Một số vấn đề lý luận về toàn cầu hoá và hội nhâp kinh tế quốc tế - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề lý luận về toàn cầu hoá và hội nhâp kinh tế quốc tế



 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I. Một số vấn đề lý luận về toàn cầu hoá và hội nhâp kinh tế quốc tế 2
1. Khái niệm về toàn cầu hóa, khu vực hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 2
2. Các nhân tố thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế 3
2.1. Sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất do phân công lao động ngày càng diễn ra sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới. 3
2.2 Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường. 5
2.3. Sự gia tăng của các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh thế giới kết thúc chiến tranh lạnh, bước vào thời kỳ hoà bình, hợp tác và phát triển 9
3. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế Việt Nam 10
II. Thực trạng hội nhập kinh tế ở Việt nam 11
1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 11
1.1. Thuận lợi trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 11
Nhiều thời cơ tiếp nhận và đổi mới công nghệ trang thiết bị 13
Mở của tạo điều kiện phát huy nội lực 13
1.2. Khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 14
2. Những thành tựu hạn chế cần khắc phục trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 18
2.1. Những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập 18
2.2.1. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta và của các doanh nghiệp còn yếu hơn nhiều so với các nước khu vực. 21
2.2.2. Các thủ tục hành chính còn khá phức tạp 21
2.3.4. Khoảng cách về trình độ phát triển của nước ta so với các nước trong khu vực chậm phát triển được thu hẹp như mong muốn. 23
III. Chủ trương, nguyên tắc và các biện pháp cần thực hiện trong quá trình hội nhập KTQT ở Việt Nam. 24
1. Các chủ trương và nguyên tắc chủ đạo hội nhập KTQT. 24
2. Nhiệm vụ và các biện pháp cần thực hiện trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 25
2.1. Nhiệm vụ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 25
2.2 Các biện pháp cần thực hiện trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 26
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 32
Tài liệu tham khảo 33
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ơ bản đầu tiên của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước có quan điểm và đường lối đúng đắn và có sự năng động điều chỉnh về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong mỗi thời kỳ.
Vào giữa và cuối những năm 80 (thế kỷ XX) nền kinh tế Việt Nam phát triển chậm không ổn định. Trong bối cảnh cực kỳ khó khăn đó, đại hội lần thứ VI của đảng và các hội nghị ban chấp hành trung ương khoá VI đã nẵm bắt xu thế khách quan của thời đại, đề ra đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước, trong đó có những quan điểm cơ bản về mở rộng kinh tế đối ngoại theo phương châm: " đa phương hoá, đa dạng hoá". Tiếp theo đại hội VII, VIII và IX của Đảng ta tiếp tục khẳng định thực hiện chủ trương đó. Tính đến đầu năm 2003, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 90 nước, quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 60 nước, ký kết nhiều hiệp định thương mại Nền kinh tế ngoại giao đa phương hoá và đa dạng hoá Việt Nam phát triển vượt bậc cả về lượng và chất. Tích cực hội nhập ASEAN tham gia AFTA và ASEM phát triển ngày càng sâu rộng quan hệ trên nhiều phương diện với các nước Tây - Bắc Âu và EU, đã gửi đơn gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ tháng 12/1994, đảm nhiệm thành công nhiều trọng trách tại các thiết chế khu vực và thế giới. Đây là thành tựu quan trọng góp phần tạo ra thế và lực mới cho việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
1.1.2.Thuận lợi rất cơ bản thứ hai để Việt nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế là: những thành tựu to lớn của quá trình đổi mới môi trường hoà bình và ổn đình về nhiều mặt, tiềm năng lớn cả về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực con người, vị trí địa lý kinh tế quan trọng.
Việt nam là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Với nguồn tài nguyên phong phú không chỉ tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác chế biến mà còn là sức thu hút đối với khu các công ty nước ngoài. Trên cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên chúng ta có thể xác lập cơ cấu ngành kinh tế với những sản phẩm có tính cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới.
Về vị trí địa lý, nước ta là cửa ngõ đi ra ngoài Thái Bình Dương của một số quốc gia Đông Nam á, là điểm tiếp giáp với các tuyến đường giao thông quan trọng của thế giới với bờ biển rộng trải dài từ Bắc tới Nam với nhiều hải cảng, đặc biệt là cảng Cam Ranh có độ sâu thuận lợi cho phát triển giao thông hàng hải cũng như phát triển kinh tế hàng hoá. Ngoài một số khoáng sản như Bôsit có chữ lượng lớn 5 tỷ tấn đứng thứ ba trên thế giới , quặng đất hiếm có trữ lượng lớn đứng thứ 2 trên thế giới, sau Trung Quốc thì các loại khoáng sản ở Việt Nam tuy trữ lượng không lớn nhưng rất đa dạng và phong phú. Với nguồn tài nguyên hiện có chúng ta cần tập trung phát triển ngành vật liệu xây nghiệp: gốm, sứ, du lịch, kết hợp phát triển từ các sản phẩm công nghiệp để tạo ta sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời chú ý phát triển các loại hình xí nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở liên doanh để tận dụng nguồn phóng sản phong phú, đa dạng phục vụ nhu cầu CNH, HĐH.
Đến nay, sau gần 17 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng để chủ động hội nhập kinh tê quốc tế. Thuận lợi này có tác dụng thúc đẩy quá trình đổi mới ở Việt Nam.
1.1.3. Những thời cơ mới để Việt Nam phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là:
Mở rộng thị trường ra nước ngoài, tìm hiểu thị trường mới cho hàng hoá Việt Nam trên cơ sở các hiệp đinh thương mại song phương đã ký kết.
Việc mở rộng thị trường ra nước ngoài sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Nếu chúng ta thực hiện đầy đủ cam kết của AFTA vào năm 2006 thì các hàng công nghiệp chế biến mang thương hiệu Việt Nam có thể tiêu thụ ở tất cả các nước ASEAN - thị trường có số dân hơn nửa tỷ người và GDP trên 700 tỷ USD. Trong tương lai gần, khi gia nhập WTO thì Việt Nam sẽ được hưởng quyền ưu đãi tối huệ quốc (MFN) và hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu 148 nước thành viên của các tổ chức này được thuận lợi hơn. Nhìn về tương lai xa hơn, nếu như nhìn vào năm 2020 hàng rào thuế quan các nước APEC được rỡ bỏ thì hàng hoá "Made in Vietnam" sẽ có một thị trường tiêu thụ rất rộng lớn. Thực tế cho thấy nếu trước khi hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, thuế xuất của hàng hoá Việt Nam vào thị trường Mỹ ở mức từ 40% đến 50% thì sau khi hiệp định đó có hiệu lực thuế suất chỉ còn từ 3% đến 4%. Nhờ đó hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ tăng từ 6% (năm 1998) lên 27.8% (năm 2000) và năm 2002 còn tăng cao hơn.
Có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Theo số liệu của bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến đầu năm 2003, Việt Nam đã nhận được các khoản cam kết ODA là hơn 20 tỷ USD, trong đó giải ngân được hơn 10 tỷ hơn USD đối với FDI có trên 3800 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 24 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 22 tỷ USD. Chính nhờ có nguồn vốn này, chúng ta xây dựng được nhiều công trình kết cấu hạ tầng quan trọng, hoạt động có hiệu quả, hình thành thành phần kinh tế thứ 6 - kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 13% GDP và tốc độ tăng trưởng trên 20% năm.
Nhiều thời cơ tiếp nhận và đổi mới công nghệ trang thiết bị
Ngày nay tốc độ phổ cập trí thức mới kỹ thuật và công nghệ tiên tiến diễn ra rất nhanh tróng, đa dạng thông qua nhiều hình thức và kênh thông tin khác nhau, nhất là con đường nghiên cứu ứng dụng và tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới của thế giới. Tuy nhiên độ tiếp nhận khác nhau tuỳ từng trường hợp vào khả năng và điều kiện của từng nước. Những năm qua chúng ta đã có nhiều nỗ lực nên được xếp vào hàng các nước có tốc độ phát triển hạ tầng công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới.
Mở của tạo điều kiện phát huy nội lực
Nguồn nhân lực của Việt Nam khá dồi dào về số lượng và có ưu thế nổi trội về chất lượng ở một số lĩnh vực công nghệ hiện đại nhu công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ sinh học Nhưng nếu chúng ta đứng ngoài nền kinh tế thế giới thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đó. Hội nhập kinh tế quôc tế sẽ giúp khai thông các mối quan hệ giao lưu nguồn nhân lực của Việt Nam với thế giới. Nhờ hội nhập có thể mở rộng hợp tác trao đổi chuyên gia để đưa đội ngũ cán bộ khoa học của Việt Nam ra làm việc ở nước ngoài xuất khẩu lao động và đẩy mạnh xử dụng lao động thông qua các hợp đồng gia công chế biến hàng xuất khẩu. Đồng thời có thể nhập khẩu các loại lao động kỹ thuật cao, các công nghệ mới, các bằng phát minh sáng chế mà Việt Nam chưa có. Hội nhập sẽ đưa đến cho Việt Nam cơ hội kết hợp ngoại lực, góp phần đẩy nhanh công nhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Có sự phân công lao động mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trên nhi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status