Tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt may Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt may Hà Nội



Để mua nguyên vật liệu công ty phải ứng trước hàng chục tỷ đồng nộp thuế VAT đầu vào. Nhưng quá trình thoái thu diễn ra chậm, làm ảnh hưởng đến vốn kinh doanh. Do thiếu vốn, công ty phải vay ngân hàng. Số tiền phải trả mỗi năm trên 10 tỷ đồng. Em nghĩ rằng Nhà nước nên nghiên cứu lại vấn đề này một cách kỹ lưỡng, tránh tình trạng thiếu vốn kinh doanh không chỉ ở công ty Dệt Hà Nội mà còn ở nhiều doanh nghiệp khác.
-Hiện nay, công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9002 cho hệ thống quản lý chất lượng thuộc lĩnh vực sản xuất, may xuất khẩu. Công ty cần đẩy nhanh tiến độ để đưa nguyên vật liệu vào kiểm tra thử nghiệm theo hệ thống quản lý chất lượng biểu mẫu ISO, nhằm kiểm soát chặt chẽ về chất lượng nguyên vật liệu nhập kho và đưa vào sản xuất.
 Từ tháng 1 năm 1999, Công ty đã ban hành qui chế khoán chi phí sản xuất và khoán quĩ tiền lương theo chi phí sản xuất để thực hiện mục tiêu : tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận trong năm 2000 này. Công ty đã chuẩn bị đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, bố trí kế hoạch sản xuất nhanh nhạy, giảm đáng kể tình trạng làm thêm giờ, tăng ca đảm bảo tiến độ giao hàng đúng hợp đồng.Theo em, dựa trên những gì mà công ty đã làm tốt kết hợp với những biện pháp nêu trên sẽ giúp công ty thực tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, sử dụng nguyên vật liệu một cách có hiệu quả. Đồng thời, một biện pháp không kém phần quan trọng là tổ chức khoa học hợp lý kế toán nguyên vật liệu theo hướng đơn giản rõ ràng, đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin cho các phần hành khác và cho nhu cầu quản trị.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


HANOISIMEX).
Tháng 4/1991, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định chuyển tổ chức và hoạt động nhà máy Sợi Hà Nội thành xí nghiệp Liên Hợp Sợi Dệt kim Hà Nội, với gần 2000 cán bộ công nhân trong đó có trên 400 cán bộ kỹ thuật quản lý, công nhân lành nghề được đào tạo tại các trường đại học trong nước và ngoài nước.
Tháng 6/1993, xây dựng dây chuyền dệt kim số 2. Đến tháng 10/1993, Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập nhà máy Sợi Vinh (tỉnh Nghệ An) vào xí nghiệp liên hợp, trở thành nhà máy thành viên của xí nghiệp.
Ngày 19/5/1994, khánh thành nhà máy Dệt kim (với cả hai dây chuyền số 1, số 2)
Tháng 1/1995, khởi công xây dựng nhà máy thêu Đông Mỹ và đến ngày 2/9 thì khánh thành. Đồng thời trong tháng 3/1995, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập công ty Dệt Hà Đông vào xí nghiệp Liên hợp.
Tháng 6/1995, Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên xí nghiệp Lỉên hợp thành công ty Dệt Hà Nội.
Tháng 3 /2000, công ty Dệt Hà Nội được đổi tên thành công ty Dệt may Hà Nội
Đến nay, công ty đã có trên 6100 lao động, trong đó gần 350 người có trình độ đại học và đang là các cán bộ quản lý kinh tế. Đội ngũ công nhân được đào tạo và sử dụng đúng chức năng, trong đó có rất nhiều thợ bậc cao và lành nghề..
b.Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:
Qua một vài nét giới thiệu về công ty Dệt Hà Nội, ta thấy đây là một doanh nghiệp trẻ về tuổi đời và với trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ có năng lực cao, đội ngũ công nhân lành nghề luôn được tự đào tạo và đào tạo lại. Đây chính là thuận lợi lớn giúp cho công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao, được tặng nhiều huy chương vàng và bằng khen tại các hội chợ triển lãm kinh tế. Sản lượng thiết kế đã vươn lên đạt công suất tối đa, chất lượng sợi luôn ổn định, đạt các tiêu chuẩn quốc tế và dẫn đầu về sản lượng sản xuất sợi tại Việt Nam. Sản phẩm của công ty, đặc biệt là các sản phẩm dệt kim có chất lượng cao, được xuất đi nhiều nước trên thế giới và đã được chấp nhận ở những thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực EC, CHLB Đức, Italia, Pháp, SNG, Mỹ. ..và được các khách hàng trong nước mến mộ.
Công ty Dệt Hà Nội là một trong những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nề nếp trong Bộ Công nghiệp nhẹ, luôn mở rộng hình thức kinh doanh mua bán, gia công, trao đổi hàng hoá, sẵn sàng hợp tác với các bạn hàng trong và ngoài nước để đầu tư trang thiết bị hịên đại, khoa học công nghệ mới. Lãnh đạo Doanh nghiệp là những nhà kinh doanh có năng lực, năng động và nhạy bén, luôn tìm mọi biện pháp huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất, phục vụ tốt yêu cầu sản xuất kinh doanh với mục tiêu đề ra lợi nhuận của năm nay cao hơn năm trước. Công ty luôn chấp hành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao. Có thể xem xét một số chỉ tiêu sau:
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 1999
Các chỉ tiêu kinh tế -kỹ thuật đều vượt mức kế hoạch Tổng công ty giao, đạt mức tăng trưởng khá. Cụ thể là:
-Giá trị sản xuất công nghiệp đạt: 426 tỷ đồng tăng 6% so với năm1998
-Tổng doanh thu đạt 430 tỷ đồng tăng 13% so với năm 1998
-Kim ngạch xuất khẩu : 14 triệu đồng tăng 25% so với năm1998
(Doanh thu nội địa bán hàng may mặc đạt gần 30 tỷ đồng )
Dự kiến kết quả đạt được trong năm 2000
- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt : 462 tỷ đồng
- Tổng doanh thu: 463 tỷ đồng
- Kim ngạch xuất khẩu : 15 triệu USD
2.Đặc điểm tổ chức sản xuất :
Việc tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học, phù hợp với công nghệ sản xuất ở mỗi xí nghiệp là việc hết sức quan trọng. Gắn với mỗi loại hình sản xuất khác nhau, công nghệ khác nhau đòi hỏi việc tổ chức sản xuất, quản lý khác nhau, yêu cầu bộ máy kế toán phải phù hợp với đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, có như vậy kinh doanh mới đạt hiệu quả cao.
Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty được quyết định bởi qui mô sản xuất kinh doanh lớn, đa dạng về chủng loại sản phẩm cùng độ rộng khắp cuả thị trường tiêu thụ. Nhiệm vụ của công ty được thực hiện thông qua các nhà máy thành viên :
-Nhà máy Sợi 1: Qui mô 6500 cọc sợi, sản lượng 4000 tấn/năm, sản phẩm chủ yếu là sợi Peco và Cotton các loại, có chỉ số Ne 60, Ne 45, Ne 46, Ne30, dây chuyền sợi xe sản lượng 300 tấn/năm.
-Nhà máy Sợi 2: Qui mô 3500 cọc sợi, sản lượng 4000 tấn/năm, sản phẩm chủ yếu là sợi Cotton các loại, có dây chuyền sợi xe với sản lượng 350 tấn/năm.
-Nhà máy Dệt nhuộm gồm các phân xưởng Dệt và Nhuộm
-Nhà máy May : gồm hai phân xưởng May1 và May2, bộ phận in,thêu. Hai nhà máy kết hợp với nhau để từ sợi sản xuất ra vải, quần áo dệt kim các loại: T shirt, PL shirt, Hineck với sản lượng 4,5 triệu sản phẩm /năm.
-Nhà máy Sợi Vinh : Qui mô 2500 cọc sợi, sản lượng 2000 tấn/năm, sản phẩm chủ yếu là các loại sợi, ngoài ra còn có các sản phẩm may.
-Nhà máy Dệt Hà Đông : Sử dụng nguyên liệu sợi 600 tấn/năm, chuyên sản xuất khăn mặt, khăn các loại.
-Nhà máy May Thêu Đông Mỹ: Sử dụng khoảng 5000 tấn sợi/năm cho ra sản phẩm dệt kim các loại, sản lượng 1,2 triệu sản phẩm /năm.
Ngoài ra còn có hai nhà máy phục vụ cho sản xuất: nhà máy Động lực, nhà máy Cơ điện.
* Quy trình công nghệ sản xuất của mặt hàng chủ yếu trong đơn vị
Toàn bộ quy trình sản xuất được chia ra nhiều giai đoạn công nghệ. Nguyên vật liệu chính được chế biến một cách liên tục từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối theo một trình tự nhất định. Quá trình sản xuất diễn ra liên tục, có sản phẩm dở dang, thành phẩm của công đoạn này vừa có thể xuất bán vừa có thể là nguyên liệu của công đoạn sau. Điều này ảnh hưởng và chi phối đến công tác hạch toán của đơn vị.
Thành phẩm của công ty là các loại sợi, hàng dệt kim, dệt thoi. Các sản phẩm này được thực hiện bằng các dây chuyền công nghệ khép kín, dây chuyền kéo sợi, dây chuyền dệt kim, dây chuyền dệt thoi.
Có thể hình dung công nghệ sản xuất của công ty qua sơ đồ số 2.1
1.Dây chuyền kéo sợi:
cuộn cúi
Chải kỹ
chải kỹ
sản phẩm nhập kho gồm sợi cotton, sợi pha, sợi pe
ghép trộn
ghép i,II
ghép thô
sợi con
đánh ống
sợi xe đôi
Sản phẩm nhập kho
ghép i,II
xé trộn bông
nghiền
ghép trước bông
xé trộn xơ
chải thô
ghép trước xơ
nghiền
chải thô
(Sơ đồ số 2.1)
2.Dây chuyền dệt kim:
Sợi
TK 111, 112, 141 331
TK 621
TK 627, 641, 642, 241
TK 632 (157)
dệt
vải mộc
sản phẩm nhập kho
cắt
may
thêu, in
bao gói
giặt, nấu, tẩy, nhuộm
Sợi
dệt
thoi
vải
mộc
vải dệt
thoi
nhuộm
nhập
kho
cắt
may, khâu
sản phẩm nhập kho
gỡ
vắt
mở khổ
vải dệt kim
Văng
(Sơ đồ 2.2)
3.Dây chuyền dệt thoi:
(Sơ đồ 2.3)
Do mặt hàng sản xuất của công ty phong phú và đa dạng, sản xuất hàng loạt nên bộ phận sản xuất chia thành các phân xưởng như phân xưởng may I, phân
xưởng may II...
Để tiếp cận được mục tiêu kế hoạch sản xuất, tiến trình sản xuấtđược chia thành các ca sản xuất
3. Tổ chức quản lý kinh doanh.
a.Đặc điểm tổ chức bộ máy tại công ty
Công ty Dệt Hà Nội là một doanh ng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status