Quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ từ 1991 đến nay - pdf 27

Download miễn phí Quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ từ 1991 đến nay



Đối với Việt Nam giai đoạn cuối sẽ đến khi :
- Cuộc bầu cử dân chủ tự do, được LHQ kiểm chứng, đã được tổ chức ở CPC.
- Quốc hội mới của CPC được thành lập và được triệu tập họp để viết hiến pháp mới.
- Việc giải ngũ toàn bộ các lực lượng quân sự CPC- như bốn bên CPC thoả thuận trong Hiệp định Paris- đã được thực hiện triệt để.
- Mỹ và Việt Nam nhất trí rằng những lời hứa về POW/MIA 24 tháng đã đạt được những kết quả to lớn và vẫn được tiếp tục thực hiện nếu cần thiết.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đối với việc mở rộng và củng cố địa vị chủ chốt của chủ nghĩa đế quốc ở Đông Nam á. Đông Dương trong chiến lược toàn cầu của Mỹ được coi như “ một bậc đá lót đường” dẫn đến phần còn lại ở Đông Nam á nên Mỹ luôn e sợ rằng nếu mất Việt Nam và Đông Nam á thì chính sách của Mỹ ở những nơi khác trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sau khi Pháp thua, Mỹ đã thế chân Pháp can thiệp trực tiếp vào Việt Nam. Việc Mỹ ép Pháp phải nhận Ngô Đình Diệm lên thay Bửu Lộc làm Thủ tướng Chính Phủ nguỵ đã chứng tỏ rõ ràng ý đồ của Mỹ muốn hất cẳng Pháp để nắm miền Nam Việt Nam. Ngày 23-10-1954, khi Eisenhour gửi bức thư cho Ngô Đình Diệm cam kết ủng hộ hoàn toàn sự viện trợ của Hoa Kỳ đối với chế độ của ông ta. Điều đó có ý nghĩa rõ ràng rằng Hoa Kỳ chính thức và công khai cam kết chống lại Việt Nam dân chủ cộng hoà với miền Nam Việt Nam.
Cuộc chiến đấu của Đảng và nhân dân ta chống cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam (mà Tổng thống Jonhson đã tiến hành để cứu vãn sự thất bại ở miền Nam),đã khởi đầu trong sự so sánh lực lượng bất lợi cho ta. Thấm nhuần lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, nhân dân cả hai miền đều kiên quyết đứng lên chống Mỹ xâm lược.
Năm 1967 ta mở mặt trận ngoại giao phối hợp với mặt trận quân sự và mặt trận chính trị cùng đánh Mỹ. Ta tăng cường đoàn kết với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, phát triển và củng cố mặt trận nhân dân Đông Dương, mở rộng mặt trận nhân dân thế giới , đoàn kết với phong trào phản chiến ở Mỹ, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Tuy nhiên, song song với việc động viên nhân dân ta kiên quyết chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ Quốc, Nhà nước Việt Nam luôn luôn phân biệt rõ bạn - thù, phân biệt rõ nhân dân Mỹ với những nhà cầm quyền của nước Mỹ theo đuổi chính sách chiến tranh. Mục đích của nhân dân Việt Nam là giành độc lập tự do, cũng là để có điều kiện xây dựng đất nước đem lại hạnh phúc cho dân tộc và chung sống hoà bình với cộng đồng thế giới trên cơ sở bình đẳng, hữu nghị. Do vậy, Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẵn sàng đàm phán để giải quyết vấn đề Việt Nam với điều kiện tiên quyết là quân Mỹ rút ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam. Với mục đích đó, ta chủ trương buộc địch xuống thang từng bước, giành thắng lợi từng phần. Sau thắng lợi Tết Mậu Thân(1968), Mỹ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán, mở cho ta cục diện vừa đánh vừa đàm, kết hợp một cách tài tình và khéo léo quân sự và ngoai giao, tạo điều kiện thuận lợi cho những thắng lợi sau này. Trong Hội nghị công khai cũng như thương lượng bí mật ở Paris, ta kiên trì đấu tranh bốn năm liền, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris năm 1973, chịu rút quân Mỹ và Đồng minh ra khỏi miền Nam trong lúc quân miền Bắc vẫn ở lại miền Nam, tạo ra tình thế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát, ba lực lượng chính trị. Theo Hiệp định Paris 1973 thì “ Hiệp định này sẽ tạo điều kiện thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cũng có lợi giữa Việt Nam dân chủ cộng hoà và Hoa Kỳ, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”. (9) Hiệp định Paris, 1973, Chương VIII, điều 22
29-4-1975: Sứ quán Mỹ rút hết số nhân viên cuối cùng và đóng cửa.
30-4-1975: Ta giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước, mở ra một chương mới trong lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt Nam. Cũng trong ngày đó, Chính quyền Mỹ(Ford) quyết định lệnh cấm vận toàn Việt Nam. Việt Nam và Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao.
c . Quan hệ Việt - Mỹ sau chiến tranh Việt Nam
Ngày 2-7-1976, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức ra đời đánh dấu bước phát triển rực rỡ của nước Việt Nam.
Trong thời kỳ 1976-1978, hai Chính phủ đã bắt đầu đàm phán để thiết lập quan hệ ngoại giao. Phía Việt Nam đã bày tỏ quan điểm của mình: Mỹ phải thực hiện đúng Hiệp định Paris 1973, theo đó Mỹ đã cam kết viện trợ tái thiết cho Việt Nam sau chiến tranh. NhưngTổng thống G.Ford đã bác bỏ yêu cầu này và đặt ra hai điều kiện tiên quyết cho việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao. Hai điều kiện đó là: kiểm kê đầy đủ những người Mỹ bị coi là mất tích trong chiến tranh mà họ gọi là MIA(mising in action) và giải trình “những hành động gây căng thẳng liên tiếp của Việt Nam” ở Đông Nam á. Trong thời gian này, giữa Việt Nam và Campuchia có mâu thuẫn về lãnh thổ do lực lượng vũ trang Campuchia gây ra nhiều hoạt động nghiêm trọng như lấn sâu vào lãnh thổ Việt Nam, bắt và đem đi hơn 100 người Việt...gây cho ta những thiệt hại nghiêm trọng. Trong hai năm 1975 và 1976, Mỹ đã ba lần phủ quyết việc Việt Nam gia nhập Liên hiệp Quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng phát triển Châu á, đi ngược lại ý kiến của 14 thành viên khác của Hội đồng bảo an. Việc làm này của Mỹ chứng tỏ rõ ràng việc Mỹ tiếp tục thi hành chính sách thù địch, lỗi thời với nhân dân ta và làm cho quan hệ quốc tế có phần bị ảnh hưởng. Mỹ đã làm ngơ trước thiện chí mà Chính phủ ta đã nhiều lần bày tỏ để tạo điều kiện thuận tiện cho cả hai bên có thể gặp nhau, nhằm giải quyết vấn đề còn lại giữa hai bên. Thực tế là Chính phủ ta đã nhiều lần trao trả cho Mỹ những lính Mỹ bị chết, cũng như cung cấp tin tức về những
người đã chết...Những việc làm trên thể hiện rõ lập trường và thiện chí đúng đắn của ta.
Đầu năm 1977, Jimmy Carter lên làm Tổng thống, ông đã nhận thấy rõ lợi ích của việc cải thiện quan hệ nhằm phát triển thương mại và thúc đẩy sự bền vững trong khu vực. Ông cũng coi thường hoá quan hệ với Việt Nam là một “biểu tượng” nhằm chấm dứt sự chia rẽ bên trong và phục hồi uy tín của Mỹ ở bên ngoài.
Ngày 16-3-1977, Tổng thống J.Carter cử đoàn phái viên của Tổng thống sang Việt Nam, do ông L.Woodcook dẫn đầu để thăm dò khả năng bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Cũng trong tháng 3-1977, Tổng thống J.Carter cũng cho phép tàu thuỷ, máy bay nước khác chở hàng cho Việt Nam được ghé qua các sân bay của Mỹ để lấy nhiên liệu. Đây là một động thái rất đáng hoan nghênh của Tổng thống J.Carter nói riêng cũng như của Chính phủ Mỹ nói chung trong một cố gắng nhằm đạt được sự bình thường hoá với Việt Nam.
Cuộc đàm phán lần hai vào tháng 5-1977 tại Paris giữa trợ lý ngoại trưởng Mỹ R.Holbrooke và Thứ trưởng ngoại giao Phan Hiền cũng không đạt thoả thuận nào.
Trong khi các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn chưa có một chút chuyển biến gì thì tình hình quốc tế lại có nhiều thay đổi. Trung Quốc và Mỹ bắt đầu tăng cường hợp tác, mâu thuẫn giữa Trung Quốc với Liên Xô và Trung Quốc với Việt Nam ngày càng tăng. Liên Xô và Trung Quốc nảy sinh những bất đồng, công khai tranh luận về đường lối của phong trào Cộng sản quốc tế. Thêm vào đó là sự khác nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam về đường lối đối với phong trào Cộng sản và công nhân Quốc tế đã dẫn tới cuộc chiến tranh Trung- Việt vào tháng 7-1978.
Trung Quốc cho rằng Việt Nam muốn làm ti...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status