Phân tích các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng phát triển công nghiệp của nước CH DCND Lào trong những năm 1990 - 1998 - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Phân tích các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng phát triển công nghiệp của nước CH DCND Lào trong những năm 1990 - 1998



Muốn cho mặt hàng sản xuất trong nước tiêu thụ được thì Nhà nước cần có một biện pháp chặt chẽ chống nạn buôn lậu, đánh thuế cao đối với những mặt hàng mà khả năng ở trong nước có thể sản xuất được có được như vậy mới khuyến khích được sản xuất trong nước phát triển.
- Chính sách thuế cũng phải được cải tiến sao cho người sản xuất nộp thuế mà không cho mình bị thiệt thòi. Hiện nay nhiều khi thuế không thực sự là công bằng, nhiều cơ sở sản xuất lớn mà thuế không đáng là bao nhiêu, trong khi đó các cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ bị đánh thuế rất cao. Chủ yếu là do các cơ quan hữu trách không làm đúng, làm đủ yêu cầu quản lý của Nhà nước gây ra nhiều phiền hà cho người sản xuất. Mặt khác do chính sách của Nhà nước từ trước tới nay là đánh thuế theo doanh thu, cho nên không phản ánh đầy đủ kết quả sản xuất. Đề nghị thời gian tới sẽ thực hiện việc không đánh thuế doanh thu nữa mà chuyển sang đánh thuế giá trị gia tăng, đây là loại thuế đảm bảo sự công bằng giữa các nhà sản xuất kinh doanh, góp phần chống thất thu thuế cho Nhà nước.
-Nhà nước phải nhanh chóng chuyển hẳn sang tính toán các chỉ tiêu theo SNA vì hệ thống chỉ tiêu cũ đã bộc lộ nhược điểm và không còn phù hợp với cơ chế mới, từ đó để có thể thay đổi được một số chỉ tiêu trong nền kinh tế nói chung và ngành thống kê nói riêng như là: thay đổi chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng bằng tổng giá trị sản xuất hay là để có làm rõ thêm nữa về các chỉ tiêu như chi phí trung gian, giá trị tăng thêm,. là các vấn đề mà ở Lào chưa làm được
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


bị, nhà cửa.
Vốn lưu động là sự biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động như là: Nguyên liệu dự trữ cho sản xuất, sản phẩm dở dang, sản phẩm trong kho, hàng gửi bán, tiền mặt.
+Vốn sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp - thủ công quốc doanh được hình thành từ các nguồn sau:
-Nguồn vốn liên doanh là vốn do liên doanh với các doanh nghiệp sản xuất khác nó thể hiện là: giá trị tài sản và tiền mặt mà bên liên doanh góp vào.
-Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất.
-Nguồn vốn đi vay bao gồm vay ngân hàng, vay các tổ chức kinh tế khác.
-Nguồn vốn tự bổ xung đó là vốn do doanh nghiệp trích từ lợi nhuận.
Vốn sản xuất là chỉ tiêu quan trọng nhất. Nó phản ánh tình hình đầu tư vào công nghiệp - thủ công quốc doanh và cơ cấu vốn phân bố ở các vùng, lãnh thổ, các ngành nghề kinh tế khác nhau. Việc sử dụng chỉ tiêu vốn sản xuất dùng để phân tích cho thấy sự biến động của vốn theo thời gian và từ đó chúng ta có thể xác định được khả năng tiềm tàng để phát triển công nghiệp - thủ công quốc doanh. Nó giúp cho việc nghiên cứu cơ cấu, tỷ trọng vốn sản xuất của các ngành khu vực công nghiệp - thủ công quốc doanh nhằm phát hiện ra những bất hợp lý trong cơ cấu đó. Trên cơ sở đó Đảng và Nhà nước đề ra những chính sách hạn chế hay khuyến khích đầu tư làm sao cho hợp lý. Ngoài ra cũng có thể phân tích vốn sản xuất của công nghiệp - thủ công chi tiết theo vốn cố định và vốn lưu động, để biết được tình hình đầu tư đổi mới thiết bị của công nghiệp - thủ công quốc doanh để sản xuất ra được nhiều hàng hoá có chất lượng hơn.
* Chỉ tiêu số lượng lao động
Số lượng lao động trong công nghiệp - thủ công quốc doanh là toàn bộ những người lao động trực tiếp và gián tiếp tham gia vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và trả lương.
Lao động trong các doanh nghiệp quốc doanh chủ yếu là lao động được Nhà nước tuyển dụng theo các hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn, bao gồm :
- Lao động trực tiếp tham gia sản xuất.
- Cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý.
- Lao động phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh
- Lao động hành chính, quản trị và dịch vụ
- Chỉ tiêu số lượng lao động của công nghiệp - thủ công quốc doanh phản ánh tình hình sử dụng số lượng và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp - thủ công quốc doanh. Nó được dùng để phân tích sự tăng trưởng bởi lao động là một trong 3 yếu tố quyết định của sản xuất. Lực lượng lao động dồi dào với chất lượng cao thì sẽ phản ánh tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước CHDCND Lào hiện nay, kỹ thuật sản xuất chưa cao, các cơ sở sản xuất chủ yếu là sử dụng những thiết bị thu hút nhiều lao động. Việc phân tích chỉ tiêu số lượng lao động của công nghiệp - thủ công quốc doanh cho thấy kết quả thực hiện một trong những mục tiêu xã hội quan trọng hiện nay để tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động.
C. Chỉ tiêu phản ánh hiêu qua kinh tế của công nghiệp - thu công quốc doanh ở CHDCND Lào.
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được hình thành từ việc so sánh giữa các chỉ tiêu kết qủa và chi phí có mối liên hệ biện chứng lẫn nhau, tức là việc so sánh chúng có ý nghĩa và phản ánh một khía cạnh kinh tế nào đó. Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả được sử dụng để đánh giá một cách tổng hợp hiệu quả kinh tế một doanh nghiệp, một ngành, một thành phần kinh tế... tuy nhiên, mỗi chỉ tiêu hiệu quả với ý nghĩa kinh tế của nó có thể sử dụng để phản ánh chất lượng hoạt động trên từng mặt của doanh nghiệp, ngành... được cải thiện hay xấu đi như thế nào qua các thời kỳ khác nhau.
* Nhóm chỉ tiêu ,ức năng suất lao động bình quân.
Khái niệm: Mức năng suất lao động là số lượng sản phẩm (hay giá trị sản phẩm) trung bình do mỗi lao động làm ra trong một thời gian nhất định:
W =
Trong đó: W: Mức năng suất lao động bình quân.
T: Tổng số lao động hao phí để tạo ra Q
Q: Khối lượng sản phẩm hiện vật hay giá trị sản phẩm tính theo
phương pháp MPS hay tính theo phương pháp SNA.
Mức năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả quan trọng nhất phản ánh trình độ sử dụng lao động của công nghiệp - thủ công quốc doanh.
Phân tích chỉ tiêu năng suất lao động cho ta thấy các doanh nghiệp công nghiệp - thủ công quốc doanh tổ chức, bố trí lực lượng lao động của mình hợp lý như thế nào bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động cao hay thấp.
* Chỉ tiêu hiệu suất vốn sản xuất.
Hiệu suất vốn sản xuất là số đơn vị giá trị kết quả sản xuất (hay doanh thu) tổng sản lượng được tạo ra trên một đơn vị vốn sản xuất.
Ta có công thức tính:
N =
Trong đó N: Hiệu suât vốn sản xuất (đồng /đồng)
Q: Giá trị tổng sản lượng tổng giá trị sản xuất hay tổng doanh thu
K: Giá trị tài sản cố định bình quân
V: Tổng số vốn lưu động.
Hiệu suất vốn sản xuất cũng như năng suất lao động bình quân có thể được tính cho từng xí nghiệp, toàn ngành công nghiệp và từng ngành công nghiệp.
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh tế của toàn bộ vốn sản xuất. Khi Nghiên cứu hiểu suất vốn sản xuất sẽ thấy được trình độ sử dụng vốn của công nghiệp - thủ công quốc doanh. Hiện nay nhiều doanh nghiệp quốc doanh đã biết sử dụng đồng vốn của Nhà nước có hiệu quả để tạo ra ngày càng nhiều của cải cho xã hội. Nhưng còn không ít doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả gây lãng phí vốn của Nhà nước. Vì vậy, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua các năm sẽ phản ánh được công nghiệp - thủ công quốc doanh đã cải thiện tình hình sử dụng vốn đầu tư như thế nào.
* Chỉ tiêu mức doanh lợi chung
+ Khái niệm: Mức doanh lợi chung là chr tiểu phản ánh mức lợi nhuận thu được từ một đồng vốn sản xuất trong sản xuất kinh doanh.
Công thức: R =
Trong đó: R : Mức doanh lợi chung (đồng / đồng)
B : Tổng mức lợi nhuận
K + V : Tổng giá trị tài sản cố định và tai sản lưu động.
Chỉ tiểu cho biết cứ một Đồng vốn sản xuất bỏ vào kinh doanh trong kỳ tạo ra được mấy Đồng lời nhuận.
2.4. Một số phương pháp thống kê sử dụng trong phần tích tính hình phát triển sản xuất công nghiệp.
a. Phương pháp phân tổ.
"Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau".
Phân tổ thống kê thực hiện việc nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp. Tổng thể nghiên cứu được chia thành các tổ có quy mô, đặc điểm khác nhau. Mặt lượng và quan hệ số lượng của các tổ phản ánh mức độ mức độ kết cấu của hiện tượng và mối liên hệ giữa các tiêu thức.
Trong phân tổ thống kê có các loại phân tổ :
Phân tổ theo một tiêu thức hay còn gọi là phân tổ đơn.
Phân tổ theo một tiêu thức là xây dựng tần số phân bố của một tập hợp theo một tiêu thức. Đây là cách phân tổ đơn giản nhất và cũng thường được sử dụng nhất.
Phân tổ theo nhiều tiêu thức có hai loại :
+ Phân tổ kết hợp :
- Kh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status