Giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp bình xuyên tỉnh Vĩnh Phúc - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp bình xuyên tỉnh Vĩnh Phúc



PHẦN MỞ ĐẦU.1
1.1. Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP. 4
1.1.1. Khái niệm và phân loại KCN. 4
1.1.1.1. Khái niệm KCN: 4
1.1.1.2. Đặc điểm KCN. 4
1.1.1.3. Phân loại KCN 6
1.1.2. Vai trò của KCN đối với phát triển kinh tế xã hội . . . 6
1.1.2.1. KCN là đầu mối quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong nước, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). 6
1.1.2.2. phát triển các KCN góp phần tạo công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo. 7
1.1.2.3. Nâng cao năng lực công nghệ quốc gia và chất lượng nguồn nhân lực. 8
1.1.2.4. Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá. 8
1.2. QUAN NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN. 9
1.2.1.Quan niệm về phỏt triển bền vững. 9
1.2.1.1. Quan niệm 9
1.2.1.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững 10
1.2.2. Phỏt triển bền vững KCN. 10
1.2.2.1. Khỏi niệm 10
1.2.2.2. Sự cần thiết phỏt triển bền vững KCN 12
1.2.2.3. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững KCN. 14
1.3.KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KCN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG. 19
1.3.1.Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về phát triển KCN theo hướng bền vững 19
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản. 19
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Thỏi Lan. 21
1.3.2. Kinh nghiệm trong nước. 24
1.3.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương. 24
1.3.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng. 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN BèNH XUYấN - VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM QUA. 29
2.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH PHÚC. 29
2.1.1.1. Vị trí địa lý. 29
2.1.1.2. Đặc điểm địa hỡnh. 29
2.1.1.3. khí hậu 30
2.1.2. Tiềm năng tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực. 30
2.1.2.1. Tài nguyên đất. 30
2.1.2.2. Tiềm năng khoáng sản. 31
2.1.3. Tiềm năng về kinh tế. 31
2.1.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng. 33
2.1.4.1. Giao thông. 33
2.1.4.2. Hệ thống cấp điện. 35
2.1.4.3. Hệ thống cấp thoát nước đã và đang được đầu tư đảm bảo công suất đủ đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội nói chung và nhu cầu phát triển các KCN nói riêng. 36
2.1.4.4. Bưu chính viễn thông. 38
2.1.4.5. Về tài chính ngân hàng. 38
2.1.4.6. Về hải quan. 39
2.1.4.7. Về cơ sở đào tạo. 39
2.1.4.8. Bối cảnh kinh tế – xã hội trong nước. 39
2.1.5.Khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào tại địa phương cho phát triển công nghiệp và KCN. 41
2.1.5.1. Nguồn nguyên liệu từ nông lâm, thủy sản. 41
2.2. TỔNG QUAN VỀ KCN BÌNH XUYÊN - VĨNH PHÚC. 41
2.2.1. Cơ sở hạ tầng KCN Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. 42
2.2.2. Hạ tầng và Dịch vụ. 43
2.3. TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN BÌNH XUYÊN - VĨNH PHÚC. 44
2.3.1.Quy mụ vốn đầu tư vào KCN Bỡnh Xuyờn - Vĩnh Phỳc. 49
2.3.2. Cơ cấu vốn. 49
2.3.2.1. Cơ cấu vốn theo ngành nghề kinh doanh. 49
2.3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo trong nước và nước ngoài. 49
2.3.3. Đánh giá cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư vào KCN Bỡnh Xuyờn - Vĩnh Phỳc 49
2.3.3.1. Chính sách đất đai. 49
2.3.3.2. Chính sách về lao động. 49
2.3.3.3. Các chính sách khác. 49
2.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN BèNH XUYấN - VĨNH PHÚC 49
2.4.1. Thực trạng phỏt triển bền vững nội tại KCN. 49
2.4.2. Đánh giá tác động lan tỏa của KCN Bỡnh Xuyờn - Vĩnh Phỳc. 51
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ HèNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KCN BèNH XUYấN – VĨNH PHÚC. 56
2.5.1. Những kết quả đó đạt được. 56
2.5.2. Những tồn tại bất cập cần giải quyết. 60
2.5.3. Nguyờn nhõn của những tồn tại trờn. 61
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN BèNH XUYấN - VĨNH PHÚC . . 64
1.3.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Ngày 01/01/1997, thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ để trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Từ đó đến nay, với những lợi thế so sánh và tiềm năng của mình, Đà Nẵng đã vươn lên phát triển kinh tế - xã hội và đạt được những thành tựu to lớn: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Trong những nhân tố làm nên thành tích kỳ diệu đó, việc xây dựng và phát triển KCN có vai trò vô cùng quan trọng, là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế.
Đến nay, Đà Nẵng đã có 07 KCN với tổng diện tích được quy hoạch là 1.464,8 ha, trong dó 5 khu do Công ty Phát triển và khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng (Daizico) làm chủ đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng KCN gồm: KCN Hoà Khánh 423,5 ha, KCN Liên Chiểu 373,5 ha, KCN Thanh Vinh 22 ha, KCN dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng (Thọ Quang) 77,3 ha, KCN Hoà Cầm 266 ha; công ty liên doanh cổ phần Sài Gòn làm chủ đầu tư hạ tầng KCN Hoà Khánh mở rộng 216,5 ha; công ty cổ phần xây dựng Đà Nẵng làm chủ đầu tư hạ tầng KCN Thanh Vinh mở rộng 33 ha; công ty liên doanh Massda làm chủ đầu tư hạ tầng KCN Đà Nẵng (An Đồn) 53 ha. Ngoài ra, thành phố cũng giao cho Daizico xúc tiến lập quy hoạch chi tiết KCN Hoà Khương diện tích 500 ha.
KCN Đà Nẵng bước đầu đã thu hút được 50 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tổng vốn đăng ký đầu tư là 316,74 triệu USD; thu hút thêm 234 doanh nghiệp đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký đầu tư là 8.210,38 tỷ đồng; giải quyết trên 60.000 lao động cho địa phương và các vùng phụ cận. Đặc biệt, qua sự vận động, quảng bá hỗ trợ của Văn phòng thay mặt Thành phố Đà Nẵng tại Tokyo - Nhật Bản đã thu hút được nhiều dự án đầu tư có vốn lớn, công nghệ cao của Nhật như Mabuchi Motor vốn đầu tư 39,9 triệu USD… Đầu tư trong nước cũng có những dự án tiêu biểu như nhà máy sữa Vinamilk 17 triệu USD (KCN Hoà Khánh), Dự án Dệt nhuộm Sơn Trà liên doanh giữa Tập đoàn dệt may Việt Nam với Hoa Kỳ với tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng.
Quá trình hình thành và phát triển KCN của Đà Nẵng trải qua ba giai đoạn sau:
- Giai đoạn hình thành mô hình KCN (từ năm 1996 – 2000): đây là giai đoạn Đà Nẵng mới được chia tách, còn nhiều khó khăn nên việc xây dựng và phát triển các KCN không thành công như mong muốn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN hầu như không có. Tình hình thu hút đầu tư cũng không khả quan do môi trường đầu tư quá cứng nhắc, không có nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư.
- Giai đoạn chuyển tiếp (từ năm 2000 – 2005): cơ sở hạ tầng KCN còn yếu kém, phải sử dụng ngân sách để đầu tư tạo “cú hích” ban đầu nhằm tạo đà cho phát triển KCN.
- Giai đoạn phát huy lợi thế cạnh tranh của KCN diễn ra trong điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và bên ngoài KCN đã được đầu tư tương đối tốt, tạo lợi thế cạnh tranh mới làm giảm áp lực đầu tư ngân sách chuyển sang sử dụng các nguồn vốn khác theo hướng xã hội hoá đầu tư nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh bình đẳng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình phát triển các KCN, Đà Nẵng vẫn bộc lộ một số diểm không bền vững, trong đó quan trọng nhất là vấn đề môi trường. Hiện nay KCN ở Đà Nẵng có đến trên 50% doanh nghiệp chưa tuân thủ quy định về lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Qua các đợt thanh kiểm tra của cơ quan chức năng tại KCN trên địa bàn thành phố đã ghi nhận một số doanh nghiệp có ý thức tốt trong công tác bảo vệ môi trường như: công ty TNHH VBL Đà Nẵng (Foster), công ty Mabuchi Motor Đà Nẵng, công ty Daiwa Việt Nam…Ngoài ra vẫn còn nhiều doanh nghiệp công nghiệp đã đi vào hoạt động trong KCN nhưng chưa lập báo cáo đánh giá tác dộng môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp đã được phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa thực hiện quan trắc và báo cáo định kỳ về việc bảo vệ môi trường của doanh nghiệp do Sở Tài nguyên môi trường. Một số KCN còn chưa có hệ thống xử lý nước thải chung cho toàn KCN. Mức độ tuân thủ quy định về lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp trong KCN cho đến thời điểm cuối năm 2006 vẫn ở mức thấp, mới đạt bình quân 46,8%. Trong đó, KCN Hoà Khánh mới có 45,1% cơ sở lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, KCN Liên Chiểu 60,7%, KCN Đà Nẵng 40%, KCN Dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang 71,4% và KCN Hoà Cầm 17,5%... Một số danh nghiệp công nghiệp đã thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường xong chưa thực hiện đủ các phương án được phê duyệt trong báo cáo này. Một số doanh nghiệp đã xây dựng trạm xử lý nước thải nhưng vận hành không liên tục, chất lượng nước thải sau xử lý vẫn còn vượt tiêu chuẩn quy định như: công ty TNHH WeiXeiSin Inductrial Đà Nẵng, công ty thép Đà Nẵng, công ty thép Thành Lợi, công ty TNHH Xuân Hưng…. Vấn đề ô nhiễm môi trường tại KCN đã làm ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện Đề án “Thành phố môi trường” của Đà Nẵng. Do đó, việc giải quyết sớm và dứt điểm tình trạng ô nhiễm cần được xem là mục tiêu ngắn hạn trong đề án này để sau đó Đà Nẵng sẽ có điều kiện tiếp tục phấn đấu thực hiện các mục tiêu khác cao hơn.
Một số kinh nghiệm và bài học rút ra cho Vĩnh Phúc để phát triền bền vững KCN của mình là khi cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu còn quá khó khăn, hầu như chưa có, điểm xuất phát còn quá thấp, mà lại thực hiện ngay việc xã hội hoá đầu tư phát triển KCN ở một mức quá cao đã dẫn đến sự bất cập giữa khả năng của chủ đầu tư và yêu cầu phát triển của KCN nên mô hình xã hội hoá đầu tư giai đoạn đầu là không phù hợp. Việc điều chỉnh lại bước đi cho phù hợp với thực tế của giai đoạn này nhằm tạo được một tiền đề về cơ sở vật chất hạ tầng KCN tạo đà cho sự phát triển là cần thiết. Đây không phải là bước đi thụt lùi về cơ chế mà là một sự cân nhắc cẩn thận để có sự lựa chọn cơ chế nào là thực sự phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Đà Nẵng lúc bấy giờ thì mới tạo được cú hích ban đầu cho sự phát triển lâu dài và bền vững KCN.
Khi hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài và bên trong KCN đã đạt được một mức phát triển nhất định, tự thân KCN có đủ sức mạnh cạnh tranh trong khu vực, môi trường đầu tư thành phố đã được cải thiện và có sức hấp dẫn mới thì việc duy trì cơ chế sử dụng vốn ngân sách để tiếp tục đầu tư hạ tầng KCN sẽ không còn phù hợp nữa. Do đó, Đà Nẵng đã có bước đi chuyển tiếp từ sử dụng ngân sách đầu tư hạ tầng sang tìm kiếm các nguồn tài chính khác để đầu tư theo hướng xã hội hoá đầu tư. Thành phố Đà Nẵng chỉ tham gia vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật ở một mức độ nào đó có tính xúc tác đủ để giữ được quyền điều phối thực hiện định hướng, chủ trương chính sách của thành phố, đảm bảo sự phát triển KCN theo đúng tiến độ quy hoạch và định hướng đề ra.
Trong quá trình lập quy hoạch, xây dựng hạ tầng, kêu gọi thu hút đầu tư phải hết sức chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững KCN, kiên quyết, xử lý triệt để các doanh nghiệp vi phạm về cam kết bảo vệ môi trường.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
KCN BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM QUA
2.1. tổng quan về tỉnh vĩnh phúc.
2.1.1. Tổng quan điều kiện vị trí địa lý tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.1.1. Vị trí địa lý.
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Nam giáp với Hà Tây (Hà Nội – theo phương án mở rộng thủ đô chính phủ trình Quốc Hội), Phía tây giáp Phú Thọ và phía Đông giáp thủ đô Hà Nội. Tỉnh có diện tích đất tự nhiên 1.371,41 Km2, dân số trung bình năm 2006 có 1.180,4 nghìn người. Vĩnh Phúc hiện có 9 đơn vị hành chính, trong đó có Thành phố Vĩnh Yên, thị x• Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh.
Theo chủ trương của Chính Phủ về việc mở rộng không gian Thủ đô Hà Nội được Quốc Hội thông qua tại kỳ họp... và Nghị quyết số 01/2008/NQ-HĐND về việc thông qua tờ trình điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Phúc và Nghị quyết số 02/20008/NQ-HĐND về việc thông qua đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch, thành lập huyện Sông Lô của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, dự kiến sắp tới Vĩnh Phúc sẽ có 9 đơi vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị x• Phúc Yên, Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Sông Lô ( huyện Mê Linh sáp nhập về Hà Nội). Theo đó, Vĩnh Phúc có diện tính tự nhiên là 1.230,98 km2, dân số bình quân năm 2007 có 1.007 ngàn người.
Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25Km.



97CF0ErV2r4GN06
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status