Giải pháp giải quyết việc làm ở Thái Bình đến 2005 - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Giải pháp giải quyết việc làm ở Thái Bình đến 2005



Phạm Phú Quang Lớp Kế hoạch 41B
Lời mở đầu .1
Phần I: Kế hoạch việc làm trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội . 3
I. Quản lí bằng kế hoạch trong nền kinh tế thị trường. 3
1. Kế hoạch hoá. 3
1.1 Khái niệm: 3
1.2 Chức năng của kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường. 3
1.3 Yêu cầu tất yếu của quản lý bằng kế hoạch trong nền kinh tế. 5
2. Hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 7
II. Việc làm và kế hoạch giải quyết việc làm 8
1. Các khái niệm cơ bản 8
1.1 Dân số trong độ tuổi lao động. 8
1.2 Nguồn nhân lực: 8
1.3 Lực lượng lao động 9
1.4 Việc làm: 12
1.5 Thất nghiệp: 18
2. Giải quyết việc làm. 22
2.1 Ý nghĩa giải quyết việc làm .22
2.2 Đổi mới nhận thức về giải quyết việc làm 23
3. Kế hoạch lực lượng lao động 26
3.1 Khái niệm: 26
3.2. Vị trí vai trò của kế hoạch lực lượng lao động 26
3.3. Nội dung của kế hoạch lao động và việc làm. 27
 
 
 
III. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh ảnh hưởng đến giải quyết việc làm .29
 
Phần II. Thực trạng giải quyết việc làm ở Thái Bình trong 2 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 32
I- Mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch giải quyết việc làm ở Thái Bình thời kì 2001 - 2005. 32
1. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh về giải quyết việc làm. 32
2. Mục tiêu và phướng hướng giải quyết việc làm của tỉnh giai đoạn 2001 - 2005. 32
2.1 Mục tiêu chung: 32
2.2 Mục tiêu cụ thể: 33
2.3 Phương hướng. 35
II- Tình hình giải quyết việc làm ở tỉnh trong 2 năm đầu của kế hoạch 2001 - 2005. 36
1- Thực trạng lao động việc làm ở tỉnh hiện nay. 36
2- Những thuận lợi, khó khăn trong 2 năm đầu triển khia kế hoạch việc làm 2001 - 2005. 40
2.1 Thuận lợi: 40
2.2 Khó khăn: 42
3- Kết quả thực hiện kế hoạch việc làm 2001-2005 trong hai năm đầu. 43
3.1 - Tình hình thực hiện các chỉ tiêu giải quyết việc làm: 43
3.2- Các nhân tố tác động đến giải quyết việc làm ở Thái Bình trong 2 năm 2001-2002 47
Phần III. Giải pháp giải quyết việc làm ở Thái Bình đến năm 2005 51
I- Mục tiêu việc làm của tỉnh 2003-2005 51
II- Những thuận lợi và khõ khăn trong giải quyết việc làm 2003-200.53
1- Những thuận lợi cơ bản . .53
2- Những vấn đề khó khăn cơ bản. 54
III - Các giải pháp và chính sách cơ bản về giải quyết việc làm của tỉnh: 54
1- Nhóm giải pháp nhăm tiếp tục thực hiện các chương trình và phát triển kinh tế của tỉnh. 54
1.1- Thực hiện tốt, có hiệu quả các chương trình nông nghiệp nông thôn 54
1.2- Phát triển công nghiệp và xây dựng 58
1.3- Phát triển thương mại và dịch vụ: 63
2- Giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng lao động kết hợp với chính sách khuyến khích dạy nghề của tỉnh. 65
3- Các chính sách giải quyết việc làm 67
3.1- Chính sách dân số và di dân: 67
3.2- Xuất khẩu lao động: 68
3.3- Chính sách hỗ trợ trực tiếp để tạo việc làm. 70
3.4- Xây dựng và áp dụng một số cơ chế, chính sách khuyến khích để thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm. 71
Kết luận . .73
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


kinh tế biển, chương trình kiên cố hoá kênh mươngđã tạo đà, dần hình thành một nền nông nghiệp hàng hoá tập trung có khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm cho vùng và cả nước, đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động theo hướng tích cực: Một mặt thu hút lao động tại chỗ ngày càng nhiều vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mặt khác làm tăng năng suất lao động, tăng quỹ thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp, tạo điều kiện giải phóng lao động nông nghiệp sang hoạt động ở một số lĩnh vực khác.
Ngoài tài nguyên đất được coi là rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp tập trung. Thái Bình còn có nguồn tài nguyên về dầu khí đang được khai thác sử dụng hiệu quả ở Tiền Hải và mới được phát hiện ở Thái Thuỵ với trữ lượng lớn, đó là nền móng cho việc phát triển các ngành công nghiệp có giá trị cao bên cạnh những ngành công nghiệp truyền thống mà tỉnh có lợi thế từ trước như may mặc, giày dép, mây tre đanTrong những năm tới việc hình thành và đưa vào hoạt động các cụm công nghiệp (cụm công nghiệp thị xã, cụm công nghiệp Tiền Hải, Thái Thuỵ) sẽ tạo ra một bước ngoặt lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh và có khả năng thu hút hàng vạn lao động mỗi năm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu lao động theo hướng tích cực, bền vững.
3.2 Điều kiện kinh tế xã hội: Thái Bình có nền sản xuất nông nghiệp lúa nước truyền thống với các khu vực dân cư được tổ chức theo các làng, xã, thôn, xóm mang đặc trưng của vùng nông thôn Bắc Bộ. Từ xưa người đời sống người nông dân trong tỉnh chủ yếu chỉ gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp, quá trình sản xuất bó hẹp trong một thôn, một xóm chưa có sự tổ chức sản xuất, tổ chức lao động có tính tập chung của sản xuất hàng hoá. Ngoài sản xuất nông nghiệp một số nơi trong tỉnh còn phát triển hình thành các làng nghề, xã nghề truyền thống như: dệt, đúc đồng, mây trethu hút, giải quyết được khá nhiều lao động nông nhàn và lao động thời vụ vốn còn nhiều trong nông thôn. Tuy nhiên sự phát triển này còn mang tính tự phát theo cách truyền nghề và phục vụ nhu câù tại chỗ, vì vậy mà nó chưa phát triển rộng khắp có tính quy hoạch tương xứng với tiềm năng về nguyên liệu cũng như lao động của vùng. Trong những năn gần đây thực hiện nghị quyết Đại hội IX và nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI về đẩy nhanh phát triển kinh tế với mục tiêu phát triển nông nghiệp là nền tảng dần hình thành một nền sản xuất nông nghiệp có tính hàng hoá cao, đồng thời hình thành các cụm công nghiệp, khu công nghiệp với các ngành nghề mà tỉnh có tiềm năng phát triển như công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, may mặccó khả năng tạo, thu hút hàng vạn lao động có tay nghề được đào tạo, dịch chuyển từ nông nghiệp sang. Phát triển công nghiệp cũng là bước đột phá mang tính tất yếu và cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong tương lai.
Phần II
Thực trạng giải quyết việc làm ở Thái Bình trong 2 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005
I- Mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch giải quyết việc làm ở Thái Bình thời kì 2001 - 2005.
1. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh về giải quyết việc làm.
Trong chương trình mục tiêu giải quyết việc làm năm 2001 và đến năm 2005 của tỉnh đã nêu: Giải quyết việc làm cho người lao động vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, vừa mang tính cấp bách, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và của chính người lao động. Nhà nước các cấp có trách nhiệm xây dựng chương trình giải quyết việc làm hàng năm và từng thời kì, đề ra các chỉ tiêu tạo việc làm và các giải pháp thực hiện, có hệ thống các chính sách ưu đãi khuyến khích có liên quan đến tạo nhiều chỗ làm việc mới để thu hút lao động và có trách nhiệm đối với người lao động.
Giải quyết việc làm phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đồng thời phải căn cứ vào 2 chỉ tiêu chủ yếu đó là hiệu quả kinh tế và chỗ việc làm mới để lựa chọn các dự án phát triển kinh tế.
Giải quyết việc làm phải gắn với việc không ngừng nâng cao chất lượng lao động, do đó phải xây dựng kế hoạch, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm , yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
2. Mục tiêu và phướng hướng giải quyết việc làm của tỉnh giai đoạn 2001 - 2005.
2.1 Mục tiêu chung:
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh 5 năm 2001 - 2005 là: Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp tục khắc phục những điểm yếu kém tồn tại trong nền kinh tế khơi dậy và phát huy tối đa nguồn nội lực, nâng dần nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững hơn mức bình quân 5 năm trước. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả phát triển, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phát huy nhân tố con người, phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo, chăm lo giải quyết những vấn đề bức xúc về việc làm; ổn định và cải thiện vững chắc đời sống nhân dân; tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và tạo tiêu đề cần thiết khác để đi vào giai đoạn phát triển tiếp theo. Giữ vững ổn định chính trị an toàn xã hội, từng bước đưa Thái Bình trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển khá ở đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Từ những quan điểm trên, căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh năm 2001 và đến năm 2005 mục tiêu chung giải quyết việc làm là: phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo mở việc làm mới bảo đảm việc làm cho người lao động có nhu cầu việc làm. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi người mở mang ngành nghề tạo việc làm cho mình và cho người khác. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để trợ giúp người thất nghiệp nhanh chóng có việc làm, người thiếu việc làm hay việc làm có hiệu quả thấp để có việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả cao. Giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
+ Về dân số kế hoạch gia đình: Tiếp tục thực hiện công tác xã hội hoá công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, tăng cường hoạt động giáo dục truyền thông về dân số, củng cố nhận thức của nhân dân. Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,04% để dân số Thái Bình đến 2005 là 1874000 người.
+ Về lao động việc làm: tạo việc làm và ổn định việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là mục tiêu cơ bản, cấp bách cần tập trung giải quyết trong 5 năm 2001 - 2005 và những năm tiếp theo.
Phấn đấu giải quyết việc làm và ổn định việc làm: Bình quân mỗi năm phải giải quyết thêm 18 - 20 nghìn chỗ việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Thị xã, thị trấn từ 7,8% xuống còn 4%, nâng tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động ở kh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status