Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thi công và cấp nước Quảng ninh - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thi công và cấp nước Quảng ninh



LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 2
I/ Tài sản cố định và yêu cầu quản lý tài sản cố định 2
II/ Nội dung tổ chức kế toán tài sản cố định ở doanh nghiệp sản xuất 4
1. Phân loại TSCĐ: 4
1.1. Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: 4
1.2. Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, . 5
1.3. Tài sản cố định bảo quản, giữ hộ Nhà nước 5
2. Đánh giá tài sản cố định: 5
2.1. Xác định nguyên giá: 5
2.2. Giá trị hiện còn của tài sản cố định: 7
3. Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định: 7
3.1- Trình tự thủ tục hạch toán tài sản cố định: 7
3.2. Trình tự hạch toán 9
PHẦN II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY THI CÔNG VÀ CẤP NƯỚC QUẢNG NINH 21
I.Giới thiệu khái quát về công ty thi công và cấp nước Quảng Ninh. 21
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 21
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty thi công và cấp nước Quảng Ninh. 22
II. Công tác kế toán và đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Thi công và cấp nước Quảng Ninh 25
1. Công tác kế toán. 25
2. Tổ chức bộ máy Kế toán: 26
II/ Thực trạng tổ chức kế toán tài sản cố định ở Công ty Thi công và cấp nước Quảng ninh: 27
1. Tình hình và công tác quản lý tài sản cố định: 27
2. Tổ chức hạch toán kế toán TSCĐở Công ty Cấp nước Quảng ninh: 30
3. Tình hình phân tích kinh tế về tài sản cố định: 35
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY THI CÔNG VÀ CẤP NƯỚC QUẢNG NINH 37
I/ Một số nhận xét về Công tác tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ ở Công ty Cấp nước: 37
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa Công tác hạch toán kế toán TSCĐ ở Công ty Cấp nước Quảng ninh: 39
KẾT LUẬN 42
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


i hoàn thành bàn giaođưa vào sử dụng phải ghi tăng nguyên giá va kết chuyển nguồn vốn giống như tăng TSCĐ do mua sắm phải qua lắp đặt.
*Trưòng hợp tăng do các đơn vị tham gia liên doanh góp:
Nợ TK 211: Nguyên giá.
Có TK 411: (Chi tiết vốn liên doanh): Gía trị vốn góp.
*Tăng do đánh giá TSCĐ:
BT1) Phần chênh lệch tăng nguyên giá
Nợ TK 211
Có TK 412
BT2) Phần chệnh lệch tăng hao mòn ( nếu có)
Nợ TK 412
Có TK 214
Nếu phát hiện tài sản cố định thừa chưa ghi sổ, khi phát hiện sẽ ghi tăng tài sản cố định tuỳ từng trường hợp như các trường hợp trên, nếu tài sản cố định đó đang sử dụng thì phải xác định hao mòn để ghi tăng hao mòn và tính vào chi phí kinh doanh.
b/ Kế toán giảm tài sản cố định:
Tài sản cố định hữu hình ở doanh nghiệp giảm trong các trường hợp:
- Do nhượng bán tài sản cố định không cần dùng
- Do thanh lý tài sản cố định hư hỏng
- Do mang đi góp vốn liên doanh
- Do bàn giao tài sản cho các đơn vị khác theo quyết định của các cấp có thẩm quyền
Do mất mát, thiếu tài sản cố định
*Giảm do chuyển thành công cụ , dụng cụ:
Nếu giá tri còn lại nhỏ, kế toán sẽ phân bổ hết vào chi phí kinh doanh:
Nợ TK 214 :Gía trị hao mòn luỹ kế.
Nợ TK 627( 6273) : Tính vào chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 641(6423 ): Tính vào chi phí bán hàng.
Nợ TK642( 6423 ):Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
*Giảm do vốn góp liên doanh bằng TSCĐ:
Những TSCĐ gửi đi tham gia liên doanh do không còn thuộc quỳên sử dụng của doanh nghiệp nữa nên được coi như khấu hao hết giá trị một lần. Phần chênh lệch giữa gía trị vốn góp với giá trị còn lại của TSCĐ góp vốn sẽ được ghi vào TK412.
Nợ TK 222: Gía trị vốn góp liên doanh dài hạn.
Nợ TK128: Gía trị vốn góp liên doanh ngắn hạn.
Nợ TK 214( 2141 ): Gía trị hao mòn.
Nợ (hay Có) TK 412: Chênh lệch
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
* Trường hợp tài sản cố định thiếu, hay mất:
Tuỳ theo nguyên nhân cụ thể để xác định trách nhiệm vật chất và hạch toán phần giá trị còn lại của tài sản cố định bị mất, thiếu đó, căn cứ vào biên bản xử lý tài sản cố định thiếu mất:
Bắt bồi thường, chờ xử lý: Hạch toán vào TK 138 “Phải thu khác”
Dùng quĩ dự phòng tài chính để bù đắp: TK 415 “Quĩ dự phòng Tài chính”
hay hạch toán vào chi phí bất thường: TK 821 “Chi phí bất thường”
*Trường hợp do đánh giá lại giảm tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ TK 412 : “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” (theo giá trị còn lại)
Nợ TK 214: “Hao mòn tài sản cố định” ( Giá trị hao mòn)
Có TK 211 “Nguyên giá TSCĐ”
c/ Kế toán khấu hao tài sản cố định:
ở doanh nghiệp, tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh, mọi tài sản đều chỉ có thời gian hữu ích nhất định, trong quá trình sử dụng nó bị hao mòn dần, Hao mòn tài sản cố định bao gồm hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình:
Giá trị tài sản cố định lớn, thời gian sử dụng lâu dài, trong quá trình sản xuất kinh doanh nó bị hao mòn dần, việc tính giá trị hao mòn vào chi phí sản xuất kinh doanh người ta gọi là trích khấu hao tài sản cố định.
Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán, phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định, giá trị hao mòn là biểu hiện bằng tiền của sự hao mòn tài sản cố định.
Theo cơ chế chính sách hiện hành, số tiền trích khấu hao cơ bản tài sản cố định ở các doanh nghiệp Nhà nước cho phép để lại toàn bộ để doanh nghiệp chủ động sử dụng khi cần thiết.
Tất cả tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh phải trích khấu hao, mức trích khấu hao tài sản cố định được hạnh toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, việc tích khấu hao tài sản cố định phải dựa vào thời gian hữu dụng và giá trị tận dụng của tài sản cố định.
Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không phải trích khấu hao: Tài sản cố định không cần dùng, chưa cần dùng, tài sản cố định thuộc dự trữ Nhà nước, tài sản cố định phục vụ các hoạt động phúc lợi, tài sản cố định chờ thanh lý....
Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: Có nhiều phương pháp tính khấu hao:
Phương pháp khấu hao bình quân (Khấu hao đường thẳng)
Phương pháp khấu hao theo sản lượng
Các phương pháp khấu hao nhanh
Hiện nay theo quyết định 166/2002/QĐ-BTC của Bộ trưởng bộ Tài chính qui định tài sản cố định trong các doanh nghiệp được trích khấu đường thẳng, nội dung như sau:
- Căn cứ vào các qui định kèm trong chế độ này, doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định.
- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức:
Mức trích khấu hao Nguyên giá tài sản cố định
Trung bình hàng năm =
của tài sản cố định Thời gian sử dụng
Việc khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo nguyên tắc: Tài sản cố định tăng hay giảm trong tháng này thì từ tháng sau sẽ trích hay thôi không trích khấu hao.
Số trích khấu Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao
hao trong quí = quí (tháng) + tăng trong quí - giảm trong quí
(tháng) này trước (tháng) này (tháng) này
Để kế toán khấu hao tài sản cố định, kế toán sử dụng tài khoản 214 “Hao mòn TSCĐ” và tài khoản ngoài bảng 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản”, Khi tiến hành khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí sản xuất
- Khi giảm tài sản cố định thì cũng đồng thời giảm giá trị đã hao mòn, nếu chưa khấu hao hết thì phần giá trị còn lại của TSCĐ ghi vào chi phí bất thường.
Đối với những tài sản cố định đã hết khấu hao vẫn còn sử dụng được thì không tiến hành trích khấu hao; Những tài sản cố định dùng cho hoạt động phúc lợi, hoạt động sự nghiệp thì không trích khấu hao nhưng vẫnphản ánh giá trị hao mòn, ghi
Nợ TK 4313 “Quĩ phúc lợi đã hình thành TSCĐ”
Nợ TK 466 “Nguồn vốn kinh phí hình thành TSCĐ”
Có TK 2412 “Hao mòn tài sản cố định”.
d/ Kế toán sửa chữa tài sản cố định
Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định cần được bảo dưỡng hay hay sửa chữa khi chúng bị hư hỏng nhằm duy trì năng lực bình thường của tài sản cố định; Tuỳ theo mức độ sửa chữa mà chia thành sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định
* Sửa chữa thường xuyên:
Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định là công việc sửa chữa nhỏ, sửa chữa lặt vặt mục đích bảo dưỡng duy tu có tính chất thường xuyên. Chi phí sửa chữa thường xuyên được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Nếu chi phí nhỏ được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, chi phí lớn sẽ được phân bổ dần
* Sửa chữa lớn:
Sửa chữa lớn tài sản cố định là công việc sửa chữa có tính chất thay thế, đại tu những bộ phận chủ yếu của tài sản cố định nhằm khôi phục năng lực làm việc của tài sản cố định, trong quá trình sửa chữa lớn tài sản cố định ngừng hoạt động.
Để sửa chữa lớn tài sản cố định, doanh nghiệp phải có kế hoạch sửa chữa lớn, kế hoạch dự trù chi phí từ đầu năm.
Sửa chữa lớn tài sản cố định có hai trường hợp:
+ Sửa chữa lớn tài sản cố định có tính chất làm khôi phục tiến hành theo kế hoạch:K
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status