Thực trạng và giải pháp chính sách tiền tệ ở Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Thực trạng và giải pháp chính sách tiền tệ ở Việt Nam



A. LỜI MỞ ĐẦU. 1
B. NỘI DUNG. 2
Chương I. Cơ sở lý thuyết về chính sách tiền tệ Quốc gia. 2
I. Khái niệm, vị trí và nhiệm vụ của chính sách tiền tệ . 2
1. Khái niệm chính sách tiền tệ. 2
2. Vị trí của chính sách tiền tệ. 2
3. Nhiệm vụ của chính sách tiền tệ. 2
II. Mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. 6
1. Công ăn việc làm cao. 6
2. Tăng trưởng kinh tế. 7
3. Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ. 7
4. Quan hệ giữa các mục tiêu. 8
III. Các công cụ của chính sách tiền tệ. 9
1. Các loại chính sách tiền tệ:. 9
2. Các công cụ của chính sách tiền tệ. 9
2.1. Các công cụ gián tiếp . 9
2.2. Các công cụ trực tiếp. 12
IV. Vai trò và nội dung của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở. 15
1. Thế nào là một nền kinh tế mở. 15
2. Ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến cơ chế tác động của chính sách tiền tệ. 15
3. Sự cần thiết phải thay đổi chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở ở Việt Nam. 16
Chương II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM. 18
I. Thực trạng chính sách tiền tệ ở Việt Nam. 18
1. Nước ta tiến hành mở cửa với điểm xuất phát thấp. 19
2. Tình hình sử dụng các công cụ để điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian qua, thành tựu và hạn chế. 19
3. Khái quát hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua. 25
II. Những vấn đề đặt ra trong điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới 27
1. Phương hướng cơ bản để tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền tệ. 27
2. Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ của NHNNVN. 28
C. KẾT LUẬN. 31
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


vay hết số tiền có thể cho vay, tức là dự trữ vượt mức bằng không.
- Các khoản tiền gửi do các NHTM tạo ra đều được giữ lại trong hệ thống Ngân hàng.
Nếu với tỷ lệ dự trữ pháp định là 10% thì lượng tiền gửi sẽ tăng lên 10 lần và số tín dụng có khả năng phát ra do hệ thống NHTM đó là 9 lần số tiền gửi nhận được đầu tiên.
Để khống chế hay mở rộng tín dụng cho nền kinh tế theo ý muốn, NHTƯ cần quy định tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Khi tỷ lệ dự trữ pháp định tăng lên thì khả năng tín dụng giảm và ngược lại. Tuy nhiên, việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể gây nên lộn xộn không thể kiểm soát được của hệ thống NHTM như: NHTƯ muốn nhanh chóng giảm lượng tiền cung ứng nên đã nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10% làm cho các NHTM nhận thấy rằng họ không có đủ dự trữ để đáp ứng yêu cầu của NHTƯ đề ra và không có đủ dự trữ để đáp ứng các hoạt động hàng ngày của họ. Vì thế lúc này NHTM sẽ tìm cách bán chứng khoán, thu hồi các món vay, vay từ các Ngân hàng khác… Nếu chỉ một Ngân hàng làm như vậy thì không sao nhưng nhiều Ngân hàng đều làm như vậy thì hệ thống Ngân hàng sẽ xảy ra tình trạng tranh giành tính thanh khoản, gây nên lộn xộn trong hệ thống Ngân hàng và có thể gây ra hoảng loạn Ngân hàng.
Vì vậy, công cụ này không được khuyến khích sử dụng thường xuyên, nếu có sử dụng thì thay đổi với tỷ lệ nhỏ.
2.2. Các công cụ trực tiếp:
Đây là loại công cụ được NHTƯ sử dụng trực tiếp để tác động vào khối lượng cung, cầu tiền tệ của nền kinh tế mà không cần thông qua loại công cụ nào khác, nó bao gồm:
2.2.1. Ấn định lãi suất:
* NHTƯ ấn đinh trực tiếp mức lãi suất cho vay để các NHTM áp dụng với các đối tượng cho vay. Nếu muốn tăng khối lượng cho vay thì NHTƯ giảm mức lãi suất cho vay để kích thích các nhà đầu tư vay vốn, và nếu thấy cần hạn chế đầu tư thì NHTƯ ấn định mức lãi suất cao.
- Ưu điểm của biện pháp này là NHTƯ có thể tác động trực tiếp vào các dự án kinh tế nào có lợi nhuận cao nhất mới được vay vốn Ngân hàng và như vậy cũng có nghĩa là loại bỏ các dự án kinh tế có lợi nhuận thấp mà theo chuyên gia Ngân hàng thì đầu tư vào các dự án đó không có lợi.
Để có thể thực hiện được các biện pháp này có hiệu quả đòi hỏi Ngân hàng phải nắm được trong tay các dự án đầu tư từ trước để ấn định được khối lượng tín dụng phù hợp.
- Nhược điểm của biện pháp này là:
+ Nhược điểm thứ nhất của nó là nếu lãi suất Ngân hàng được ấn định không sát đúng với nền kinh tế thì có thể xảy ra 2 hiện tượng sau:
Lãi suất Ngân hàng quá thấp sẽ làm cho cầu tiền tệ tăng nhanh hơn đoán và Ngân hàng sẽ lúng túng khi đáp ứng.
Khi lãi suất Ngân hàng quá cao sẽ làm cho cầu tiền tệ giảm đi, đầu tư suy giảm mà nếu Ngân hàng không điều chỉnh kịp sẽ làm bỏ lỡ cơ hội đầu tư.
+ Nhược điểm thứ hai là tính linh hoạt của thị trường tiền tệ sẽ bị suy giảm, các NHTM sẽ gặp khó khăn khi vốn huy động nhiều nhưng không cho vay được.
* NHTƯ cũng có thể áp dụng lãi suất tiền gửi quy định cho các NHTM và các định chế tài chính phải thực hiện. Biện pháp này cũng có ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm: là ngay lập tực hệ thống Ngân hàng trong một thời hạn ngắn có thể huy động được một lượng tiền gửi lớn nếu lãi suất tiền gửi cao hơn lợi nhuận kinh doanh, hay hạn chế việc gửi tiền bằng cách quy định lãi suất thấp, buộc người có tiền phải sử dụng các hình thức sinh lợi khác như mua bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu...
- Nhược điểm: Các NHTM cũng không còn linh hoạt trong kinh doanh của mình mà phải tuân theo các quy định của NHTƯ. Hơn nữa nếu lãi suất ấn định không phù hợp với thực tế thì có thể xảy ra hậu quả là, hay người có tiền tìm cách chuyển tiền đến Ngân hàng để hưởng lợi tức. Vì vậy, đầu tư sẽ suy giảm khi gửi tiền ổn định và ít rủi ro, hay người có tiền sẽ không gửi tiền ở Ngân hàng nữa mà đầu tư vào động sản, dự trữ vàng nếu vàng có khuynh hướng tăng giá...
* Chúng ta có thể thấy rằng ấn định lãi suất cho cả 2 trường hợp như trên là rất khó chính xác và khó có thể bám sát được diễn biến hàng ngày, hàng giờ của thị trường tiền tệ. Để khắc phục tình trạng này, nếu NHTƯ muốn bảo vệ quyền lợi của các Ngân hàng, NHTƯ ấn định mức lãi suất cao nhất của lãi suất tiền cho vay, còn sự biến động dưới mực cao nhất đó do NHTM tự thích ứng với thị trường. Nếu nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của NHTM, thì NHTƯ thường quy định mức lãi suất tối thiểu cho tiền gửi và mức tối đa cho tiền vay. NHTƯ muốn kiểm soát được lãi suất, bởi vì lãi suất có tác động mạnh đến tiết kiệm và đầu tư, qua đó tác động vào tăng trưởng kinh tế và giá cả.
.Lãi suất là nhân tố trung tâm của nền kinh tế, nó biểu hiện sự tác động của cung - cầu tiền tệ và quyết định khối lượng đầu tư của nền kinh tế, tức là quyết định đến sản lượng, công ăn việc làm, giá cả và lạm phát.
Sự nhạy cảm của lãi suất đối với đầu tư là rất lớn, vì vậy mà ít có Nhà nước nào quy định trực tiếp lãi suất Ngân hàng.
2.2.2. Ấn định hạn mức tín dụng:
Đây là biện pháp mà NHTƯ ấn định một khối lượng tín dụng phải cung cấp cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định rồi sau đó tìm con đường để đưa nó vào nền kinh tế.
Hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu lạm phát dự kiến hàng năm, ngoài ra còn dựa vào một số tín hiệu thị trường khác như: tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá, thâm hụt ngân sách nhà nước, tốc độ lưu thông tiền tệ... Trên cơ sở đó hạn mức tín dụng dược phân bổ cho các NHTM, cho từng thời kì phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ.
Để kiểm soát mức tăng trưởng quá nóng của tín dụng trong nền kinh tế, NHTƯ quy định hạn mức tín dụng tối đa cho từng NHTM.Trong phần lớn các trường hợp, những hạn mức riêng này được xác địn căn cứ vào tỷ trọng cho vay của nó trong quá khứ so với tổng mức cho vay của hệ thống Ngân hàng. NHTM chỉ được cấp tối đa cho nền kinh tế bằng hạn mức tín dụng được quy định.
Hiện nay một số nhà nghiên cứu của Việt Nam đang cho đây là biện pháp hay vì nó là một kế hoạch chắc chắn khối lượng tiền tệ trong lưu thông. Nhưng đối với nền kinh tế hàng hoá, thì xác định một khối lượng tín dụng một cách chắc chắn như vậy là một điều khó thực hiện được. Mà có chăng, đó chỉ là đoán có thể xảy ra trong tương lai để chuẩn bị các điều kiện cần thiết thực hiện nó, nhưng lại dựa trên yêu cầu là để cho quy luật cung cầu được tự do hoạt động chứ không bắt ép nền kinh tế phải nhận một khối lượng tín dụng đã định sãn.
Hơn nữa việc ấn định hạn mực tín dụng trực tiếp như vậy chỉ có thể thực hiện được trong nền kinh tế chỉ có hệ thống Ngân hàng quốc doanh, có nghĩa là Ngân hàng phải thực hiện các chỉ tiêu tín dụng theo hạn mực mà NHTƯ đã cấp. Nhưng trong nền kinh tế thị trường việc vay vốn và cho vay vốn luôn luôn bị quy luật cung cầu chi phối cho nên biện pháp này không còn tác dụng n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status