Giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thị xã Hà Tĩnh - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thị xã Hà Tĩnh



 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG. 3
1.1.1 Khái niệm cơ bản về Ngân hàng thương mại. 3
1.1.1.1. Khái niệm. 3
1.1.1.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại. 3
1.1.2. Chức năng cơ bản của Ngân hàng. 5
1.1.2.1 Trung gian tài chính. 5
1.1.2.2. Tạo phương tiện thanh toán. 5
1.1.2.3. Trung gian thanh toán. 6
1.1.3. Các dịch vụ Ngân hàng. 7
1.1.3.1 Nhận tiền gửi. 7
1.1.3.2. Mua bán ngoại tệ. 7
1.1.3.3 Cho vay. 7
1.1.3.4 Bảo lãnh. 8
1.1.3.5 Bảo quản tài sản hộ. 8
1.1.3.6. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. 8
1.1.3.7.Quản lý ngân quỹ. 9
1.1.3.8. Tài trợ các hoạt động của chính phủ. 9
1.1.3.9. Cho thuê thiết bị trung và dài hạn (leasing). 9
1.1.3.10. Các dịch vụ Ngân hàng khác 9
1.2 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 10
1.2.1. Khái niệm về tín dụng. 10
1.2.2. Các hình thức của tín dụng 11
1.2.2.1 Chiết khấu thương phiếu. 11
1.2.2.2. Cho vay. 12
1.2.2.3. Cho thuê tài chính. 14
1.2.2.4. Bảo lãnh, bảo đảm. 14
1.3. CHO VAY TIÊU DÙNG 15
1.3.1. Vai trò của cho vay tiêu dùng 15
1.3.2.1 Đối với người tiêu dùng 15
1.3.1.2 Đối với nhà sản xuất. 16
1.3.1.3 Đối với các Ngân hàng thương mại. 16
1.3.1.4 Đối với nền kinh tế 18
1.3.2.Khái quát về Cho vay tiêu dùng. 19
1.3.2.1. Khái niệm về cho vay tiêu dùng. 19
1.3.2.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 19
1.3.2.3. Phân loại cho vay tiêu dùng. 22
1.3.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỊ XÃ HÀ TĨNH. 35
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỊ XÃ HÀ TĨNH 35
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Hà Tĩnh. 35
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 35
2.1.3.Tổ chức nhân sự: 36
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ và các nghiệp vụ cơ bản. 37
2.1.4. Tình hình hoạt động của chi nhánh trong thời gian qua. 39
2.1.4.1.Kết quả huy động vốn: 39
2.1.4.2. Kết quả sử dụng vốn: 41
2.1.4.3. Công tác kế toán – kho quỹ: 43
2.1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh. 44
2.2.THỰC TRẠNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỊ XÃ HÀ TĨNH. 45
2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh No & PTNT thị xã Hà Tĩnh. 45
2.2.1.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn. 45
2.2.1.2. Thẩm định cho vay. 47
2.2.1.3. Nhân viên tín dụng lập hợp đồng tín dụng và giải ngân. 48
2.2.1.4. Theo dõi trả nợ vay và xử lý nợ quá hạn 49
2.2.2. Đối tượng cho vay và điều kiện cho vay. 51
2.2.2.1. Đối tượng cho vay: 51
2.2.2.2. Điều kiện cho vay: 51
2.2.3. Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay tiêu dùng. 52
2.2.3.1.Các văn bản, Quy định của Ngân hàng nhà nước. 52
2.2.3.2 Các văn bản, quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. 53
2.2.4. Thực tế cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT thị xã Hà Tĩnh. 53
2.2.4.1. Dư nợ cho vay tiêu dùng. 54
2.2.4.2. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo thời gian. 57
2.2.4.3. Đánh giá tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT thị xã Hà Tĩnh. 58
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CVTD TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỊ XÃ HÀ TĨNH 63
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG No & PTNT NĂM 2007 63
3.1.1. Phương hướng phát triển chung của Ngân hàng năm 2007. 63
3.1.2. Phương hướng phát triển cho vay tiêu dùng năm 2007. 63
3.2. ĐIỀU KIỆN MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI THỊ XÃ HÀ TĨNH. 64
3.3. CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO & PTNT THỊ XÃ HÀ TĨNH. 66
3.3.1. Xác định khách hàng mục tiêu. 66
3.3.2. Mở rộng chiến lược Marketing. 67
3.3.3. Cải tiến quy trình cho vay, giải ngân đối với khách hàng. 68
3.3.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 68
3.3.5. Phát triển công nghệ Ngân hàng. 70
3.3.6. Kết hợp với các công ty, các cửa hàng lớn trong cho vay tiêu dùng. 70
3.3.7. Đa dạng hóa các sản phẩm của hình thức cho vay tiêu dùng. 71
KẾT LUẬN. 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g ty bán lẻ có thể từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng tốt của mình. Nếu như người cấp tín dụng là Ngân hàng thì những điều này có thể được hạn chế.
+ CVTD trực tiếp linh hoạt hơn so với CVTD gián tiếp ở chỗ: cuối cùng quan hệ vay mượn chỉ diễn ra giữa Ngân hàng và người tiêu dùng, không liên quan tới công ty bán lẻ. Khách hàng không trả được nợ thì phần lớn là không liên quan tới công ty bán lẻ.
+ Khi khách hàng có quan hệ tín dụng trực tiếp từ Ngân hàng thì có rất nhiều lợi thế phát sinh như: Ngân hàng có thể mở rộng quan hệ với khách hàng, tạo ra hình ảnh tốt đẹp về Ngân hàng đối với khách hàng. Còn đối với khách hàng có cơ hội tiếp cận được với nhiều dịch vụ Ngân hàng hơn.
CVTD trực tiếp được thực hiện theo các cách sau:
+ Tín dụng trả theo định kỳ:
Đây là cách được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Theo cách này, Ngân hàng cấp cho khách hàng toàn bộ số tiền vay và khách hàng trả nợ cho Ngân hàng theo từng kỳ hạn cụ thể. Kỳ hạn hoàn trả có thể khác nhau tuỳ từng trường hợp vào nhu cầu của người vay, thường là một lần trên tháng.
+ Thấu chi:
Đây là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trên cơ sở hạn mức tín dụng, được thực hiện bằng cách Ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoản thời gian xác định.
+ Thẻ tín dụng:
Là hình thức cấp tín dụng trong đó Ngân hàng phát hành thẻ tín dụng cho những người có tài khoản ở Ngân hàng đủ điều kiện cấp thẻ và ấn định mức giới hạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được phép sử dụng.
1.3.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng
Cũng như các hình thức cho vay khác CVTD chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan như môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, khách hàng và cả chính bản thân Ngân hàng.
Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động CVTD của các NHTM thành 2 nhóm:
a) Nhóm nhân tố khách quan:
- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm mọi hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế mà đặc trưng của nó là trình độ phát triển kinh tế, thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người Bất kỳ sự biến động nào của các hoạt động kinh tế đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại. Hơn nữa, hoạt động của các NHTM được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, vì vậy, sự ổn định hay bất ổn, tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng. Một môi trường kinh tế lành mạnh, các chủ thể kinh tế hoạt động có hiệu quả và có sự tham gia của các chủ thể kinh tế khác góp phần thúc đẩy quy mô tín dụng lên cao. Ngược lại, nếu môi trường kinh tế có những biến động khó lường hay trong tình trạng khó khăn, các kế hoạch hay dự tính khó có có thể chính xác được thì các chủ thể kinh tế sẽ có xu hướng co cụm trong hoạt động của mình hay rút khỏi nền kinh tế hay lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Chính những điều này làm quy mô tín dụng tụt giảm xuống. Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái và khủng hoảng thì chất lượng tín dụng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thu nhập của người dân giảm sút dẫn đến giảm khả năng trả nợ cho Ngân hàng, rủi ro vì đó mà tăng lên.
- Môi trường xã hội:
Các nhân tố xã hội như: Niềm tin, tình hình trật tự an ninh và an toàn xã hội, trình độ dân trí, bản sắc dân tộc ảnh hưởng trực tiếp tới các tác nhân chính tham gia vào các quan hệ tín dụng Ngân hàng, đó là Ngân hàng và khách hàng. Chất lượng CVTD của Ngân hàng có cao hay không phụ thuộc một phần vào thiện chí trả nợ của khách hàng, vào nét tính cách tiêu biểu của người dân như tính cần cù, trung thực, ham lao động và tằn tiện hay là ưa thích hưởng thụ
Người dân Việt Nam có thói quen tiết kiệm để mua sắm nhà ở trong tương lai khi có thể. Sau đó mới nghĩ đến việc hưởng thụ; Bởi vậy, họ không có tư tưởng vay để sống sung túc trong cảnh nợ nần. Yếu tố thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vay tiêu dùng. Những người có thu nhập cao thường có thói quen mua sắm hưởng thụ cao hơn.
Xu hướng di dân từ nông thôn ra thành phố cũng là yếu tố tác động đến sự mở rộng tín dụng tiêu dùng của các NHTM. Việc tập trung ngày càng đông ở các đô thị cộng với thu nhập cao sẽ đẩy nhu cầu vay tiền thoả mãn việc mua sắm xây dựng nhà cửa tăng lên, mở rộng thị trường cho các NHTM.
-Đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh là khó tránh khỏi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế nói chung cũng như trong hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Các đối thủ cạnh tranh rất đa dạng và phức tạp, đó có thể là các đối thủ cũ, cũng có thể là các đối thủ mới, thậm chí là các đối thủ còn chưa hoạt động trên thị trường. Sự xuất hiện này dẫn đến thị trường CVTD bị chia nhỏ. Tuy nhiên, cạnh tranh không phải để thắng thua mà cạnh tranh để cùng phát triển. Điều quan trọng là các Ngân hàng phải hiểu đối thủ, tìm ra bản sắc riêng của mình để không những giữ chân khách hàng mà còn thu hút thêm khách hàng mới.
- Môi trường pháp lý:
Do đặc thù của ngành Ngân hàng luôn mang tính rủi ro cao và sự đổ vỡ có tính chất dây chuyền, do đó kinh doanh Ngân hàng luôn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật. Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho Ngân hàng những cơ hội mới và cả những thách thức mới. Môi trường pháp lý thường sẽ giúp các Ngân hàng tránh được những rủi ro. Do vậy, một Ngân hàng luôn luôn cần chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với những quy định mới, phân tích và dự báo được những xu hướng thay đổi của môi trường pháp luật từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp nhất với xu thế chung, nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.
-Khách hàng vay vốn.
Khách hàng vay vốn là nhân tố mang tính quyết định đến chất lượng của tín dụng, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng. Nhân tố này được xem xét đến dựa trên các mặt như đạo đức của khách hàng, tính trung thực của khách hàng v.v Đạo đức của khách hàng được đánh giá trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm nó là yếu tố quyết định đến hành vi trả nợ của khách hàng. Khách hàng phải có năng lực pháp lý để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng. Mức tín nhiệm của khách hàng liên quan đến sự sẵn lòng và thiện chí thực hiện hợp đồng.
Trên thực tế, nguồn trả nợ cho Ngân hàng trong cho vay tiêu dùng là một vấn đề quan trọng. Đa số thu nhập thường xuyên của khách hàng trong tương lai là nguồn trả nợ chính của khách hàng, khách hàng có thu nhập càng cao thì việu trả nợ định kỳ càng ít ảnh hưởng tới các chi tiêu khác, đặc biệt là chi tiêu thường xuyên của khách hàng, ít ảnh hưởng tới tình hình tài chính của khách hàng và khoản vay càng an toàn. Tuy vậy, ở thực tế để xác định được thu nhập thường xuyên ở Việt Nam là rất khó khăn vì đa số họ không giao dịch thanh toán qu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status