Nhận thức chung về thuyết của con người - pdf 27

Download miễn phí Nhận thức chung về thuyết của con người



 Trong những năm đổi mới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Việc vận dụng Thuyết quản lý của trường phái “ Quan hệ con người “ vào các doanh nghiệp Việt Nam là một động lực quan trọng trong điều kiện hiện nay. Lý luận Y đã làm thay đổi một cách căn bản cách nhìn nhận về con người trong các doanh nghiệp
 Để làm được điều này, thì phải đầu tư vào con người nhiều hơn, cần quan tâm nhiều đến các quyền lợi của người lao động, tạo môi trường để họ yên tâm tư tưởng, tự tin trong công việc.
 Qua bài viết bài viết này, những giải pháp, kiến nghị đã phần nào tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao đông trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ngày nay, việc đầu tư cho phát triển nguồn lực là quan trọng hơn các lĩnh vực đầu tư khác, kinh nghiệm phát triển của khu vực Châu á trong vài thập kỷ vừa qua đã cho thấy, sự cất cánh phát triển của họ là ở chiến lược con người. Có thể nói, chìa khoá của sự thành công nằm ngay trong chân lý đơn giản: chiến lược trồng người.
Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu ra một giải pháp cơ bản cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Tiếp đó, Hội nghị Trung ương lần thứ hai ( khoá VIII ) của Đảng ta còn khẳng định rõ thêm chủ trương coi con người là nguồn lực quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta; “ Để thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đại hội VIII đã đề ra, cần khai thác và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”.
Xuất phát từ mục tiêu, lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam, với việc nghiên cứu về thuyết quản lý của trường phái “ Quan hệ con người ” và sự vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam. Để đúc kết lại những mặt được và những mặt chưa được nhằm đưa ra những giải pháp thúc đẩy nhanh hơn, hoàn thiện hơn quá trình hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng, cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Do lần đầu viết một bài tiểu luận mang tính chất khoa học nên không thể tránh khỏi những hạn chế và thiết sót trong khi viết bài. Vì vậy Em rất mong được những ý kiến đóng góp, những nhận xét từ thầy cô trong Khoa và bạn đọc. Em cũng xin gửu lời Thank chân thành tới thầy Vũ Huy Từ và thầy cô trong Khoa đã hướng dẫn em cách trình bày bài và tìm tài liệu tham khảo.
Chương I NHậN THứC CHUNG Về THUYếT CủA CON người.
i. nhận thức chung về thuyết của con người.
- Trường phái “ Quan hệ con người” nghiên cứu những động cơ tâm lý thuộc hành vi con người trong quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp, trong quan hệ tập thể và đặc biệt là các vấn đề hợp tác xung đột trong quá trình này.
- Qua thực nghiệm, người ta chứng minh được rằng việc tăng năng suất lao động không phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh như điệu kiện lao động, chế độ nghỉ ngơi Mà còn phụ thuộc tâm lý của người lao động bầu không khí trong tập thể lao động ( ví dụ phong cách cư xử của giám đốc, sự quan tâm của nhà quản lý doanh nghiệp đối với sức khoẻ, hoàn cảnh riêng của người lao động). Lý thuyết quản lý của trường phái này được xây dựng chủ yếu dựa vaò những thành tựu của tâm lý học. Họ đưa ra các khái niệm “ Công nhân tham gia quản lý “, “Người lao động coi doanh nghiệp như là nhà của mình “, “ đồng thuận và dân chủ giữa công nhân và chủ”, “ Hài hoà về lợi ích”, vv Tư tưởng quản lý của trường phái này được nhiều nước áp dụng, đặc biệt là nước Nhật.
1. Con người là tổng hoà các quan hệ xã hội.
- Con người là một chủ thể, là một nhân tố đặc biệt trong số các nhân tố của các quan hệ xã hội, đặc biệt là trong các doanh nghiệp. Nó khác biệt với các nhân tố khác vì nó vừa là nhân tố động lực đảm bảo cho sự thành công trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nói riêng và của tất cả các hoạt động trong xã hội nói chung, song đồng thời cũng là mục tiêu phục vụ mà các doanh nghiệp và cả xã hội phải hướng tới. Là một chủ thể đặc biệt như vậy “ vừa là động lực, vừa là mục tiêu để phát triển “, là một chủ thể sống, cùng vận động để tồn tại để phát triển trong một xã hội luôn biến động và không ngừng phát triển, do vậy khi xét đến chủ thể này như một nhân tố tích cực trong vai trò là tổng hoà các quan hệ xã hội.
2. Vai trò của con người trong doanh nghiệp.
- Tổ chức doanh nghiệp là một tổ chức xã hội do con người hợp thành để cho các thành viên của doanh nghiệp bao gồm nhiêù người khác nhau, cùng lao động xung quanh mục tiêu chung của doanh nghiệp thì cần tiến hành công tác quản lý một cách hữu hiệu. Nhưng vì đối tượng quản lý là con người, nên việc nhà quản lý trong hoạt động quản lý của mình không thể tránh né một vấn đề căn bản là quan điểm, cách nhìn nhận của họ về bản tính con người, con người là nhân tố quan trọng trong một doanh nghiệp vì vậy, các nhà quản lý phương tây đã đưa ra các giả thiết khác nhau về bản tính con người và dùng những giả thiết đó để chỉ đạo thực tiễn quản lý. Trên thực tế, đằng sau các sách lược quản lý và phương pháp quản lý mà nhà quản lý áp dụng đều lấy một giả thiết về bản tính con người làm điểm xuất phát.
- Xuất phát từ quan điểm; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển của xã hội; nguồn lực con người được coi là tài sản , là vốn quan trọng nhất, năng động nhất của sự phát triển xã hội, chúng ta cần thấy rằng sự nghiệp chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3. Thuyết con người do những ông nào đưa ra.
- Trong cuốn sách “ Nhân tố con người trong xí nghiệp” xuất bản năm 1957, Douglas ( 1906- 1964 ) đã đưa ra lý luận về bản tính con người trong”lý luận X- lý luận Y “ nổi tiếng và được phát triển trong các tác phẩm của ông sau đó. Năm 1960, bài luận văn đó được xuất bản thành sách.
- Thuyết Y là một bước tiến rất quan trọng trong tư tưởng quản lý Gregor theo hướng nhận rõ và tin tưởng vào bản chất tốt của con người với khả năng sáng tạo, thể hiện tính nhân văn trong quản lý. Dựa trên quan điểm nhân bản và lạc quan hơn về hành vi chung của người lao động.
- Trong trường phái quan hệ của con người đã có sự quan tâm thoả đáng đến yếu tố tâm lý của con ngươì, tâm lý tập thể và bầu tâm lý không khí trong xí nghiệp, nơi những người lao động làm việc, đã phân tích yếu tố tác động qua lại giữa con người với con người trong hoạt động xí nghiệp. Đại diện của trường phái này là M.P. Follet ( 1868- 1933 ) người đã phê phán các nhà quản lý trước kia chưa quan tâm đến khía cạnh tâm lý và xã hội của quản lý.
- Elton Mayo ( 1880- 1949 ) là người rất quan tâm đến yếu tố cá nhân trong tập thể ( nhóm), mặc dù ông đánh gía con ngươì là thụ động trong quan hệ với tập thể.
- Kế thừa các tư tưởng quản lý trước đó ( gần nhất là thuyết quản lý của Barard ), G.B Watson ( 1878- 1958 ) đề xướng thuyết hành vi trong quản lý từ năm 1913 tại Mỹ, hình thành một trường phái mà đại biểu là Herbert Simon, phát triển mạnh trong thời kỳ công nghiệp hoá.
- Maslow cho rằng những người bình thường thích được làm việc và tiềm ẩn những khả năng rất lớn được khởi động và khai thác. Có khả năng sáng tạo lớn và bất cứ cương vị nào cũng có tinh thần trách nhiệm và muốn làm việc tốt.
4. Nhà quản lý làm sao phải phát huy vai trò của con người.
Douglas đã vạch rõ vấn đề căn bản của quản lý là nhận thức của nhà quản lý đối với bản tính con ngươì. Nó là cơ sở của tất cả các sách lư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status