Tìm hiểu giai đoạn kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Aisc thực hiện - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu giai đoạn kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Aisc thực hiện



Chúng tui nhận thấy trong năm tài chính 2004 CT đã mua sắm một số tài sản cố định từ Quỹ phúc lợi. Tuy nhiên CT chưa hạch toán ghi nhận tăng giá trị tài sản các tài sản này. Các tài sản này cũng không được phản ánh trên Biên bản kiểm kê tài sản cố định.
 Trong năm CT đã đầu tư kinh doanh trái phiếu dài hạn từ Quỹ phúc lợi số tiền 23.000.000 đồng. Tuy nhiên CT chưa hạch toán giảm nguồn vốn quỹ số tiền này.
 CT đã chi quỹ phúc lợi vượt quá số được chi theo quy định. Cụ thể số dư tài khoản Quỹ phúc lợi tại 31/12/2004 trên Bảng cân đối kế toán của CT là - 894.830 đồng. Số dư thực tế sau khi ghi giảm nguồn vốn quỹ số tiền 23.000.000 đồng đã đề cập ở trên là -23.894.830 đồng.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ối đa để xác định được ảnh hưởng có thể xảy ra với BCTC về mặt định lượng. ý kiến trái ngược không được dùng trong trường hợp có sự giới hạn về phạm vi KT, hay số liệu mập mờ.
BCKT với ý kiến “bất đồng” là loại Báo cáo không DN nào muốn có, vì với BCKT loại này, DN khó có thể tồn tại và phát triển được.
Ví dụ: BCKT dạng ý kiến bất đồng với DN về việc áp dụng chế độ Kế toán.
Chúng tui đã KTBCTC của.... đánh số từ trang...đến trang... theo CMKT Australia.
Kèm theo BCTC, DN còn có bản phụ lục X giải trình rằng, BCTC lập ra có nhiều sửa đổi so với... (điều nào đó của luật). Tuy nhiên, bản phụ lục đã không kèm theo bản tóm tắt chế độ Kế toán như luật định ở khoản 6, CMKT Austrialia, phần “chế độ Kế toán xác định áp dụng và thể hiện”. DN đã thực hiện một chế độ Kế toán không bình thường.
Theo ý kiến chúng tôi, việc trình bày đầy đủ ý nghĩa của chế độ Kế toán trong BCTC là rất cần thiết, vì nó đánh giá đúng đắn tình hình tài chính, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của DN.
Theo ý kiến chúng tôi, BCTC của DN phù hợp với... (dẫn ra 1 điều luật nào đó). Tuy nhiên, vì chịu tác động của yếu tố đã đề cập trên đây, nên BCTC của DN đã không có giá trị thông tin chân thực.
Ký tên: Tên CT KT.
Ngày:
Như vậy, ngoại trừ BCKT chấp nhận toàn bộ, còn lại các trường hợp khác, khi ghi ý kiến trong BCKT, các KTV nhất thiết phải ghi kèm theo các giải trình, các nguyên nhân cơ bản khiến KTV không thể ghi ý kiến nhận xét “hoàn hảo”. Các thông tin này có thể đượcliệt kê trong một văn bản riên một cách thích hợp, nhất là khi KTV ghi ý kiến nhận xét loại “từ bỏ”.
3.5.2. Biên bản Kiểm toán.
BBKT cũng là hình thức thể hiện các kết luận kiểm toán. BBKT thường được sử dụng trong kiểm toán nội bộ hay trong từng phần kiểm toán BCTC như: Biên bản kiểm tra tài sản, biên bản xác minh tài liệu hay sự việc...
Nội dung của BBKT.
BBKT báo gồm những nội dung sau:
Tên và địa chỉ CT KT.
BBKT cũng có thể được ghi rõ họ tên, địa chỉ giao dịch, số điện thoại, số fax của CT hay chi nhánh KT.
Tiêu đề.
BBKT phải có tiêu đề rõ ràng thích hợp với từng hợp đồng KT. Ví dụ: “BBKT” hay “BBKT BCTC năm N của xí nghiệp A”.
Mở đầu của BBKT.
Trong phần này cần nêu rõ cơ sở thực hiện của BBKT, nêu rõ đối tượng của KT. Ví dụ:
“Thực hiện hợp đồng số N/HĐKT Ngày...Tháng...Năm...giữa CT X và CT KT A về việc cung cấp dịch vụ KTBCTC năm N của CT X.
Thực hiện KHKT tại CT X, nhóm KT của CT A đã tiến hành KTBCTC năm N gồm: Bảng cân đối Kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Thuyết minh BCTC của CT X.”
Chủ thể và khách thể KT.
Trong BBKT sau đoạn mở đầu là giới thiệu về chủ thể và khách thể KT, đây là thay mặt giữa các bên tham gia kí kết hợp đồng KT.
Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc KT.
BBKT phải chỉ rõ các thông lệ và CMKT được tuân theo khi thực hành KT. BBKT cũng phải ghi rõ các thông lệ, Chuẩn mực quốc tế hay quốc gia. BBKT cũng nêu rõ các thủ tục KT đã thực hiện để thu thập bằng chứng KT.
ý kiến của KTV về BCTC.
BBKT phản ánh ý kiến của KTV đánh giá sự tuân thủ Chuẩn mực và chế độ Kế toán hiện hành để lập BCTC. ý kiến chi tiết được nêu rõ trong từng nội dung cụ thể, KTV đánh giá về tính trung thực, hợp lí và sự tuân thủ Chuẩn mực và chế độ Kế toán hiện hành của các khoản mục nghiệp vụ.
ý kiến của đơn vị khách hàng.
- ý kiến thống nhất của CT KT và đơn vị khách hàng KT về nội dung của BBKT cùng số lượng biên bản được lập và lưu giữ.
Các yếu tố về thủ tục.
Đại diện các bên tham gia kí kết phải kí và ghi rõ họ tên chức vụ, có đóng dấu của CT.
4. Những sự kiện phát hiện sau ngày phát hành BCTC.
Sau ngày công bố BCTC và BCKT, KTV không bắt buộc phải xem xét, kiểm tra bất cứ số liệu hay sự kiện nào có liên quan đến BCTC đã được KT. Tuy nhiên nếu KTV nhận thấy vẫn còn sự kiện xẩy ra đến ngày ký BCKT cần sửa đổi BCKT, thì KTV phải cân nhắc xem có nên sửa lại BCTC và BCKT hay không, KTV phải thảo luận vấn đề này với GĐ đơn vị được Kiểm toán và có những biện pháp thích hợp tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp GĐ đơn vị được KT chấp nhận sửa đổi BCTC thì KTV phải thực hiện những thủ tục cần thiết, phù hợp và phải kiểm tra các biện pháp mà đơn vị được Kiểm toán áp dụng nhằm bảo đảm vấn đề này đã được thông báo đến các bên nhận BCTC và BCKT đã công bố, đồng thời KTV và CT KT phải công bố một BCKT mới căn cứ trên BCTC đã sửa đổi. Trong BCKT mới phải có đoạn giải thích nguyên nhân phải sửa đổi BCTC và BCKT đã được công bố. BCKT mới này được ký cùng ngày, tháng hay ngay sau ngày, tháng ký BCTC đã sửa đổi. Trường hợp GĐ đơn vị được Kiểm toán không thông báo vấn đề nêu ở đoạn 21 đến các bên đã nhận được BCTC và BCKT đã công bố trước đó và cũng không sửa đổi BCTC theo yêu cầu của KTV thì KTV và CT KT phải thông báo cho GĐ đơn vị được Kiểm toán biết về những biện pháp mà KTV sẽ áp dụng để ngăn chặn việc các bên thứ ba sử dụng BCKT. Các biện pháp ngăn chặn được thực hiện tùy thuộc vào quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý của KTV cũng như khuyến nghị của luật sư của KTV. Trường hợp BCTC của năm tài chính tiếp theo đang được CT KT tiếp tục KT và sắp được công bố thì có thể không cần sửa đổi BCTC và BCKT cho năm tài chính trước với điều kiện là phải trình bày rõ trong phần Thuyết minh BCTC của năm tài chính tiếp theo vấn đề nêu ở đoạn 21.
Trường hợp đơn vị được Kiểm toán phát hành chứng khoán trên thị trường thì KTV phải xem xét đến các quy định pháp lý liên quan đến việc phát hành chứng khoán.
chương II
Thực tế của giai đoạn kết thúc thúc Kiểm toán
Báo cáo tài chính do AISC thực hiện
1. Giới thiệu về CT KT và dịch vụ tin học (AISC).
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Tên CT: CT KT và Dịch vụ Tin học.
Tên giao dịch quốc tế: Auditing & Informatic Services Company (AISC).
AISC có một trụ sở chính ở: 142 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh. GĐ: Ông. Nguyễn Hữu Trí.
AISC có 2 chi nhánh:
Một ở: 39B Thụy Khuê - Hà Nội.
GĐ: Ông. Đào Tiến Đạt.
Hai ở: 92A Quang Trung - T.P Đà Nẵng.
GĐ: Bà. Phan Thị Minh Hiền.
Và một văn phòng thay mặt ở: 64 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - T.P Cần Thơ.
Trưởng phòng: Ông. Nguyễn Hoàn Vũ.
CT KT và dịch vụ tin học (AISC) là một tổ chức tư vấn, Kiểm toán độc lập hợp pháp có quy mô lớn, hoạt động trên toàn cõi Việt Nam, được thành lập theo thông báo số 637/ TC/ CĐKT ngày 21/ 03/ 1994 của Bộ Tài Chính và quyết định số 1292/ QĐ - UB - TM ngày 29/ 04/ 1994 của UBND thành phố Hồ Chí Minh. AISC là một trong ba CT KT được thành lập đầu tiên ở Việt Nam.
AISC là CT KT duy nhất tại Việt Nam có liên doanh với một CT KT Quốc tế trong lĩnh vực Kiểm toán và tư vấn đó là CT liên doanh PriceWaterhouseCoopers – AISC.
AISC cũng là một trong những CT KT độc lập đầu tiên được uỷ ban chứng khoán nhà nước cho phép Kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán theo quyết định số 51/ 2000/ QĐ - UBCK2 ngày 19/ 06/ 2000 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước.
AISC cũng là một trong các CT KT độc lập được Ngân hàng Nhà Nước cho phép Kiểm toán các tổ chức...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status