Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần Lilama Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần Lilama Hà Nội



 Quản lý và sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hợp lý đúng mục đích, có hiệu quả là vấn đề rất cần thiết trong các doanh nghiệp. Việc làm này tác động trực tiếp đến tới các yếu tố chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do đó, mỗi công đoạn từ thu mua, bảo quản, dự trữ và đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đều có ý nghĩa rất lớn trong việc quyết định giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua đó, ta có thể khẳng định kế toán nguyên vật liệu có vị trí quan trọng trong công tác kế toán của các doanh nghiệp.
Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội nắm bắt được tầm quan trọng của kế toán nguyên vật liệu nên đã từng bước đổi mới công tác quản lý, tổ chức hạch toán nguyên vật liệu có hiệu quả. Với năng lực trình độ nghiệp vụ thành thạo của cán bộ kế toán công ty cùng với sự hỗ trợ của ứng dụng khoa học kỹ thuật máy vi tính công tác kế toán của công ty ngày càng hoàn thiện và đáp ứng được yêu cầu quản lý.
Vì thời gian thực tập tại công ty có hạn và do còn thiếu kinh nghiệm bản thân nên báo cáo thực tập tốt nghiệp của em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giúp em trau dồi kiến thức về lý luận thực tế trong công tác kế toán.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thực hiện bằng một trong hai phương pháp tuỳ từng trường hợp vào từng trường hợp:
+ Phương pháp bình quân gia quyền.
+ Phương pháp thực tế đích danh.
Đối với vật tư còn tồn trong kho, khi xuất kho cho sản xuất thi công thì tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Đối với vật tư mua về đưa thẳng đến chân công trình mà không qua nhập kho thì tính theo phương pháp giá thực tế đích danh.
Chi phí công cụ dụng cụ: Công cụ, công cụ sử dụng cho thi công công trình như cuốc, xẻng, que hàn, kìm, búa, ván khuôn, giàn giáo... Khi xuất công cụ công cụ cho thi công các công trình, chi phí công cụ công cụ được phân bổ cho các công trình tuỳ từng trường hợp vào thời gian sử dụng mỗi loại CCDC cho thi công công trình đó, song thông thường công ty phân bổ CCDC cho các công trình theo tỷ lệ là 30%, nhưng có những công trình được phân bổ 15% và cũng có những công trình phải phân bổ 100%, tuỳ theo giá trị công trình và giá trị của công cụ công cụ cũng như thời gian hữu dụng của nó.
Hạch toán vật tư thừa: Tại công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội, việc tính toán, mua sắm, cung cấp vật tư cho thi công các công trình là tương đối chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, đúng yêu cầu về qui cách, chủng loại... và việc quản lý sử dụng cũng được quan tâm đúng mức. Khi xuất kho căn cứ vào dự toán được lập cho các công trình và những hao hụt trong định mức để phê duyệt phiếu yêu cầu. Khi có những phát sinh trong quá trình thi công thì chủ nhiệm công trình phải trình báo để phê duyệt để xin cấp thêm vật tư. Vì vậy, phế liệu ở các công trình là rất ít và hầu như không có.
Đối với vật tư thừa, không sử dụng hết thì được nhập lại kho, khi đó kế toán căn cứ vào số vật tư thừa nhập kho để ghi tăng vật tư trong kho nhưng không ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công trình mà ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong kì.
Nợ TK 152, 153
Có TK 154
2.3.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm: chi phí lương trả cho công nhân trực tiếp tham gia công trình, công nhân phục vụ thi công, mà không bao gồm các khoản trích theo lương và tiền ăn ca của công nhân ( Đây là đặc điểm riêng của ngành xây lắp trong việc tính lương ).
Chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Vì vậy, việc tổ chức hạch toán chi phí nhân công trực tiếp cũng được đặc biệt chú trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến tổng giá thành thực tế của các công trình mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động.
Hiện nay công ty có 2 bộ phận lao động. Một bộ phận lao động trực tiếp tham gia trên các công trường và bộ phận làm nhiệm vụ quản lý công trường.
Tiền lương của công ty trả làm 2 kỳ trong tháng. Kì 1 tạm ứng lương cho người lao động. Kì 2 trả hết số lương còn lại cho người lao động. Số tiền được tạm ứng căn cứ vào tổng quỹ lương, tỷ lệ trích lương của công ty.
2.3.3.3. Chi phí sử dụng máy thi công.
Chi sử dụng máy thi công của công ty gồm : chi phí tiền lương của công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công, chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao máy thi công và các chi phí bằng tiền khác
2.3.3.4.Chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh có liên quan đến việc tổ chức quản lý và phục vụ thi công.
Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí sản xuất chung, công ty sử dụng tài khoản tổng hợp - TK627 và được mở chi tiết cho từng khoản mục chi phí.
Chi phí sản xuất chung của công ty bao gồm các khoản chi phí sau:
+ Chi phí nhân viên, BHXH, YT, KPCĐ (TK6271)
+ Chi phí vật liệu, CCDC (TK6272)
+ Chi phí khấu hao TSCĐ (TK6274)
+ Chi phí bằng tiền khác (TK6278)
2.3.3.4.1. Chi phí nhân viên.
Chi phí nhân viên được tính vào chi phí sản xuất chung bao gồm: Tiền lương của nhân viên làm những công việc có tính chất phục vụ chung như công nhân sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhân viên trực điện sản xuất, phục vụ ở phân xưởng gia công, tiền lương của nhân viên quản lý các công trình, các chuyên viên, kế toán, bảo vệ trực tiếp tham gia các công trình, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương theo định trên tổng quỹ lương của công ty.
Để hạch toán chi phí nhân viên trong chi phí sản xuất chung, công ty mở chi tiết TK627- TK6271 để phản ánh các chi phí này.
2.3.3.3.2. Chi phí vật liệu, CCDC.
Thuộc chi phí này bao gồm: chi phí về nhiên liệu phục vụ cho máy móc thiết bị (xăng, dầu...), nhiên liệu chạy xe chở hàng cho sản xuất, vật liệu, CCDC dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ quản lý công trình, đội sản xuất...
Để hạch toán chi phí vật liệu trong chi phí sản xuất chung, công ty sử dụng TK6272
Vật liệu, CCDC dùng cho sản xuất chung phần lớn được dự trữ trong kho. Khi có nhu cầu cần dùng thì xuất kho theo yêu cầu, chứng từ sử dụng cũng là các phiếu xuất kho.
Các phiếu xuất kho này cũng được tập hợp , gửi về phòng tài vụ. Định kỳ khoảng 5 ngày kế toán tập hợp các phiếu xuất kho lấy số liệu ghi Bảng kê phiếu xuất công cụ dụng cụ. Số liệu tổng cộng được lấy để vào bảng phân bổ công cụ dụng cụ.
2.3.3.4.3. Chi phí khấu hao TSCĐ.
Theo quy định hiện hành, tài sản cố định là những máy móc thiết bị ... có giá trị từ 10.000.000 (đ) trở lên.
Tài sản cố định của công ty bao gồm máy móc thiết bị dùng cho thi công như máy ủi, đầm, máy thuỷ bình, máy kinh vĩ, máy trộn bêtông..., xe tải; máy móc thiết bị dùng cho quản lý, phục vụ sản xuất, như máy in, máy điều hoà, xe con,... được hình thành từ vốn ngân sách Nhà nước cấp và vốn tự bổ sung và nguồn vốn khác.
Đối với doanh nghiệp trong ngành xây lắp thì máy móc thiết bị trong sản xuất nói riêng, TSCĐ của doanh nghiệp nói chung giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển, máy móc đã thay thế sức lao động của con người trong rất nhiều công việc. Đặc biệt đối với một DNXL trong điều kiện hiện nay thì khả năng về máy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất thi công là một yêu cầu không thể thiếu khi tham gia đấu thầu một công trình nào đó. Chất lượng, chức năng, tác dụng của máy móc, thiết bị ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của công trình xây lắp.
Giá trị máy móc, thiết bị trong XDCB thường rất lớn, vì vậy, một yêu cầu đặt ra là phải quản lý thật tốt cả về hiện vật và giá trị. Công ty cổ phần LILAMa Hà Nội đang chấp hành chế độ quản ký, sử dụng TSCĐ theo quyết định số 1062 của Bộ Tài chính (hiện nay được thay thế bằng quyết định 166). Theo chế độ này, công ty thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao tuyến tính (khấu hao đường thẳng).
Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao
Tỷ lệ khấu hao được xác định căn cứ vào số năm sử dụng của từng loại TSCĐ theo qui định cuả Nhà nước mà công ty đã đăng ký tại Cục quản ký vốn và Tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp.
2.3.3.4.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Thuộc chi phí này bao gồm: chi phí về tiền điện, tiền nước phục vụ cho thi công công trình, chi phí thuê phương tiện vận chuyển vật tư...
Chứng từ làm căn cứ ghi sổ là các hoá đơn, các giấy báo nợ, của Ngâ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status