Thực thi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, những thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Thực thi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, những thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam



 
A. LỜI MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 2
Chương 1: Những vấn đề cơ bản của HĐTM Việt – Mỹ 2
I/ Hiệp định thương mại 2
II/ Hiệp định thương mại Việt – Mỹ 5
Chương 2: Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện Hiệp định 18
I/ Thuận lợi 18
II/ Khó khăn 20
Chương 3: Giải pháp giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường Mỹ 29
I/ Giải pháp từ phía Chính phủ 29
II/ Giải pháp từ phía doanh nghiệp 33
C. KẾT LUẬN 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ác đối tượng được bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ đều có lộ trình thực hiện trong bảng sau:
Lộ trình thực thi Quyền sở hữu trí tuệ theo tinh thần của hiệp định thương mại Việt – Mỹ
(kể từ ngày hiệp định có hiệu lực)
Đối tượng được bảo hộ
Thời gian thực thi
1. Quyền tác giả và quyền có liên quan
18 tháng
2. Bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã mã hóa
30 tháng
3. Nhãn hiệu hàng hóa
12 tháng
4. Sáng chế
12 tháng
5. Thiết kế bố trí mạch tích hợp
24 tháng
6.Bí mật thương mại (bí mật thông tin)
18 tháng
7. Kiểu dáng công nghiệp
24 tháng
8. Các loại giống thực vật
Theo Công ước UPOV 1991
Thời hạn bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ
Đối tượng bảo hộ
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
Quy định TRIPS của WTO
1. Quyền tác giả về tác phẩm nghệ thuật
Không ít hơn 30 năm kể từ khi công bố hợp pháp.
Không ít hơn 100 năm kể từ khi sáng tạo ra tác phẩm
Không dưới 50 năm kể từ công bố hợp pháp.
50 năm kể từ ngày tác phẩm được sáng tạo.
2. Người biểu diễn và người sản xuất bản ghi âm
Không quy định cụ thể thời hạn bảo hộ
Tối thiểu 50 năm kể từ ngày ghi âm hay từ buổi biểu diễn.
Tối thiểu 20 năm kể từ ngày chương trình phát thanh, truyền hình thực hiện.
3. Thương hiệu hàng hoá
Không dưới 10 năm, được gia hạn thêm không hạn chế số lần, mỗi lần 10 năm.
Không dưới 7 năm, sau đó có thể gia hạn thêm.
4. Kiểu dáng công nghiệp
ít nhất 10 năm
ít nhất 10 năm
5. Bằng sáng chế
ít nhất 20 năm kể từ ngày nộp đơn.
ít nhất 20 năm kể từ ngày nộp đơn.
6. Thiết kế bố trí mạch tích hợp
ít nhất 10 năm kể từ khi đăng ký
3.1.3.Chương Thương mại dịch vụ
Đây là Hiệp định song phương ta đưa riêng chương thương mại dịch vụ một cách độc lập.
Có thể nói lần đầu tiên trong một Hiệp định thương mại song phương mà Việt Nam đã ký với các nước, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có quy định về vấn đề thương mại dịch vụ thành một chương riêng.
Chương thương mại dịch vụ của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ chứa đựng 11 điều khoản và kèm theo phụ lục F và G để giải thích và cụ thể hoá nội địa thương mại dịch vụ giữa 2 nước.
a/ Khái niệm về thương mại dịch vụ:
Điều 1 chương 3 của hiệp định có nêu rõ khái niệm về hoạt động thương mại dịch vụ như sau:
Hoạt động thương mại dịch vụ là việc cung cấp một trong bất cứ lĩnh vực nào có liên quan đến thương mại:
* Từ lãnh thổ của một Bên vào lãnh thổ của Bên kia;
* Tại lãnh thổ của một Bên cho người sử dụng dịch vụ của Bên kia;
* Bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một Bên, thông qua sự hiện diện thương mại tại lãnh thổ của Bên kia;
* Bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một Bên, thông qua sự hiện diện của các thể nhân của một Bên tại lãnh thổ của Bên kia;
Lưu ý:
+ Các loại dịch vụ khi thi hành thẩm quyền của chính phủ không được xem là dịch vụ thương mại vì các loại dịch vụ này không thực hiện trên cơ sở cạnh tranh với một hay nhiều nhà cung cấp.
+ Bên này hay Bên kia được hiểu là Bên phía Việt Nam hay Hoa Kỳ.
b/ Nguyên tắc phát triển hoạt động thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ;
Quan hệ song phương Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ được thiêt lập trên 2 nguyên tắc:
+ Tối huệ quốc.
+ Đối xử quốc gia.
Điều 2 chương 3 của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ nêu rõ:
Hoạt động thương mại dịch vụ của Bên này được thực hiện trên lãnh thổ của Bên kia dựa trên nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, cụ thể là “Mỗi Bên dành ngay lập tức và vô điều kiện cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó dành cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự ở bất kỳ nước nào khác”
Tại điều 7 chương 3 của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có nêu rõ:
Trong hoạt động thương mại dịch vụ của Bên này trên lãnh thổ của Bên kia phải được đảm bảo thực hiện trên nguyên tắc đối xử quốc gia (trừ các lĩnh vực dịch vụ nêu trong lộ trình cam kết ở Phụ lục G).
c/ Nội dung chính của Chương thương mại dịch vụ:
* Ngay lập tức và vô điều kiện các doanh nghiệp Việt nam có thể tiến hành kinh doanh các loại dịch vụ ở thị trường Mỹ.
* Theo lộ trình nêu ở trong Phụ lục G chính phủ Việt nam sẽ mở cửa thị trường dịch vụ cho các hoạt động dịch vụ của các công dân và công ty Hoa Kỳ vào Việt Nam hoạt động trên nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT.
3.1.4..Chương phát triển đầu tư:
Chương này gồm 15 điều.
Các nguyên tắc xác định quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ:
Tại điều 2 chương 4 của Hiệp định có nêu rõ:
Quan hệ đầu tư giữa 2 bên Hoa Kỳ và Việt Nam về cơ bản được thiết lập dựa trên 2 nguyên tắc: đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc.
* Nguyên tắc “đối xử quốc gia” trong hoạt động đầu tư được hiểu là các khoản đầu tư như: việc thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, điều hành, vận hành, bán hay định đoạt đầu tư bằng các cách khác, mỗi Bên dành cho Bên khi họ hoạt động đầu tư trên đất nước mình sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các khoản đầu tư của công dân hay công ty của nước mình.
* Nguyên tắc “đối xử tối huệ quốc” trong hoạt động đầu tư được hiểu là các khoản đầu tư như: việc thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, điều hành, vận hành, bán hay định đoạt đầu tư bằng các cách khác mỗi Bên dành cho Bên kia khi họ hoạt động đầu tư trên đất nước mình sự đôí xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các khoản đầu của công dân hay công ty của nước thứ 3 trên lãnh thổ của mình.
Chương II: thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp việt nam khi thực thi hiệp định
I/ Thuận lợi
1.Có thể mở rộng thị trường xuất khẩu
Hiện nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng gần 1000 triệu USD. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), sau khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực, với việc được hưởng các thuế suất thông thường theo nguyên tắc đối xử MFN, con số trên có thể tăng gấp đôi trong năm 2002 và đạt 5 tỷ vào năm 2005. Việc mở cửa thành công thị trường Hoa Kỳ có ý nghĩa đặt biệt quan trọng, vì so với các thị trường chính khác như EU và Nhật Bản, thị trường này có yêu cầu về số lượng lớn, lại có cấp độ chất lượng khác nhau (ít “khó tính” hơn), nên các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội để thiết lập các quan hệ bạn hàng lâu dài và ổn định. Kinh nghiệm của hầu hết các nước phát triển, đặc biệt là các “con hổ” ở Châu á như Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo, hay Malaixia, đều đi lên và thành công về phát triển kinh tế nhờ xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ.
Khi thâm nhập vào thị trường Mỹ chúng ta có nhiều khả năng và tiếp cận công nghệ hiện dại, nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Ngoài ra , với mức thuế xuất nhập khẩu giảm từ 40 – 50% xuống còn 3 – 4%, xuất khẩu Việt Nam sẽ thuận lợi khi sang thị trường lớn nhất thế giới này.
2. Tạo ra động lực thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là năng lực tồn tại và vươn lên trên thị trường cạnh tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status