề tại Nhật Bản. Lao động Việt Nam được các doang nghiệp Nhật Bản đánh giá cao về sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi và tiếp thu nhanh cáckỹ năng làm việc và công nghệ mới. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn tình trang tu nghiệp sinh bỏ trốn ra ngoài làm việc gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ hợp tac lao động giữa hai nước. Nếu khắc phục được tình trạng này thì lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản sẽ tăng trong thời gian tới.
Năm 2008, Việt Nam đã đưa thêm 5.800 tu nghiệp sinh và lao động sang làm việc tại Nhật Bản
2.1.2.2. Thị trường EU và Mỹ
Nhiều nước Châu Âu, Mỹ cũng đang trong tình trạng thiếu lao động có nhu cầu khá lớn về lao động nước ngoài.
Thế nhưng các nước trong khối EU chủ trương sử dụng lao động chất lượng cao nên khả năng tiếp cận những thị trường này của VN còn hạn chế. Hiện nay, để mở cửa thị trường tiềm năng này, VN đang nghiên cứu, tìm hiểu để ký kết hiệp định hợp tác lao động.
2.1.3. Thị trường tiềm năng
2.1.3.1. Trung Đông và Bắc Phi
a. Ả-Rập Xê-út
Ả-Rập Xê-út hiện có 7 triệu lao độn nước ngoài và mỗi năm cần thay thế, tuyển thêm từ 800-900 nghìn lao động. Triển vọng mở rộng hợp tác về thương mại và lao động là khả quan, dự kiến số lượng lao động của nước ta tại thị trường này sẽ lên tới hàng nghìn người trong thời gian tới.
Năm 2008, thị trường Ả-rập Xê-út tiếp nhận khoảng hơn 3.000 lao động và trở thành thị trường dành được sự quan tâm của nhiều lao động ở nông thôn. Đáng chú ý là thị trường Ả-rập Xê-út không quy định hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài như các quốc gia khác. Nhu cầu tiếp nhận lao động của quốc gia này rất lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực xây dựng và cơ khí chế tạo, chế biến dầu khí.
Tại thị trường này, người làm công việc giản đơn được trả lương từ 200-300 USD/tháng. Lao động có tay nghề vững được trả từ 500-600 USD. Chi phí sinh hoạt vào khoảng 100 USD/tháng. Điều kiện làm việc của người lao động nhìn chung là tốt. Pháp luật Ả-rập Xê-út quan tâm việc bảo vệ quyền lợi của lao động nước ngoài.
Ả-rập Xê-út đã tuyển mộ 50.000 công nhân Việt Nam trong năm 2006. Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam cũng cho biết là A"rập- Xê-út có thể đề nghị thuê mướn tới 100.000 nhân công Việt Nam trong ngành xây dựng, công nghiệp và phụ việc gia đình trong tời gian tới.
b. Irắc
Từ năm 1980-1990 tại I rắc có khoảng 20.000 lượt lao động Việt Nam làm việc tại đây. Sau đó do sự cám vận của Mỹ và chiến tranh I rắc thì số lao động làm việc tại đây giảm đi nhanh chóng. Hiện nay thị trường này vẫn đang là thị trường tiềm năng sẽ tiếp tục được khôi phục và khai thác trong thời gian tới.
c. Lib...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status