Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại xí nghiệp dược phẩm trung ương I - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại xí nghiệp dược phẩm trung ương I



Hiện nay,ở xí nghiệp, hàng bán bị trả lại khi phát sinh sẽ ghi giảm trừ doanh thu bán hàng mà không theo dõi qua TK 531. Cụ thể, nếu trong tháng có hàng bị nhập trở lại thì kế toán ghi giảm giá vốn và ghi giảm doanh thu bán hàng của tháng đó. Nếu hàng hoá xuất đi từ tháng trước song đến tháng sau mới trả lại thì kế toán sẽ ghi giảm doanh thu của tháng có hàng bán bị trả lại. Hạch toán như vậy, trường hợp hàng bán bị trả lại trong tháng quá lớn sẽ làm giảm doanh thu trong tháng và phản ánh không chính xác kết qủa kinh doanh của tháng đó. Mặt khác hàng bán bị trả lại không được hạch toán trên sổ tiêu thụ hay bất kỳ một sổ kế toán nào nên nhìn vào đó ta không thể biết được thông tin gì về trị giá hàng thực xuất, hàng thực nhập.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


yền công nghệ, xí nghiệp còn đặc biệt trú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ khoa học- kỹ thuật và quản lý, không ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân sản xuất. Do đó, trong những năm qua, xí nghiệp đã từng bước khắc phục những khó khăn đồng thời phát huy những lợi thế riêng có của mình để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
b. Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Tổng diện tích xí nghiệp là 3000 m2, được chia ra thành 4 phân xưởng, bao gồm 3 phân xưởng sản xuất chính và một phân xưởng sản xuất phụ. Trong mỗi phân xưởng lại chia ra thành các tổ, mỗi tổ lại đảm nhiệm những chức năng riêng. Cụ thể :
Ba phân xưởng sản xuất chính, đó là :
- Phân xưởng sản xuất thuốc viên bao gồm các tổ: Tổ pha chế, tổ đập viên, tổ trình bày và tổ kiểm nghiệm, có nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại thuốc viên như: Ampicilin, Cloxit, Vitamin B1, B6, B12, Vitamin C...
- Phân xưởng sản xuất thuốc tiêm chuyên sản xuất các loại thuốc như: Novocain, Long não nước, Glucoza 30%,Canxiclorua, Vitamin B1, B12 bao gồm các tổ:Tổ pha chế, tổ đóng ống, tổ hàn ống, tổ kiểm nghiệm và tổ trình bày.
- Phân xưởng sản xuất thuốc kháng sinh tiêm: chuyên sản xuất thuốc tiêm penicilin kháng sinh và một số loại thuốc penicilin thú y khác, bao gồm các tổ như ở phân xưởng thuốc tiêm.
Bên cạnh 3 phân xưởng sản xuất chính, xí nghiệp còn có một phân xưởng sản xuất phụ. Đó là phân xưởng cơ điện- chuyên phục vụ sửa chữa máy móc, thiết bị, cung cấp điện dùng cho sản xuất của xí nghiệp.
Ngoài ra, xí nghiệp còn có các tổ phục vụ khác: Tổ khí nén, lò hơi.... nhằm đảm bảo cung cấp lao vụ cho các phân xưởng, bộ phận sản xuất và các bộ phận quản lý.
Sơ đồ 5: Tổ chức bộ máy sản xuất- kinh doanh của Xí nghiệp
Ban giám đốc
PX kháng sinh
PX Tiêm
PX Viên
Tổ pha chế
Tổ đóng ống
Tổ hàn ống
Tổ in ống
Tổ soi ống
Tổ pha chế
Tổ đóng ống
Tổ hàn ống
Tổ in ống
Tổ soi ống
Tổ pha chế
Tổ đập viên
Tổ K. Nghiệm
Tổ trình bày
c. Đặc điểm qui trình công nghệ:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, qui trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp cũng luôn được đổi mới, hoàn thiện. Từ kỹ thuật chủ yếu là dựa trên các loại thiết bị nhỏ, thủ công của phòng thí nghiệm, đến nay đã phát triển thành công nghệ bào chế hoàn chỉnh. Các phân xưởng sản xuất được trang bị máy móc hiện đại với dây truyền công nghệ sản xuất khép kín, công tác sản xuất ở các phân xưởng đạt trình độ chuyên môn hoá cao; các công đoạn sản xuất từ khâu đầu tiên là pha chế đến khâu cuối cùng là bao gói, nhập kho sản phẩm đều mang tính liên tục và liên quan đến nhau dưới dạng dây chuyền, các bước sản xuất không tách rời nhau và được tổ chức sản xuất hàng loạt lớn, chu kỳ sản xuất ngắn. Cho đến nay, xí nghiệp đã từng bước thay đổi trang thiết bị, hợp lý hoá dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản xuất, bao gồm:
Một dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc viên .
Một dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc tiêm.
Một dây truyền công nghệ sản xuất thuốc kháng sinh tiêm.
ở mỗi phân xưởng lại có các loại máy chuyên dụng khác nhau. Mỗi loại phục vụ cho một loại dây chuyền sản xuất sản phẩm riêng. Qui trình công nghệ sản xuất của mỗi loại sản phẩm mặc dù không giống nhau nhưng xét về thứ tự công việc thì đều trải qua các công đoạn như sau:
- Nguyên liệu sau khi xuất kho sẽ được kiểm tra chất lượng theo các tiêu chuẩn qui định rồi mới chuyển sang công đoạn pha chế. Sau khi pha chế xong, bán thành phẩm của giai đoạn này được kiểm tra lại nhằm đảm bảo đầy đủ yếu tố về tỷ lệ, thành phần, các tính chất cần thiết. Các bước kiểm tra này đều do phòng kỹ thuật tiến hành thông qua các cán bộ phòng tại từng phân xưởng.
- Sau giai đoạn pha chế, kiểm nghiệm, các loại thuốc mới được đập viên, đóng ống theo từng loại. Sau khi được trình bày xong, các loại thuốc này đều được kiểm tra về mặt lý, hoá sinh thông qua các tiêu chuẩn như : độ tan, độ cứng, độ bóng, độ bông, độ sơ,... Các công đoạn kiểm tra này đều do phòng kiểm nghiệm tiến hành trên dây chuyền kiểm tra đồng bộ. Cuối cùng là công đoạn đóng hộp, đóng lọ, ép vỉ, phân ống và trình bày sản phẩm.
Sơ đồ 6: Mô tả qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp.
- Qui trình CN sản xuất sản phẩm của phân xưởng sản xuất thuốc viên.
NLchính
Phachế
Đậpviên
Đóngchai
Trình bày SP
Kiểmtra
Nhập kho thành phẩm
Tiêuthụ
Hấp sấy, tiệt trùng
Sấy rửa
Bao bì
- Quy trình CN sản xuất sản phẩm của phân xưởng thuốc tiêm và kháng sinh
Chai lọ
Tẩy rửa
Hấp sấy
Đóngống
Hàn ống
Soi ống
In ống
Trình bày
Kiểm tra
Nhập kho
Tiêu thụ
Pha chế
Nguyên liệu
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Xí nghiệp.
Là một đơn vị hạch toán độc lập với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất, kinh doanh thuốc tân dược, cơ cấu quản lý kiểu một cấp, được chia thành các phòng ban, chức năng gọn nhẹ và phù hợp với yêu cầu quản lý của xí nghiệp. Đứng đầu xí nghiệp là Ban giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là ba Phó giám đốc; dưới là các phòng ban chức năng, các bộ phận liên quan trực thuộc làm nhiệm vụ sản xuất hay phục vụ sản xuất .
Ban giám đốc gồm có:
- Giám đốc: Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo hai phòng: phòng Tài vụ- Kế toán và Phòng tổ chức.
- Ba Phó giám đốc, bao gồm:
+ Phó giám đốc sản xuất: Thay mặt Giám đốc điều hành các công việc sản xuất và quản lý sản xuất ở các bộ phận hay phân xưởng sản xuất, các phòng ban liên quan đến sản xuất. Phó giám đốc sản xuất phụ trách hoạt động sản xuất của 4 phân xưởng:
* Phân xưởng sản xuất thuốc viên
* Phân xưởng sản xuất thuốc tiêm
* Phân xưởng sản xuất thuốc kháng sinh tiêm.
* Phân xưởng cơ điện.
+ Phó giám đốc kinh doanh: Thay mặt Giám đốc điều hành các công việc kinh doanh của Xí nghiệp như: Giải quyết vấn đề đầu vào, đầu ra, lập kế hoạch sản xuất- kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm... trực tiếp chỉ đạo 2 phòng: Phòng Kế hoạch vật tư và Phòng kinh doanh- Marketing.
+ Phó Giám đốckhoa học- công nghệ: Phụ trách các vấn đề về công nghệ, dây chuyền sản xuất, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm... chịu trách nhiệm phụ trách các phòng: Phòng kỹ thuật, phòng kiểm nghiêm và phòng nghiên cứu.
Các phòng ban chức năng gồm có:
-Phòng Tài vụ- Kế toán:Trực thuộc Giám đốc, có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin cần thiết về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cho Giám đốc cũng như các phòng ban khác có liên quan.
-Phòng tổ chức: Trực thuộc Giám đốc, thực hiện chức năng giúp Giám đốc trong công tác tổ chức, điều hành các cán bộ, công nhân, lao động hay điều hành công tác của cán bộ công nhân viên.
-Phòng hành chính: Chịu trách nhiệm điều hành bộ máy hành chính, điều hành các hoạt động chung, các vấn đề xã hội, phục vụ đời sống tinh thần cho toàn xí nghiệp.
-Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm điều hành, chỉ đạo sản xuất ở các bộ phận hay phân xưởng sản xuất.
-Phòng thị trường sản xuất: Chuyên nghiên cứu các...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status