Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay - pdf 27

Download miễn phí Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay



Con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước Việt Nam đã trải qua nhiều cải cách, thay đổi lớn mang tính cách mạng. Quyết định xoá bỏ hoàn toàn nền kinh tế kế hoạch theo cơ chế tập trung bao cấp sang một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN đã mang lại những chuyển biến tích cực và mở ra nhiều cơ hội mới cho đất nước. CPH DNNN có thể coi là cuộc cải cách kinh tế lớn đã tạo ra một bước ngoặt trong việc nâng cao uy tín, thực lực của thành phần kinh tế nhà nước của nền kinh tế quốc dân, kết quả sau 15 năm thực hiện cổ phần hoá đã khẳng định một cách vững chắc tính đúng đắn của chủ trương này, hứa hẹn thêm nhiều thành tựu và đi kèm với cả những thử thách mới cần vượt qua. Cánh cửa hội nhập đã mở ra rất gần. Việt Nam đang làm hết sức mình để chuẩn bị đón nhận luồng gió mới từ bên ngoài. Thành công hay thất bại còn phù thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng quan trọng hơn cả là ta biết tận dụng khôn khéo những cơ hội, biết tỉnh táo để nhìn nhận, tiếp thu, sửa chứa những sai lầm. Để nhiệm vụ CPH trở thành “ý Đảng, lòng dân” không chỉ cần quyết tâm mà còn cần đến một kế hoạch hợp lý, lâu dài, một tính thần đoàn kết luôn vững bước trên còn đường đã chọn.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


i khác…
+ Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Cổ phần hoá: là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu thành công ty cổ phần, tức là doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu.
- Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: là qúa trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó nhà nước có thể vẫn giữ tư cách là một cổ đông, tức là nhà nước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phần tài sản của doanh nghiệp.
II. Cơ sở lý luận .
1. Quan điểm về thành phần kinh tế Nhà nước.
Theo quan niệm trước đây, doanh nghiệp nhà nước có nghĩa là phải thuần tuý thuộc sở hữu nhà nước. Quan điểm này không cho phép công nhân những chủ thể kinh tế đa sỏ hữu có sự tham gia của nhà nước, hay nói cách khác là không nhận sự tồn tại của công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước. Điều này tạo nên 1 nghịch lý là trong nền kinh tế quốc dân có sự hoà hợp của các thành phần kinh tế, nhưng lại không thể có sự hoà hợp của các thành phần kinh tế trong một chủ thể kinh tế nhất định ( Ví dụ một doanh nghiệp).
Về thành phần kinh tế đã được thể chế hoá trong luụât doanh nghiệp nhà nước năm 2003: Doanh nghiệp nhà nước là ttổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hay có cổ phần, vốn gốp chi phối, đước tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Thành phần kinh tế nhà nước không còn chỉ gói gọn ở 2 hình thức là HTX và doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Trong đó sở hữu nhà nước chiếm đa số cũng được xếp vào thành phần kinh tế nhà nước.Cổ phần hóa là sự lựa chọn tất yếu để chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước.
2. Vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam.
Là công cụ để nhà nước tham gia điều tiết nhiều hoạt động kinh tế, xây dựng các công trình công cộng …phải đóng vai trò lực lượng nòng cốt của nền kinh tế, là công cụ mạnh mẽ để nhà nước điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước được thể hiện ở khả năng kiểm soát, tính chi phối và không chế của nó đối với nền kinh tế. Trong khả năng định hướng cơ cấu lại và phát triển nền kinh tế quốc dân là một trong những biểu hiện của vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, không thể trở thành chủ đạo nếu doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh không hiệu quả, gây thất thoát và lãng phí cho xã hội.
Mặt tiêu cực: Doanh nghiệp nhà nước thường có hiệu quả thấp, trở thành nguy cơ là suy yếu tiềm lực kinh tế nhà nước. Để nâng cao sức mạnh và tính hiệu của cho kinh tế nhà nước cần sắp xếp, đổi mới bộ phần quan trọng nhất là doanh nghiệp nhà nước, tách riêng quyền sở hữu và quyền quan lý sử dụng thông qua các hình thức và biện pháp thích hợp như xây dựng tập đoàn kinh tế, tư nhân hoá, đặc biệt là cổ phần hóa(CPH).
3. Tính tất yếu của việc CPH doanh nghiệp nhà nước.
Công ty cổ phần phải là tất yếu khách quan do quá trình phát triển của lực lượng, quá trình tích tụ và tập trung tư bản dưới tác động của cạnh tranh trong nền kimh tế thị trường, cần xây dựng một hệ thống doanh nghiệp nhà nước nòng cốt vừa và lớn có đủ sức mạnh kinh tế cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được coi là một bước quá độ cần thiết từ cách sản xuất tư bản chủ nghĩa sang cách xã hội chủ nghĩa.
III. Cơ sở thực tiễn.
- Thứ nhất, các doanh nghiệp nhà nước có số lượng khá lớn, quản lý không được tốt, chủ yếu theo kiểu hành chính với nhiều cấp trung gian. Tính chủ động hoạt động kinh doanh bị cò bó bởi nhiều quy chế phát sinh từ quyền sở hữu của nhà nước.
- Thứ hai, nhà nước phải thường xuyên sử dụng ngân sách để đầu tư phát triển cũng như trợ cấp, bù lỗ cho các doanh nghiệp nhà nước. đây là gánh nặng lớn cho ngân sách.
- Thứ ba, vốn của các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là vốn vay ngân hàng đã gây một áp lực lớn nên hệ thống các ngân hàng, làm giảm cơ hội được tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác.
- Thứ tư, Công ty cổ phần thực hiện chế độ đa sở hữu. Ngược lại các doanh nghiệp nhà nước thực hiện chế độ một sở hữu(sở hữu nhà nước) thường bị hạn chế trong đầu tư và cạnh tranh. Đó là ưu điểm của công ty cổ phần so với doanh nghiệp nhà nước.
- Thứ năm, kinh nghiệm ở thế giới cho thấy ở các nước có tỷ trọng thành phần kinh tế nhà nước lớn thi tốc độ tăng trưởng không cao. Sự thành công trong công tác cổ phần hoá ở Trung Quốc cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ nhuận với tốc độ cổ phần hoá.
Chương II Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
I. Mục tiêu.
Mục tiêu của việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần (gọi tắt là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước).
Một là: Góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp nhà nước để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước và của doanh nghịêp.
Hai là: Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội trong nước và ngòai nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp.
Ba là: Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông; tăng cườg sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp; bao đảm hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động.
II. Yêu cầu của cổ phần hoá.
- Cổ phần hoá phải đảm bảo tăng thêm sức mạnh của khu vực doanh nghiệp nhà nước biểu hiện là: huy động được các nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp cổ phần hoá mà nhà nước giữ tỷ lệ cổ phần khống chế; tạo điều kiện để tổ chức lại một cách có hệ thống doanh nghiệp nhà nước nhằm phát huy vai trò trong nền kinh tế thị trường.
- Kết hợp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước trên cùng một địa bàn hoạt động, cùng ngành nghề kinh doanh, từng bước xoá bỏ ranh giới giữa địa phương và trung ương trong công tác quản lý.
- Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước gắn với việc củng cố, phát triển các công ty và các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước để từng bước hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh làm mũi nhọn trong những ngành kinh tế quan trọng, qua đó giữ vững vai trò định hướng, khống chế trong nền kinh tế nước ta.
- Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước phải làm tăng động lực, phát huy sức sáng tạo của công nhân và cán bộ quản lý, tạo điều kiện để người lao động phát huy được vai trò làm chủ trong doanh nghiệp.
III. Các hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status