Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH vận tải Bạch Hạc - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH vận tải Bạch Hạc



 
1.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc có ảnh hưởng đến kế toán tài sản cố định hữu hình 3
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh 7
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc 9
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 9
1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 11
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH VẬN TẢI BẠCH HẠC. 14
2.1. Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Vận tải Bạch Hạc 14
2.1.1.Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại bộ phận sử dụng 15
2.1.2. Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại phòng kế toán 15
2.2. Kế toán tổng hợp tình hình biến động tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc 16
2.2.1.Tài khoản sử dụng 17
2.2.2. Kế toán nghiệp vụ tăng tài sản cố định hữu hình 18
2.2.3. Kế toán nghiệp vụ giảm tài sản cố định hữu hình 28
2.3. Kế toán tổng hợp khấu hao và sửa chữa tài sản cố định hữu hình 39
2.3. 1. Kế toán tổng hợp khấu hao tài sản cố định hữu hình 39
2.3.2. Kế toán tổng hợp sửa chữa tài sản cố định hữu hình 43
PHẦN 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SÁN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH VẬN TẢI BẠCH HẠC 48
3.1. Đánh giá khái quát tình hình kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Vận tải Bạch Hạc 48
3.1.1. Về vận dụng chế độ chứng từ kế toán 48
3.1.2. Về vận dụng tài khoản kế toán 49
3.1.3. Về vận dụng sổ sách kể toán 49
3.1.4. Về vận dụng báo cáo kế toán 49
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc 50
3.2.1 Hoàn thiện chứng từ tài sản cố định hữu hình 50
3.2.2 Hoàn thiện sổ sách kế toán tài sản cố định hữu hình 50
3.2.3 Hoàn thiện báo cáo kế toán tài sản cố định hữu hình 51
Danh mục tài liệu tham khảo
- Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp - trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Chế độ kế toán doanh nghiệp - Bộ tài chính
-Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp - Bộ tài chính
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ử dụng
Tại các phòng ban, đội sản xuất sử dụng sổ “Tài sản cố định theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ hữu hình do đơn vị mình quản lý và sử dụng. Căn cứ ghi sổ là các chứng từ gốc về tăng giảm TSCĐ hữu hình:
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành.
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Biên bản kiểm kê TSCĐ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tại thời điểm phát sinh căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán TSCĐ mở thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của doanh nghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ được lập cho từng đối tượng ghi tài sản cố định.
Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký soát xét và giám đốc ký, thẻ được lưu ở phòng kế toán suốt quá trình sử dụng tài sản.
Thẻ TSCĐ có dạng tờ rời, được đánh số theo từng bộ phận sử dụng tài sản. Thẻ TSCĐ được lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại phòng Kế toán, 01 bản giao cho bộ phận sử dụng giữ.
2.1.2. Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại phòng kế toán
Đối với TSCĐ hữu hình tăng: Khi có TSCĐ tăng do bất cứ nguyên nhân nào đều phải có đầy đủ các chứng từ gốc liên quan, đảm bảo cho nghiệp vụ tăng là thực tế phát sinh, đảm bảo tính pháp lý đúng đắn như: Biên bản giao TSCĐ, hoá đơn GTGT, hợp đồng mua bán, biên bản nghiệm thu... Sau đó phòng kế toán lập hồ sơ tăng TSCĐ. Căn cứ vào các chứng từ trong hồ sơ tăng TSCĐ, kế toán ghi vào thẻ TSCĐ, thẻ này được lập theo dõi chi tiết từng TSCĐ của đơn vị. Sau khi lập thẻ được ghi cho các bộ phận sử dụng TSCĐ quản lý theo dõi. Bên cạnh đó, kế toán còn ghi vào sổ TSCĐ.
Như vậy, kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán của Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc được thực hiện trên thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ.
Sổ TSCĐ dùng để đăng ký, theo dõi, quản lý chặt chẽ tài sản trong công ty từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi ghi giảm tài sản cố định.
Mỗi một trang sổ được mở theo dõi cho một loại TSCĐ. Căn cứ vào chứng từ tăng, giảm TSCĐ để ghi vào sổ TSCĐ.
2.2. Kế toán tổng hợp tình hình biến động tài sản cố định hữu hình tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vận tải Bạch Hạc
Trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, hình thức kế toán mà Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc đang sử dụng, kế toán TSCĐ hữu hình sử dụng các sổ:
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái các tài khoản 211, 214.
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
- Các sổ kế toán liên quan khác
Kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. TSCĐ hữu hình tăng, giảm do nhiều nguyên nhân. Mỗi trường hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình khác nhau sẽ được hạch toán khác nhau.
Ngoài kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình, để đảm bảo sự đồng bộ trong công tác kế toán, giúp cho việc hạch toán chung toàn doanh nghiệp thì kế toán phải phản ánh kịp thời, chặt chẽ, chính xác sự biến động về giá trị TSCĐ hữu hình trên số kế toán bằng việc hạch toán tổng hợp TSCĐ hữu hình..
2.2.1. Tài khoản sử dụng
Về kế toán các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ hữu hình kế toán sủ dụng các tài khoản chính sau:
- Tài khoản 211: Tài sản cố định hữu hình.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 211:
Bên nợ:
- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp liên doanh, do được cấp, do được tặng, biếu, viện trợ...
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hay do cải tạo nâng cấp...
- Điều chỉnh tăng nguyên giá do đánh giá lại.
Bên có:
- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý hay đem đi góp vốn liên doanh...
- Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt hay một số bộ phận;
- Điều chỉnh nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
Số dư bên Nợ:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp.
Tài khoản 211 có 6 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2111- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Tài khoản 2112- Máy móc, thiết bị
- Tài khoản 2113- Phương tiện vận tải, truyền dẫn
- Tài khoản 2114- Thiết bị, công cụ quản lý
- Tài khoản 2115- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
- Tài khoản 2118- TSCĐ khác
- Tài khoản 214 (2141): Hao mòn tài sản cố định hữu hình.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 214(2141):
Bên Nợ:
Giá trị hao mòn TSCĐ, bất động sản đầu tư giảm do TSCĐ, bất động sản đầu tư thanh lý, nhượng bán, điều động cho đơn vị khác, góp vốn liên doanh,...
Bên Có:
Giá trị hao mòn TSCĐ. bất động sản đầu tư tăng do trích khấu hao TSCĐ, bất động sản đầu tư.
Số dư bên có:
Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ, bất động sản đầu tư hiện có ở đơn vị.
Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ, có 4 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2141- Hao mòn TSCĐ hữu hình.
- Tài khoản 2142- Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
- Tài khoản 2143- Hao mòn TSCĐ vô hình
- Tài khoản 2147- Hao mòn bất động sản đầu tư
Ngoài ra, để phản ánh sự biến động TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ còn sử dụng các tài khoản liên quan như:
TK 111: Tiền mặt
TK 112: Tiền gửi ngân hàng
TK 331: Phải trả người bán
TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
2.2.2. Kế toán các nghiệp vụ tăng tài sản cố định hữu hình
Hạch toán tài sản cố định hữu hình tăng do mua sắm:
Sau khi quyết định đầu tư một tài sản cố định nào đó do mua sắm, công ty tiến hành kí kết hợp đồng với người bán có khả năng cung cấp những tài sản cố định cần mua đó.
Nguyên giá tài sản cố định mua sắm là giá trị ghi trên hoá đơn chưa có thuế GTGT. Công ty mua tài sản cố định với giá bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt vào vị trí sẵn sàng sử dụng. Có nghĩa là mọi chi phí lắp đặt do bên bán chịu.
Ví dụ: Ngày 6/3/2007 Công ty quyết định mua một ôtô Ford của Công ty Cổ phần Đại lý Ford Thủ đô với giá mua là 446.545.455 đồng, thuế GTGT 10%, Công ty đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển.
Sau khi hai bên đã ký kết hợp đồng kinh tế số 08103/SR/CPF ngày 6/3/2007, hai bên tiến hành giao nhận tài sản đồng thời Công ty Cổ phần Đại lý Ford Thủ Đô lập hoá đơn GTGT.
HOÁ ĐƠN GTGT Mẫu số: 01 GTKT-3LL
Liên 2: Giao cho khách hàng ND/2006B
Ngày 06 tháng 03 năm 2007 0081414
Đơn vị bán hàng: C.ty Cổ phần Đại lý Ford Thủ Đô
Địa chỉ: Pháp Vân- Hoàng Liệt - Thanh Trì - Hà Nội
Số tài khoản:
Điện thoại:
Mã số thuế: 0101273187
Họ tên người mua hàng: Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc
Tên đơn vị:
Địa chỉ: Số 7- Đường Kim Đồng - Gia Cẩm - Việt Trì - Phú Thọ.
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: tiền mặt MST: 2600248260
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Xe ôtô con 7 chỗ ngồi. Nhãn hiệu Ford Everest
Chiếc
01
446.545.455
446.545.455
Cộng tiền hàng 446.545.455
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 44.654.545
Tổng cộng tiền thanh toán: 491.200.000
Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm chín mốt triệu, hai trăm nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
Theo hợp đồng đã ký kết, việc giao nhận xe tiến hành tại Công ty TNHH Vận tải Bạch Hạc, hai bên lập biên bản bàn giao TSCĐ.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
BIÊN BẢN BÀN GIAO TSCĐ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status