Việc làm và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


PHần một: cơ sở lý luận về việc làm
và giải quyết Việc làm trên địa bàn
tỉnh hoà bình.

I-khái niệm cơ Bản
1-Khái niệm việc làm
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, người lao động được coi là có việc làm trong thành phần kinh tế quốc doanh, khu vực nhà nước và kinh tế tập thể. Trong cơ chế đó, nhà nước bố trí việc làm cho người lao động từ A đến Z. Do đó, trong xã hội không thừa nhận có hiện tượng thất nghiệp, thiếu việc làm, lao động dư thừa, việc làm không đầy đủ... Ngày nay, chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, quan niệm về việc làm thay đổi một cách căn bản. Trên cơ sở vận dụng khái niệm việc làm của tổ chức lao động quốc tế ( viết tắt là ILO ) và nghiên cứu điều kiện cụ thể của Việt Nam, chúng ta có thể hiểu được khái niệm việc làm mới được nhiều người đồng tình: người có việc làm là người đang làm việc trong lĩnh vực ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời góp một phần cho xã hội.
Với khái niệm nêu trên sẽ cho nội dung của việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng giải quyết việc làm cho người lao động. Điều này thể hiện trên hai góc độ sau:
- Thị trường việc làm đã được mở rộng rất lớn bao gồm tất cả các thành phần kinh tế ( quốc doanh, tập thể, tư nhân... )trong mọi hình thức và cấp độ của tổ chức sản xuất kinh doanh ( kinh tế hộ gia đình, tổ hợp, hợp tác tự nguyện, doanh nghiệp... ) và sự đan xen giữa chúng. Nó cũng không bị hạn chế về mặt không gian, vùng trong và ngoài nước, các tầng sinh thái...
- Người thuê lao động được tự do hành nghề, tự do kinh doanh liên kết, tự do thuê mướn lao động theo pháp luật và theo sự hướng dẫn của nhà nước để tự tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội theo quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường lao động.
Chính từ quan niệm trên về việc làm trong cơ chế thị trường, trong bộ luật lao động của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1994 đã được quốc hội phê duyệt, khẳng định: “ Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm” ( Điều 13 Bộ luật lao động-nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ) .
Để hiểu rõ hơn khái niệm việc làm cần làm sáng tỏ khái niệm việc làm đầy đủ và thiếu việc làm.
Từ khái nịêm việc làm của nước ta thì có thể hiểu người có việc làm là người làm việc trong lĩnh vực ngành nghề hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời góp một phần cho xã hội. Tuy nhiên, việc xác định người có việc làm theo khái niệm trên chưa phản ánh đầy đủ quá trình sử dụng lao động xã hội vì chưa đề cập đến số lượng và chất lượng của việc làm. Trên thực tế có nhiều người đang làm việc nhưng chỉ làm việc nửa ngày, làm việc cho năng suất thấp và cho mức thu nhập dưới mức thu tối thiểu ( 210000 đồng / tháng ) ở nước ta nói chung số lượng việc làm ít hơn so với nhu cầu làm việc, đồng thời chưa có chế độ trợ cấp thất nghiệp thì việc làm có chất lượng thấp là khá phổ biến. Để tồn tại, nhiều người phải chấp nhận đủ mọi công việc để kiếm sống tạm thời. Do vậy, cần chia ra:
* Việc làm đầy đủ: là sự thoả mãn nhu cầu về việc làm. Bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Hay nói cách khác, việc làm đầy đủ là trạng thái mà mỗi người có khả năng lao động, muốn làm việc thì có thể tìm được việc làm trong thời gian ngắn. ( Nguồn: Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam-Trần Đình Hoan-Lê Mạnh Khoa - NXB Sự thật, trang 23)
Đương nhiên, để đảm bảo đạt được mức độ việc làm đầy đủ phải có một quá trình nhất định. Quá trình đó ngắn hay dài phụ thuộc vào trình độ, hoàn cảnh khác nhau của mỗi nước. Một nước có điểm xuất phát càng thấp, trong quá trình phát triển, vấn đề đảm bảo việc làm đầy đủ cho người lao động càng khó khăn và cấp bách.
* Thiếu việc làm, để hiểu được là việc làm không tạo điều kiện ( không đòi hỏi ) cho người lao động sử dụng hết thời gian lao động theo chế độ và mang lại mức thu nhập dưới mức tối thiểu, muốn tìm thêm việc làm bổ sung. Thiếu việc làm có thể hiểu là trạng thái trung gian giữa có việc làm đầy đủ và thất nghiệp.
Tình trạng thiếu việc làm được chia thành hai loại:
- Thiếu việc làm hữu hình: khi thời gian làm việc thấp hơn mức bình thường.
- Thiếu việc làm vô hình: khi thời gian sử dụng cho sản xuất kinh doanh không có hiệu quả dẫn đến thu nhập thấp, ngưòi lao động muốn tìm thêm việc làm bổ sung. Tình trạng thiếu việc làm ( hữu hình hay vô hình ) là khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Vì vậy cần từng bước tạo việc làm đầy đủ cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống cho người lao động.
Việc làm đầy đủ chủ yếu nói lên sự có việc làm về mặt số lượng, còn việc làm hợp lý không những hàm chứa nội dung việc làm đầy đủ mà còn nói rõ việc làm đó phải phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người lao động. Do vậy, việc làm hợp lý có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn so với việc làm đầy đủ. Tuy nhiên, khái niệm việc làm đầy đủ và việc làm hợp lý cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối. Vì trong nền kinh tế thị trường có điều tiết thì có việc làm đầy đủ và việc làm hợp lý không có nghĩa là không có người thất nghiệp. Đối với các nước kinh tế phát triển, có điều kiện phát triển sản xuất là có hạn, nguồn lao động dồi dào dẫn đến một bộ phận lao động muốn làm việc nhưng không có việc làm, nghĩa là thất nghiệp.

2- Khái niệm giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm là nâng cao chất lượng việc làm và tạo ra việc làm để thu hút người lao động vào guồng máy sản xuất của nền kinh tế. Giải quyết việc làm không chỉ nhằm tạo thêm việc làm mà còn phải nâng cao chất lượng việc làm. Đây là vấn đề còn ít được chú ý khi đề cập đến vấn đề giải quyết việc làm.
Tại sao phải đặt ra vấn đề giải quyết việc làm ?
Do nhiều lý do khác nhau nên số lượng việc làm luôn luôn bị hạn chế. Trong xã hội thường có số lượng nhất định người không có việc làm. Điều này gây ảnh hưởng không chỉ đến bản thân người không có việc làm mà cả đến xã hội. Họ không những không có đóng góp cho xã hội mà ngược lại, xã hội phải trợ cấp cho họ. Tình trạng không có việc làm còn tạo ra sự căng thẳng về mặt xã hội, một trong những nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, giải quyết việc làm là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ của các cơ quan quản lí kinh tế, quản lí xã hội, mà của mỗi con người.
Mặc dù giải quyết việc làm là rất quan trọng nhưng khả năng giải quyết việc làm chỉ có giới hạn. Do tiềm năng sản xuất của xã hội là có hạn, do bản chất của các chế độ kinh tế khác nhau nên số lượng việc làm không thể thu hút những nguời có khả năng lao động. Vấn đề này sẽ được giải quyết kỹ hơn trong phần hiện trạng việc làm và giải quyết việc làm.
II- các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và giải
quyết việc làm trên địa bàn tỉnh hoà bình
1- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm
1.1- Chất lượng việc làm
Một việc làm được gọi là có chất lượng cao nếu nó đem lại thu nhập cao cho người có việc làm và đem lại phần đóng góp lớn cho xã hội. Chất lượng việc làm và chất lượng lao động không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Một người có việc làm, có thu nhập cao chưa chắc đã trên cơ sở lao động có hiệu quả. Vì vậy, nhìn chung toàn bộ xã hội, chất lượng việc làm phải dựa trên cơ sở chất lượng lao động. Việc nhận thức đúng đắn về việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao mức sống cho người lao động.
Khi đề cập đến việc giải quyết việc làm thì điều quan trọng không chỉ tạo thêm việc làm, mà còn là nâng cao chất lượng việc làm cho người lao động.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng việc làm. Trước hết, phải kể đến hiệu quả lao động, chất lượng lao động. Ngoài ra, chất lượng lao động còn phụ thuộc vào chế độ phân phối tính chất của công việc, tình trạng ứng dụng khoa học kỹ thuật nói chung của xã hội, hiệu quả các chính sách kinh tế của chính phủ. Đó là những yếu tố tích cực ảnh hưởng đến chất lượng việc làm.
1.2- Số lượng việc làm
Trong một nền kinh tế nhất định, do các yếu tố của toàn bộ lao động xã hội có hạn, cũng như hạn chế của chế độ tổ chức lao động xã hội nên số lượng việc làm là có hạn.
Có người cho rằng, lao động của một người có thể chia cho nhiều người làm, do đó khả năng giải quyết việc làm ( giả định chế độ tổ chức lao động xã hội cho phép ) của xã hội là vô hạn, nhưng khi phân chia như vậy thì hiệu quả lao động giảm, thu nhập của người lao động giảm, dẫn đến phá vỡ nguyên tắc thu nhập đảm bảo cuộc sống của bản thân, gia đình và một phần đóng góp của xã hội. Chính vì vậy, đối với một xã hội nhất định trong một thời kỳ nhất định, số lượng việc làm luôn luôn là hữu hạn.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số lượng việc làm trong xã hội Trước hết phải kể đến những nguồn lực hiện có trong nền kinh tế. Nếu các nguồn lực dồi dào thì khả năng tạo ra việc làm lớn. Chẳng hạn những nước giàu giải quyết việc làm dễ hơn các nước nghèo. Thứ nữa, phải kể đến tính hiệu quả tổ chức lao động xã hội. Cùng với các điều kiện tài nguyên thiên nhiên và con người như nhau, nước có tổ chức lao động hợp lí hơn sẽ có nhiều việc làm hơn. Các yếu tố như sự gia tăng dân số, quy mô dân số, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, sự biến đổi lao động và dân số đều ảnh hưởng đến việc làm trong xã hội.
2- Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm cho người lao động là một việc làm hết sức khó khăn, đồng thời nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Việc làm là một phạm trù kinh tế tổng hợp, nó liên kết các quá trình phát triển kinh tế xã hội và nhân khẩu với nhau. Ta có thể biểu thị mối quan hệ giữa việc làm với một số nhân tố cơ bản qua hàm số sau: y = f ( C, V, X,.
tỉnh Hoà Bình.
Qua số liệu bảng trên, ta thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở trên địa bàn tỉnh còn thấp: số công nhân không có trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 1996 là 351747 người chiếm 89,5%; năm 2001 là 396151 người chiếm 89,05% ( giảm 0,45% ) số có trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 1996 là 17408 người chiếm 3,54% ( giảm 0,89%). Trong khi đó số người có trình độ Cao đẳng, đại học và trên đại học là 10173 người chiếm 2,73% ( tăng 2,644%).
Với những lao động mà có trình độ CMKT thì nhu cầu việc làm của họ là rất cao. Nếu so sánh giữa năm 1996 và 2001 về số lượng lao động nó tăng lên 51813 người cần việc làm đòi hỏi các cấp các ngành của tỉnh cần có giải pháp để bố trí việc làm.


5465Fp2OS25dl06
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status