Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ



LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG PHÚ THỌ 3
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển. 3
1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ. 5
1.2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ: 5
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất. 6
1.2.3. Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm. 7
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ. 7
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ. 9
1.4.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán. 9
1.5. Hình thức kế toán mà Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ đang áp dụng. 10
1.5.1. Vận dụng chứng từ kế toán. 10
1.5.2. Vận dụng tài khoản kế toán. 10
1.5.3. Vận dụng sổ sách kế toán. 10
1.5.4. Đặc điểm kế toán trên một số phần hành chủ yếu. 12
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG PHÚ THỌ 13
2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 13
2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và yêu cầu quản lý chi phí. 13
2.1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 14
2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất. 15
2.2. Phương pháp và quy trình tập hợp chi phí sản xuất. 15
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 16
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 18
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 21
2.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang. 33
2.3. Phương pháp tính giá thành. 45
2.3.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành. 45
2.3.2. Phương pháp tính giá thành. 45
2.4. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 46
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG PHÚ THỌ 48
3.1. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ. 48
3.1.1. Ưu điểm: 49
3.1.2. Tồn tại: 50
3.1.3. Chiến lược hạ giá thành của Công ty. 51
3.2. Phương hướng hoàn thiện. 51
KẾT LUẬN 54
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


0
150
64
46
Hơn nữa với dây chuyền hiện đại, chất lượng cao quy trình công nghệ khép kín và liên tục. Bình quân 12 giờ thì một mẻ Xi măng được ra lò.
Nguyên liệu được bỏ vào đầu quá trình sản xuất và cho ra sản phẩm ở cuối dây chuyền sản xuất nên hao hụt là không đáng kể. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những thiệt hại hỏng hóc dẫn đến sản phẩm hỏng, nhưng những thiệt hại này chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong chi phí sản xuất. Do đặc tính của Xi măng nên các loại sản phẩm hỏng này không thể bán ra ngoài thị trường. Vì vậy Công ty luôn chú trọng kiểm soát để nắm bắt kịp thời những sai sót, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục thích hợp.
Trong danh mục tài sản cố định của Công ty thì tài sản cố định phục vụ cho sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn, đồng thời Công ty đầu tư vào xây dựng những dây chuyền công nghệ hiện đại nhập từ nước ngoài vì vậy mà chi phí khâu giá trị tài sản cố định chiếm là tương đối lớn.
Để duy trì năng lực sản xuất thì máy móc đòi hỏi phải thường xuyên được sửa chữa và bảo dưỡng, vì vậy Công ty đã thành lập phân xưởng cơ điện có chức năng sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị. Do đó chi phí sửa chữa thừờng xuyên tài sản cố định được xác định thông qua tập hợp chi phí ở phân xưởng Cơ điện.
2.1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là việc xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí.
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ là khép kín, từ nguyên vật liệu thô ban đầu qua phân xưởng nguyên liệu đến phân xưởng lò nung rồi đưa vào phân xưởng thành phẩm tạo ra sản phẩm Xi măng. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất trên đồng thời đáp ứng nhu cầu về công tác tính giá thành nên đối tượng hạch toán phí sản xuất đuợc tập hợp theo từng phân xưởng.
Mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm cho từng giai đoạn sản xuất Xi măng. Do đó tập hợp chi phí sản xuất của từng phân xưởng cho biết những cho phí mà phân xưởng đó bỏ ra là bao nhiêu. Ví dụ: tập hợp chi phí sản xuất của phân xưởng lò nung sẽ cho biết đến giai đoạn sản xuất Clinke thì chi phí sản xuất là bao nhiêu, nhằm phục vụ đắc lực cho công tác tính giá thành của doanh nghiệp.
2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất.
Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Có rất nhiều cách phân loại chi phí khác nhau như phân theo nội dung kinh tế, theo công dụng, theo vị trí, theo quan hệ của chi phí với quá trình sản xuất,
Tại Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ đã áp dụng cách phân loại chi phí theo nội dung kinh tế. Cụ thể như sau:
Thứ nhất là phân theo yếu tố chi phí:
* Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Đá vôi, đất sét
* Yếu tố chi phí nhiên liệu: than
* Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp.
Thứ hai là phân theo khoản mục chi phí:
* Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp như: Clinke, đá Silíc, quặng sắt, than cám, thạch cao, sỉ,
* Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương, các khoản trích theo lương, phụ cấp lương, các khoản trích cho quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
* Chi phí sản xuất chung: sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, quần áo, bảo hộ lao động, giấy bút, văn phòng phẩm, chi phí điện thoại, tiếp khách,
2.2. Phương pháp và quy trình tập hợp chi phí sản xuất.
Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng với từng khoản mục chi phí. Do đặc điểm quy trình sản xuất của từng phân xưởng là khác nhau nên các chi phí sản xuất là tách biệt, những chi phí sản xuất tập hợp phần lớn là có quan hệ trực tiếp đến từng phân xưởng không có chi phí sản xuất chung cần phân bổ chỉ có những chi phí phát sinh trực tiếp ở từng phân xưởng.
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Tại Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loai chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất, do đó việcc tập đúng đủ và chính xác khoản mục chi phí này có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất và đảm bảo tính chính xác trong việc xác định giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu trực tiếp của các phân xưởng rất đa dạng, một điều rất đặc biệt là chi phí về nhiên liệu trong chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với chi phí nguyên liệu.
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng phân xưởng, kế toán sử dụng TK 621 chi tiết cho từng phân xưởng ( phân xưởng Nguyên liệu, phân xưởng Lò nung, phân xưởng Thành phẩm, phân xưởng Cơ điện ), nguyên liệu tại phân xưởng cơ điện gồm: đá 2x4, đá Silíc, quặng sắt, than cám, đây là những nguyên liệu thô được xử lý tại phân xưởng nguyên liệu, nguyên vật liệu của phân xưởng lò nung là các nguyên vật liệu đã được xử lý tại phân xưởng nguyên liệu chuyển sang, nguyên vật liệu chính tại phân xưởng thành phẩm là Clinke được chuyển từ phân xưởng lò nung sang, ngoài ra còn có các nguyên liệu khác như: thạch cao, sỉ, cao silíc để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng là Xi măng.
Nguyên tắc sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất là xuất phát từ nhu cầu sản xuất của từng phân xưởng, cụ thể là căn cứ vào lệnh xuất và tỷ lệ nguyên vật liệu quy định ở từng phân xưởng. Hàng ngày căn cứ vào các phiếu xuất kho, sau khi kiểm tra tính hợp của các loai chứng từ, kế toán tiến hành phân loại chi phí và nhập số liệu vào máy tính chi tiết cho từng phân xưởng. Cuối kỳ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kết chuyển sang TK 154: chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Thực tế trong tháng 02/2008 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: Đơn vị tính (đồng).
+ Nghiệp vụ 1. Ngày 01/02/2008 xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp sản xuất ở phân xưởng nguyên liệu ( phiếu xuất kho số PXNL-02 ngày 01/02/2008 ), trong đó:
Đá 2x4 qua nghiền sàng: 539.152.893
Quặng sắt: 16.545.139
Than cám: 1.946.527.886
Đất Silíc: 1.007.651
+ Nghiệp vụ 2. Ngày 04/02/2008, xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp sản xuất phân xưởng thành phẩm (phiếu xuất kho số PXTP-04 ngày 04/02/2008), trong đó:
Đá phụ gia Cao Silíc: 41.177.856
Thạch cao: 702.404.532
Phụ gia Cao Silíc: 219.176.034
Sỉ kẽm Thái Nguyên: 224.416.491
Bao bì đóng gói: 913.130.438
+ Nghiệp vụ 3. Ngày 05/02/2008, xuất kho nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng cơ điện ( phiếu xuất kho số PXCĐ/03 ) trong đó:
Vật liệu chính: 121.334.022
Vật liệu phụ: 1.873.254
(Xem bảng 1 trang 18)
Bảng 1
Đơn vị: Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ
Địa chỉ: Thị trấn Thanh Ba – Thanh Ba – Phú Thọ
SỔ CHI TIẾT
Tháng 02/2008
Tên tài khoản chi phí NVLTT
Số hiêu TK: 621
(ĐV: đồng)
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ

02/02
PXNL-02
01/02
Xuất kho NVLTT cho PX Nguyên liệu
152
2.503.233.569
06/02
PXTP-04
04/02
Xuất kho NVLTT cho PX Thành phẩm
152
2.100.350.360
06/02
PXCĐ-03
06/02
Xuất kho NLLTTT cho PX Cơ điện
152
132.840.879
30/02
Kết chuyển CP NVLTT
154
4.736.424.808
30/02
Cộng số phát sinh
154
4.736.424.808
4.736.424.808
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Tổng giám đốc
(Ký, ghi rõ ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status