Một số giải pháp nhằm thu hút FDI cho phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm thu hút FDI cho phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ



LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: Tổng quan về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và FDI. Sự cần thiết phải thu hút vốn FDI vào phát triển kinh tế của vùng. 2
I. Tổng quan về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 2
1. Đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 2
II. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) 3
1. Khái niệm về nguồn vốn FDI 4
2. Đặc điểm và vai trò của FDI trong quá trình phát triển kinh tế 4
2.1. Đặc điểm của FDI 4
2.2. Vai trò của FDI 5
2.2.1. Đối với các nước đầu tư 5
1.2.2. Đối với các nước tiếp nhận đầu tư 7
III. Mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư FDI với phát triển kinh tế của vùng 8
1.Tác động của FDI tới phát triển kinh tế của vùng 8
1.1. Tác động tích cực 8
1.2. Tác động tiêu cực 9
2. Tác động của phát triển kinh tế tới việc thu hút FDI 10
IV. Sự cần thiết thu hút vốn FDI cho phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ 10
Chương II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO VÙNG KTTĐ BẮC BỘ 12
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ 12
1. Nhân tố thuận lợi 12
1.1 Vị trí thuận lợi 12
1.1.1. Vị trí địa lý 12
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 13
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 13
1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực của vùng 13
1.2.2. Cơ sở hạ tầng 14
1.2.3 Bối cảnh quốc tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước 14
2. Nhân tố không thuận lợi 15
II. Thực trạng thu hút FDI vào khu vực KTTĐ Bắc Bộ 16
1. Quy mô nguồn vốn FDI 16
2. Thu hút vốn vào sản xuất kinh doanh các khu công nghiệp 17
2.1. Cơ cấu nguồn vốn FDI theo lãnh thổ 17
2.2. Cơ cấu nguồn vốn FDI theo ngành 19
III. Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI 20
1. Những kết quả đạt được. 20
1.1. Làm tăng quy mô và tốc độ phát triển kinh tế của vùng 20
1.2. Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu ngành 22
1.3. Vùng sử dụng ngày càng hiệu quả cơ sở vật chất 23
2. Hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế 25
2.1. Công tác quy hoạch còn thiếu đồng bộ 25
2.2. Tình trạng tự phát trong công việc thu hút vốn đầu tư còn diễn ra khá phổ biến 26
2.3. Cơ cấu đầu tư trong các KCN còn nhiều bất cập 26
2.4. Thiếu lao động có trình độ cao 27
2.5. Quản lý và sử dụng đất trong vùng còn nhiều hạn chế 27
2.6. Cơ cấu đầu tư theo ngành và lãnh thổ của vùng còn nhiều bất cập, thiếu hợp lý. 28
2.7. Đời sống của người lao động tại các khu công nghiệp còn khó khăn 28
CHƯƠNG III.GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CHO VÙNG KTTĐ BẮC BỘ 29
I. Mục tiêu, định hướng thu hút FDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ đến 2020. 29
1. Quan điểm thu hút đầu tư FDI vào vùng 29
2. Định hướng thu hút FDI của vùng đến năm 2020. 29
III. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư của vùng KTTĐ Bắc Bộ 30
IV. Các giải pháp 31
1. Giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong KTTĐ Bắc Bộ. 31
1.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN. 31
1.2. Tạo sự liên kết phát triển KCN trong phát triển kinh tế Vùng. 32
1.3. Tiếp tục xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, hình thành các khu đô thị vệ tinh bên cạnh các KCN. 33
1.4. Hướng tới tập trung đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các KCN. 33
1.5. Tiếp tục đẩy mạnh thủ tục hành chính trong việc quản lý và cấp phép đầu tư. 34
1.6. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, tạo sự rõ ràng, minh bạch trong việc ban hành các văn bản pháp quy. 34
1.7. Xây dựng các trường đào tạo nghề cho người lao động, tập trung vào đào tạo nghề bậc cao để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Vùng và cho các vùng lân cân. 35
2. Một số giải pháp định hướng chung tăng cường thu hút vốn đầu tư 35
2.1. Chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN. 35
2.2. Chính sách tài chính, thuế. 36
2.3. Chính sách ngân hàng, tiền tệ, quản lý ngoại hối. 37
2.4. Xây dựng và ban hành luật KCN. 38
3. Ma trận SWOT 39
KẾT LUẬN 40
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


liệu để sản xuất gốm sứ, chiếm 40% trữ lượng cả nước. Đặc biệt, vùng còn có mỏ dầu khí với trữ lượng lớn ở ngoài khơi Hải Phòng vừa được phát hiện, làm phong phú thêm nguồn khoáng sản của vùng. Ngoài ra, còn có đá vôi là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng, chiếm 20% trữ lượng cả nước.
Tất cả khoáng sản trong vùng đã tạo tiền đề thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển vào vùng đặc biệt là vốn FDI.
Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực của vùng
Nguồn nhân lực là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng. Nguồn nhân lực càng dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư vào vùng.
Vùng KTTĐ Bắc Bộ có thế mạnh nổi trội về nguồn nhân lực, tập trung lượng dân khá đông, nguồn nhân lực dồi dào. Vùng là nơi có nguồn nhân lực có trình độ cao nhất cả nước.. Số lao động đã qua đào tạo của vùng chiếm 35% lao động cả nước và tập trung nhiều nhất các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, cơ sở dạy nghề được coi là cao nhất trong 3 vùng KTTĐ, lao động của vùng được coi có trình độ cao hơn so với các vùng khác.
Nguồn nhân lực của vùng chiếm khoảng 16.34% dân số cả nước. Trong đó, Hà Nội là thành phố đông dân nhất, trên 3 triệu dân. Tám tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ có nguồn nhân lực dồi dào, năng suất lao động khá cao, chất lượng đào tạo nhân lực cao nhất cả nước. Đây là điều kiện thuận lợi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, giúp vùng có khả năng thu hút vốn đầu tư FDI.
Bảng 1: Cơ cấu lao động theo trình độ của 3 vùng KTTĐ
Đơn vị: %
Vùng KTTĐ Bắc Bộ
Vùng KTTĐ Miền Trung
Vùng KTTĐ phía Nam
Cả nước
Trung học chuyên nghiệp
23,4
6,6
12,6
100
Cao đẳng, ĐH và trên ĐH
30,5
8,5
22,6
100
1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của vùng vừa thể hiện mức độ phát triển của vùng nhưng đồng thời cũng tác động đến khả năng thu hút vốn đầu tư
Cơ sở hạ tầng bao gồm những yếu tố thuộc về tài sản vật chất như: đường sá, cầu cống, trường trạm, khu chế xuất, khu công nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất
Giao thông trong vùng rất phát triển. Vùng có sân bay quốc tế Nội Bài, Cát Bi, sân bay ở Quảng Nin; đường quốc lộ lớn: quốc lộ 1A, quốc lộ 5các cảng biển lớn như: cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân hoạt động với công suất lớn giúp cho việc vận chuyển hàng hóa nhanh nhất và chi phí thấp nhất, làm giảm chi phí sản xuất cho các nhà sản xuất và tạo lợi nhuận lớn.
1.2.3 Bối cảnh quốc tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước
Hiện nay xu thế mà các quốc gia đang hướng đến là hòa bình, ổn định, hợp tác để phát triển. Khu vực kinh tế châu Á – Thái Bình Dương là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế gắn với tự do thương mại sẽ được đẩy mạnh, đầu tư, lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn ngày càng được mở rộng. Xu thế này sẽ làm dịch chuyển nguồn vốn đầu tư từ nước này sang nước khác, từ vùng này sang vùng khác.
Việc nước ta mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế mà đặc biệt là Việt Nam gia nhập WTO có tác động mạnh mẽ đến tình hình thu hút vốn đầu tư vào nước ta nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng.
Khi trở thành viên của WTO thì các khuôn khổ chính sách đầu tư sẽ có tính bền vững hơn, bên cạnh đó là một thị trường mở góp phần làm cho hệ thống chính sách cũng như luật pháp của nước ta phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Đây chính là điều mà các nhà đầu tư mong muốn và họ sẽ đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.
Đồng thời việc gia nhập WTO cũng làm đa dạng hóa các nhà đầu tư vào vùng cũng như đa dạng hóa các ngành nghề, và lĩnh vực thu hút đầu tư vào vùng. Vùng sẽ thu hút đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng mà trước đây chưa khuyến khích các nhà đầu tư như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, năng lượng
2. Nhân tố không thuận lợi
Bên cạnh những nhân tố thuận lợi, vùng còn tồn tại những điểm hạn chế và chính những điều này đã làm hạn chế khả năng thu hút FDI vào phát triển kinh tế của vùng
Thứ nhất, mặc dù vùng tập trung nguồn lao động khá đông, nhưng vẫn diễn ra tình trạng lao động thiếu tay nghề cao, phong cách và thói quen làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Người lao động vẫn chưa thực sự làm quen với tác phong công nghiệp, tư tưởng và cách làm việc vẫn mang nặng tư tưởng của nông dân.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thô sơ chưa xứng với yêu cầu phát triển của vùng.Vùng còn thiếu nhiều các đường cao tốc nối liền Hà Nội với các tỉnh lân cận. Ví dụ, 6 trục giao thông xuyên tâm của Hà Nội còn kém, chưa có trục nào là đường cao tốc, các cửa ngõ ra vào thành phố liên tục bị ùn tắc. Hệ thống cảng biển phục vụ xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế. Cảng Hải Phòng mỗi năm bốc xếp 14 triệu hàng hóa, đã đạt đến ngưỡng và hoạt động hết công suất. Trong tương lai, khi nhu cầu tăng lên hàng chục, hàng trăm triệu tấn mỗi năm thì hệ thống cảng biển hiện nay của vùng sẽ trở nên quá tải.
Thứ ba, việc gia nhập WTO cũng có những tác động bất lợi tới khả năng thu hút vốn FDI vì nó đặt nền kinh tế trước sự cạnh tranh mạnh mẽ với các nước trong khu vực và các nước thành viên của WTO. Do vậy, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần có những thay đổi và tạo mới các chính sách ưu đãi phù hợp để khuyến khích các nhà đầu tư. Nhưng sự thay đổi này không thể diễn ra trong một sớm một chiều mà là cả một quá trình và cần có thời gian. Điều này tạo tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư trong việc tạo ra quyết định đầu tư trong thời gian có sự thay đổi lớn trong chính sách.
Thực trạng thu hút FDI vào khu vực KTTĐ Bắc Bộ
1. Quy mô nguồn vốn FDI
Nước ta là một nước đang phát triển, chính vì vậy mà nguồn nội lực để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế. Vậy nên nguồn vốn đầu tư huy động trực tiếp từ nước ngoài là bổ sung cần thiết và quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển vùng.
Từ 1988 – 2005 toàn vùng đã thu hút được 1543 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 18049,1 triệu $ chiếm 27,8% so với cả nước, trong đó vốn pháp định FDI là 6378,6 triệu $ chiếm 26,2 % so với cả nước. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc là những địa phương có nhiều dự án FDI nhất trong vùng, trong đó Hà Nội có 816 dự án (FDI: 4248,6 triệu $); Hải Phòng 232 dự án ( 820,2 triệu $); Quảng Ninh 125 dự án (363,4 triệu $); Vĩnh Phúc 111 dự án (275,5 triệu $).
Trong thời gian qua, nước ta nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng đã có những biện pháp nhắm tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, mà tình hình huy động nguồn vốn này trong thời gian qua ở Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ nói riêng đã đạt được những kết quả đáng kể. Lượng FDI thu hút vào vùng liên tục tăng qua các năm. Điều đó thể hiện rõ nét qua bảng sau:
Bảng 2: Quy mô nguồn vốn FDI của vùng KTTĐ Bắc Bộ
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
2001-2005
2006
2007
Cả nước
TĐBB
Cả nước
TĐBB
Cả nước
TĐBB
Tổng số
240,44
52,93
398,9...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status