Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân trong nước hội nhập quốc tế - pdf 27

Download miễn phí Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân trong nước hội nhập quốc tế



Mục lục:
Mục lục 3
Bảng chữ viết tắt 6
Lời nói đầu 7
Chương I: Những vấn đề cơ bản về PSSMEs và hội nhập quốc tế 9
I. Doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân . 9
1. Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ . 9
2. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. 10
3. Ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 12
4. Hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 14
5. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 15
6. Pháp luật chi phối doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 19
II. Hội nhập quốc tế. 21
1. Sơ lược về hội nhập quốc tế. 21
2. Hội nhập quốc tế đối với doanh nghiệp . 22
III. Năng lực cạnh tranh. 24
1. Cạnh tranh, cạnh tranh hữu hiệu: các định nghĩa . . 24
2. Các đường lối tiếp cận khái niệm. . 25
3. Các chỉ số đo lường và các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh . 26
Chương II: Thực tiễn hội nhập quốc tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân Việt Nam . 33
I. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam . 33
1. Tình hình thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ . 33
2. Các loại hình doanh nghiệp . 34
a. Các hộ kinh doanh cá thể. 34
b. Các doanh nghiệp tư nhân chính thức thuộc diện vừa và nhỏ . 36
II. Những đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế . 38
1. Đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân trong GDP . 38
2. Đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực kinh tế tư nhân về mặt lao động. 40
a. Về mặt lao động nói chung. 40
b. Về lao động trong các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp . 42
III. Các đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân . 43
IV. Thực trạng hội nhập quốc tế của các PSSME. 45
1. Thực trạng hội nhập quốc tế. 45
2. Những mặt mạnh mặt yếu của các PSSME trong quá trình hội nhập quốc tế. 51
a. Trình độ nguồn nhân lực và chất lượng quản lí. 51
b. Thuế đánh vào các doanh nghiệp . 53
c. Thanh tra, kiểm tra của nhà nước . 53
d. Trình độ kỹ thuật, công nghệ, chất lượng sản phẩm và dịch vụ . 54
e. Khả năng tiếp cận nguồn vốn. 56
Chương III: Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân của Việt Nam hội nhập quốc tế. 59
I. Lịch trình hội nhập quốc tế và tác động của nó tới việc hội nhập quốc tế của các PSSME của Việt Nam . 59
1. Lịch trình hội nhập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN. 60
2. Lịch trình tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. 62
3. Hiệp định song phương Việt-Mỹ. 64
II. Các giải pháp thúc đẩy PSSMEs hội nhập quốc tế. 67
1. Các giải pháp thuế quan . . 67
2. Giảm thiểu sự quản lý quá mức của nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 68
3. Phát triển các làng nghề và làng nghề truyền thống. 70
4. Tăng cường nghiên cứu , phát triển chiến lược khai thác thị trường “ngách” . 71
5. Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 74
6. Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân lực và quản trị trong doanh nghiệp vừa và nhỏ. 76
7. Thương mại điện tử . 78
Kết luận 84
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Kết quả điều tra toàn bộ công nghiệp năm 1998, NXB Thống kê, Hà Nội, 1999.
Từ 3 bảng trên ta thấy chúng minh chứng cho một kết luận là: doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số trong khu vực kinh tế tư nhân.
Nghiên cứu sự phân bố của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực kinh tế tư nhân cho ta thấy một đặc điểm: sự không đồng đều và mất cân bằng. Phân bố theo địa lý: Miền Nam chiếm ¾ tổng số doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam và chiếm hơn 80% số doanh nghiệp sản xuất; Riêng thành phố Hồ Chí Minh chiếm ¼ tổng số doanh nghiệp (12% doanh nghiệp sản xuất) và gần 1/3 số lao động trong các khu vực kinh tế tư nhân; Khoảng 18% các khu vực kinh tế tư nhân đặt tại Miền Bắc. Phân bố theo ngành: doanh nghiệp tư nhân phần lớn tập trung vào một số ngành; năm 1999 các doanh nghiệp làm thương mại chiếm gần một nửa trong tổng số doanh nghiệp tư nhân, sau đó là các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp xây dựng chiếm khoảng 27.6%.
Những đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế:
Đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân trong GDP:
Đánh giá mức đóng góp của các doanh nghiệp nói trên trong GDP cả nước là rất khó tính toán vì cho đến nay số liệu về các khoản đóng góp vào GDP do Tổng cục Thống kê tính toán không được phân loại theo quy mô doanh nghiệp.
Tuy nhiên như đã kết luận ở trên, tính về số lượng cơ sở kinh doanh thì hầu hết các hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp tư nhân đều là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thông qua đánh giá phần đóng góp vào GDP của các doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể ta có thể đánh giá tương đối chính xác đóng góp của các PSSMEs. (tỷ lệ phân bố của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân và hộ kinh doanh cá thể đã được trình bày trong bảng 2.2)
Bảng 2.6 cho thấy phần đóng góp vào GDP của doanh nghiệp tư nhân chính thức thường xuyên giữ mức 7.5%. Phần đóng góp của hộ kinh doanh cá thể và trang trại vào GDP có giảm một ít từ 36% năm 1995 xuống còn 33.18% năm 1999. Phần đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước tăng lên 41.4% năm 1997 và giảm xuống 41% năm 1999. Đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7% lên hơn 10% GDP trong 5 năm cuối. Thực tế phần đóng góp 40.5% vào GDP của hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân chính thức (năm 1999) bao gồm phần đóng góp của các trang trại nông nghiệp và hộ kinh doanh nông nghiệp. Ước tính phần đóng góp của hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp là 19% GDP (số liệu không chính thức của Tổng cục Thống kê). Do vậy toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 26.31% GDP.
Bảng 2.6: Đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế trong giai đoạn 1995-1999 (giá so sánh 1994)
1995
1996
1997
1998
1999
Tổng cộng
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
Khu vực quốc doanh
40.1
40.8
41.4
41.3
41.1
Khu vực ngoài quốc doanh
59.9
59.2
58.6
58.7
58.9
Trong nước
53.2
51.9
50.4
49.5
48.9
Hộ kinh doanh cá thể và trang trại
35.9
35.0
34.2
33.4
33.1
Tư nhân chính thức
7.75
7.7
7.5
7.5
7.2
Tập thể
9.7
9.1
8.7
8.5
8.6
Đầu tư nước ngoài
6.7
7.3
8.2
9.2
10.4
Nguồn: Tổng cục Thống kê: Niên giám Thống kê 2000, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001.
Đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực kinh tế tư nhân về mặt lao động
Về mặt lao động nói chung:
Hiện nay số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đăng ký đã lên tới hơn 70 000 đơn vị và tăng nhanh. Trong số đó có các loại hình như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Số lượng hộ kinh doanh cá thể đã vượt trên con số 2.1 triệu. 64.8% tổng số lao động được trả lương (không kể việc làm trong các tổ chức hành chính, xã hội) được tạo ra từ khu vực này so với 22.5% lao động được tạo ra từ khu vực kinh tế nhà nước.
Dưới đây là bảng tỷ lệ lao động được trả lương trong khu vực sản xuất vật chất năm 1993 và năm 1998. Sở dĩ nói lao động được trả lương là vì trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ có một số lớn là các doanh nghiệp hộ gia đình với một đặc điểm riêng biệt. Trong các doanh nghiệp loại này có những người trong gia đình làm trong các đơn vị đó và không nhận lương, phần chi phí trả cho họ không nằm trong bảng lương của doanh nghiệp (có thể họ sẽ nhận được tiền khi đã kết thúc một chu kỳ kinh doanh, có thể họ nhận tiền kiểu khác...). Quy định rõ tỷ lệ lao động được trả lương sẽ xác định đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm chính thức cho các lao động tính trên tổng thể nền kinh tế.
Bảng 2.8: Tỷ lệ lao động được trả lương trong khu vực sản xuất năm 1993 và 1998 (%)
SOE
Hợp tác xã
Doanh nghiệp tư nhân
Hộ kinh doanh
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1993
17.3
7.1
0.24
74.61
0.8
1998
22.5
0.19
17.5
47.3
12.5
Nguồn: Tổng cục Thống kê: Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997-1998, NXB Thống kê, Hà Nội, 2000
Đó là những con số rất đáng kể nhưng nếu xem xét phần đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực kinh tế tư nhân vào việc tăng việc làm ở các nước châu Á khác thì chúng ta không bằng. Nguyên nhân của vấn đề này là những quy chế, chính sách không rõ ràng, khó khăn trong tiếp cận vốn, công nghệ, thị trường đã hạn chế tiềm năng của khu vực này.
Bảng 2.9: Dân số từ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên chia theo ngành kinh tế và khu vực thành phần kinh tế (năm 2001)
Ngành kinh tế quốc dân
Đơn vị
Tổng số
Thành phần kinh tế
Nhà nước
Tập thể
Tư nhân và hỗn hợp
Cá thể
Vốn đầu tư nước ngoài
Tổng số
3769151
6144862
1361376
26048291
353750
%
%
100
10
16.31
3.61
69.14
0.94
Trong đó
Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản
Người
23654058
279478
5916336
165396
17279805
13026
%
62.78
0.74
15.70
0.44
45.86
0.03
Các ngành nghề khác(phi nông lâm nghiệp)
Người
13880937
3488976
226114
1173101
8652566
340189
%
37.22
9.26
0.61
3.17
23.28
0.91
Tỷ lệ lao động trong ngành nghề phi nông nghiệp
%
100
24.8
1.65
8.55
62.55
2.45
Nguồn: Ban chỉ đạo điều tra việc làm Trung ương: Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra lao động-việc làm 1-7-2001.
Nếu xét từ góc độ tạo việc làm trên tổng số lao động thì hộ kinh doanh cá thể chiếm ưu thế trong khu vực kinh tế tư nhân (30.4%) nhưng đóng góp của chúng có xu hướng giảm vì số việc làm được tạo ra bởi mỗi cơ sở thuộc loại hình này rất ít. Tuy đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân chính thức vào GDP còn thấp (khoảng 7.31% tập trung chủ yếu vào khối công nghiệp và dịch vụ), nhưng khu vực này tiềm tàng khả năng tạo nhiều công ăn việc làm lớn hơn các khu vực khác. Ta có thể nhận ra một xu hướng tương tự khi thống kê phân loại dân số từ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên theo ngành kinh tế và khu vực thành phần kinh tế năm 2001.
b. Về lao động trong các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp:
Tầm quan trọng của loại hình doanh nghiệp này trong ngành công nghiệp được khẳng định qua cuộc tổng điều tra về khu vực công nghiệp. Loại hình doanh nghiệp này tạo ra một nửa số lượng việc làm trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên điều đáng chú ý là các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ không tạo được nhiều việc làm cho lao động do ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động phải là các doanh nghiệp có quy mô vừa. Cũng cần lưu ý rõ là lĩnh vực ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status