Tổ chức hạch toán tài sản cố định tại Công ty than Hà Lầm - TKV - pdf 27

Download miễn phí Tổ chức hạch toán tài sản cố định tại Công ty than Hà Lầm - TKV



1 Danh mục các từ viết tắt 1
2 Danh mục sơ đồ bảng biểu 1
3 Lời mở đầu 2
4 Phần 1 - Tổng quan về công ty than Hà Lầm 3
5 1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty than Hà Lầm 3
6 a. Quá trình hình thành và phát triển 3
7 b. Nhiệm vụ 3
8 1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty than Hà Lầm 4
9 Phần 2 - Thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty 6
10 2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 6
11 2. Đặc điểm vận dụng chế độ chính sách kế toán 8
12 2.2.1 Hình thức sổ kế toán đang áp dụng 8
13 2.2.2 Danh mục tài khoản đang áp dụng 10
14 2.2.3 Danh mục sổ kế toán đang sử dụng trong doanh nghiệp 10
15 2.2.4 Các phương pháp hạch toán, niên độ kế toán áp dụng tại Công ty 10
16 2.3 Tình hình thực tế công tác kế toán TSCĐ tại Công ty than Hà Lầm 11
17 2.3.1 Hạch toán tổng hợp TSCĐ tại Công ty than Hà Lầm 11
18 2.3.1.1 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ 11
19 2.3.1.2 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ 15
20 2.2.1.3 Hạch toán khấu hao TSCĐ 15
21 Phần 3 - Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty than Hà Lầm 22
22 3.1 ưu điểm 22
23 3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 23
24 3.2.1 Nguyên nhân 23
25 3.2.2 Nguyên nhân của tồn tại 24
26 Kết luận 25
27 Danh mục các trang tài liệu tham khảo 26
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h đáng và toàn diện đối với tài sản cố định từ quản lý chi tiết đến tổng hợp, tình hình tăng giảm cả về số lượng và giá trị sử dụng hợp lý của tài sản cố định thông qua công cụ đắc lực là kế toán tài sản cố định.
Vì vậy tác giả đã lựa chọn đề lựa "Tổ chức hạch toán tài sản cố định tại Công ty than Hà Lầm - TKV".
Luận văn gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty than Hà Lầm
Phần 2: Thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty than Hà Lầm
Phần 3: Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty than Hà Lầm.
Phần 1
Tổng quan về Công ty than Hà Lầm
1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty than Hà Lầm
a. Quá trình hình thành và phát triển
Mỏ than Hà Lầm nằm cách khu vực Hòn Gai (nay là thành phố Hạ Long) 04 km về phía Đông. Phía Bắc giáp khu mỏ Suối Lại, phía Tây giáp khu mỏ Bình Minh, phía Đông giáp khu mỏ Hà Trung.
Theo tài liệu lịch sử, người Pháp tiến hành khai thác khu mỏ Hà Lầm vào cuối thế kỷ XIX (1884), công nghệ khai thác hoàn toàn bằng thủ công. Pháp đã khai thác khoảng trên 5 triệu tấn ở vùng Hà Lầm. Năm 1939 đạt năng suất cao nhất 20 vạn tấn/năm.
Mỏ than Hà Lầm được thành lập từ ngày 20/8/1965, sau khi tiếp quản mỏ than Cái Đá của thực dân Pháp. Khi thành lập, tổng số cán bộ công nhân viên của mỏ gồm 500 người, sản lượng là 6 vạn tấn/năm.
Từ năm 1965 đến trước năm 1975 do chiến tranh leo thang của Mỹ ở miền Bắc nên sản xuất khó khăn, mỏ than Hà Lầm chỉ đạt sản lượng 6 vạn tấn/năm. Khi cuộc đánh phá lần thứ hai của Mỹ bị thất bại, mỏ Hà Lầm đi vào ổn định sản xuất.
Từ 1975 đến nay sản lượng được tăng liên tục, năm 1987 đạt 35 - 36 vạn tấn/năm.
Theo quyết định số: 405/QĐ - HĐQT ngày 01/10/2001 mỏ than Hà Lầm chính thức được đổi tên thành Công ty than Hà Lầm.
1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty than Hà Lầm
Mỏ than Hà Lầm được tổ chức bao gồm 17 phòng ban chức năng và 19 đơn vị sản xuất, cụ thể là:
- Ban giám đốc
- Các phòng ban chức năng bao gồm: Phòng điều khiển sản xuất, phòng kỹ thuật, phòng KCS, phòng tổ chức đào tạo, phòng kế hoạch, phòng kế toán thống kê, phòng địa chất, phòng trắc địa, phòng thanh tra an toàn, phòng bảo vệ quân sự, phòng kho vật tư, văn phòng mỏ, phòng cơ điện.
- Đơn vị sản xuất bao gồm: Công trường V10, công trường K2 - 50, công trường kiến thiết cơ bản, công trường 88, công trường 26, phân xưởng chế biến, phân xưởng cơ điện, phân xưởng xây dựng, phân xưởng cảng, phân xưởng thông gió, phân xưởng nhà đèn, phân xưởng ô tô, phân xưởng gạt, ngành ăn mỏ, nhà trẻ mỏ.
Chức năng cụ thể của các đơn vị sản xuất như sau:
+ Công trường vận chuyển 28 có nhiệm vụ kéo than lò, chuẩn bị chân hàng cho tiêu thụ. Riêng công trường vận chuyển 28 ngoài nhiệm vụ chính kéo than lò, sàng tuyển còn có nhiệm vụ giải quyết một số công trình của công ty như: lắp đặt hệ thống ống hơi, ép khí cố định, công trình băng tải...
+ Phân xưởng cơ điện có nhiệ vụ gia công sửa chữa các thiết bị điện, cơ khí cho các công trường, phân xưởng trong toàn công ty.
+ Phân xưởng ô tô có nhiệm vụ bốc xúc vận chuyển than khai thác.
+ Các công trường 26, 88, 89, 100 trực tiếp khai thác than.
+ Nhiệm vụ của công trường thông gió là đảm bảo hệ thống thông gió, thoát nước trong hầm lò.
+ Phân xưởng xây dựng là phân xưởng chịu trách nhiệm trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng gia công, chèn bê tông.
+ Phân xưởng nhà đèn là đơn vị cung cấp trang bị bảo hộ, đèn lò, giặt sấy ủng mũ
Có thể biểu diễn cơ cấu tổ chức bộ máy công ty than Hà Lầm bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của mỏ than Hà Lầm
Nhà trẻ mỏ
Ngành ăn mỏ
Phân xưởng san gạt
Phân xưởng ô tô
Phân xưởng nhà điện
Phân xưởng thông gió
Phân xưởng cảng
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng xây dựng
Phân xưởng chế biến
Công trường vận chuyển 28
Công trường 100
Công trường 26
Công trường 89
Công trường 88
Công trưòng kiến thiết cơ bản
Công trường K2
- 50
Công trường
K1
- 50
Công trường V10
Phòng cơ điện mỏ
Phòng
địa chất
Phòng trắc địa
Phòng kỹ thuật
Phòng thanh tra an toàn
Phòng KCS
Phòng Kế toán thống kê
Phòng thanh tra công nhân
Văn phòng mỏ
Phòng Kho vật tư
Phòng Y tế
Phòng bảo vệ quân sự
Phòng đào tạo
Phòng tổ chức lao động
Phòng tiêu thụ
Phòng kế hoạch
Phòng điều khiển sản
xuất
P. Giám đốc
kỹ thuật
Kế toán trưởng
P. Giám đốc kinh doanh
P. Giám đốc sản xuất
Giám đốc
Phần 2
Thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty than Hà Lầm
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán Công ty than Hà Lầm được thể hiện qua hình (3-7): Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty than Hà Lầm.
Căn cứ vào nhiệm vụ và yêu cầu quản lý bộ máy kế toán Công ty, phòng kế toán Công ty bao gồm 17 người được đào tạo cơ bản, có trình độ đại học trở lên, là người lao động sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có trình đọ chuyên môn vững vàng dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, dưới kế toán trưởng là 2 phó phòng.
- Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung của phòng, tham mưu cho Giám đốc về mọi mặt hoạt động tài chính của Công ty, đảm bảo đúng chế độ chính sách của Bộ tài chính và quy định của Nhà nước . Trực tiếp điều hành bộ phân tài chính của Công ty, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Công ty và Nhà nước công tác tài chính kế toán thống kê.
Kế toán trưởng
Phó phòng phụ trách tổng hợp giá thành
Phó phòng phụ trách đầu tư XDCB
Tổ vật tư
Tổ tiền lương
K.toán theo dõi bán hàng
KT công nợ, tiền mặt, tạm ứng
Kế toán TSCĐ
Kế toán ngân hàng
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty than Hà Lầm
- Phó phòng kế toán tổng hợp giá thành: Giúp việc cho trưởng phòng và tổng hợp báo cáo tài chính tháng, quý, năm theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn công tác nghiệp vụ kế toán cho nhân viên, kiểm tra các phần hành chi tiết, đối chiếu số liệu giữa các bộ phận liên quan, thay kế toán trưởng điều hành khi trưởng phòng đi công tác.
- Phó phòng phụ trách đầu tư, XDCB: Giúp việc cho trưởng phòng và chịu trách nhiệm về các TK 241- đầu tư xây dựng cơ bản dở dang, sửa chữa lớn TSCĐ, TK 335.1- Trích trước chi phí sản xuất lớn TSCĐ, TK 336- Phải trả nội bộ.
- Tổ vật tư: Phụ trách toàn bộ công tác xuất vật tư và theo dõi tài khoản 331, 152, 153, 242, 142, NKCT số 5 và các bảng kê, bảng phân bổ liên quan theo dõi toàn bộ việc nhập xuất vật tư cho sản xuất, XDCB theo dõi kho, hàng thángcùng phòng cật tư đối chiếu cho các phân xưởng. Mở các thẻ kho, sổ chi tiết vật liệu cho từng kho, từng loại vật tư.
- Kế toán theo dõi bán hàng: Hạch toán các TK 514.1, 512, 131, 138, 333. Hàng tháng, quý căn cứ doanh thu bán hàng, các khoản đã thu tiến hành đối chiếu xác nhận số dư với khách hàng phải thu.
- Kế toán tiền lương: Theo dõi nguồn lương toàn Công ty, kinh phí Đảng, BHXH, KPCĐ, BHYT. Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công của các phân xưởng, phòng ban để làm lương cho toàn Công ty.
- Kế toán tiền mặt, công nợ, tạm ứng: Theo dõi các TK 111, 141, 334.1,334.4, 335.2, 431, kiểm tra các chứng từ thanh toán hợp lý, hợp lệ và có đủ ch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status