Bàn về cách tính khấu hao tài sản cố định và phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Bàn về cách tính khấu hao tài sản cố định và phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp



 LỜI MỞ ĐẦU 1
 I. Những vấn đề chung. 2
 1.Vai trò, đặc điểm của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh. 2
 2. Hao mòn và khấu haoTSCĐ. 2
II.Các phương pháp tính khấu hao. 4
 1. Các phương pháp tính khấu hao áp dụng ở Việt Nam. 4
 1.1. Phương pháp khấu hao đều. 4
 1.2. Phương pháp khấu hao theo sản lượng. 5
 1.3. Phương pháp khấu hao nhanh. 7
 2. Các phương pháp khấu hao áp dụng trên thế giới. 10
 2.1. Phương pháp khấu hao bình quân. 10
 2.2. Phương pháp khấu hao theo sản lượng. 11
 2.3. Phương pháp khấu hao nhanh. 11
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức khấu hao. 13
 1. Nguyên giá. 13
 2. Thời gian sử dụng. 14
 3. Giá trị thu hồi. 16
 4. Mối quan hệ giữa khấu hao TSCĐ với: 16
IV. Tổ chức hạch toán khấu hao. 16
 1. Căn cứ xác định khấu hao. 16
 2. Các nguyên tắc tính khấu hao. 16
 3. Chứng từ khấu hao TSCĐ. 17
V. Hạch toán khấu hao TSCĐ. 17
 1. Tài khoản sử dụng. 17
 2. Hạch toán các nghiệp vụ trích khấu hao. 18
 3. Hạch toán các nghiệp vụ ghi giảm khấu hao. 20
 4. Hạch toán các nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn khấu hao. 21
VI. Một số vấn đề khấu hao hiện nay. 22
VII. Đề xuất một số giải pháp. 23
 KẾT LUẬN 25
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao
= = x
năm của TSCĐ Số năm sử dụng TSCĐ bình quân bình quân năm
Mức khấu hao tháng của TSCĐ = Mức khấu hao năm / 12
Ví dụ minh hoạ: Một TSCĐ trị giá 150 triệu, thời gian sử dụng dự tính 5 năm, tỷ lệ khấu hao 20% / năm.
- Mức khấu hao phải tính 1 năm = 150/ 5 = 30 ( triệu đồng )
- Mức khấu hao phải tính 1 tháng = 30/ 12 = 2,5 ( triệu đồng )
* Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng:
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính. Nếu sử dụng khấu hao đều như một đòn bẩy kinh tế sẽ có tác dụng trong việc tận dụng và nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ để giảm chi phí khấu hao trong một đơn vị sản phẩm.
- Nhược điểm:
+ Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên khi TSCĐ không sử dụng vẫn phải tính và trích khấu hao.
+ Thời gian thu hồi vốn chậm.
+ Trong quá trình sử dụng, càng về sau TSCĐ bị hỏng nhiều, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cũng phát sinh nhiều hơn. Trong khi đó thì lượng sản phẩm làm ra thường không tăng, thậm chí còn giảm đi so với thời kỳ đầu. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sự cân đối giữa chi phí và doanh thu trong kỳ. Hơn nữa, ngoài hao mòn hữu hình, trong quá trình trực tiếp tham gia vào SXKD, TSCĐ còn chịu sự hao mòn vô hình ( do tiến bộ của KHKT ).
+ Thời gian hữu dụng của TSCĐ là con số ước tính, do vậy tỷ lệ khấu hao cũng là con số ước tính tương đối.
- Điều kiện áp dụng: Có thể áp dụng cho mọi TSCĐ.
1.2. Phương pháp khấu hao theo sản lượng:
Mức khấu hao phải Sản lượng hoàn Mức khấu hao bình quân
= x
tính trong năm thành trong năm trên 1 đơn vị sản lượng
Trong đó:
Mức KH bình quân Số KH phân tích trong thời gian sử dụng
=
trích trong năm Sản lượng tính theo công suất thiết kế
Ví dụ minh hoạ:
Cũng vẫn ví dụ như trên, TSCĐ nguyên giá 150 triệu đồng, thời gian sử dụng 5 năm, số lượng sản phẩm theo kế hoạch 150.000 sản phẩm, tỷ lệ khấu hao 20%/ năm. Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của sản lượng tới mức khấu hao ta giả sử có hai phương án sau:
Đơn vị tính: 1000 đ
Năm
Chi phí KH 1 đơn vị sp
phương án 1
phương án 2
Sản lượng
Mức KH
KH luỹ kế
GTCL
Sản lượng
Mức KH
KH luỹ kế
GTCL
1
1
40.000
40.000
40.000
110.000
35.000
35.000
35.000
115.000
2
1
40.000
40.000
80.000
70.000
30.000
30.000
65.000
85.000
3
1
35.000
35.000
115.000
35.000
35.000
35.000
105.000
50.000
4
1
35.000
35.000
150.000
0
20.000
20.000
125.000
30.000
5
1
35.000
35.000
185.000
0
20.000
20.000
145.000
10.000
Cộng
185.000
185.000
140.000
140.000
Nếu sản lượng thực tế lớn hơn kế hoạch do việc tận dụng năng lực sản xuất của thiết bị, tăng ca, tăng năng suất lao động thì với phương án 1 chỉ sau 4 năm doanh nghiệp đã thu hồi vốn ( 150 triệu ). Số sản phẩm làm ra năm thứ 5 đã không phải chịu chi phí khấu hao nữa. Đây là kết quả của các biện pháp mà doanh nghiệp đã phải tìm kiếm, thực hiện trong 4 năm đầu.
Theo phương án 2: Sản xuất ra với khối lượng ít hơn so với kế hoạch thì sau 5 năm, doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi đủ vốn ( còn thiếu 5 triệu đồng ). Do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch thu hồi đủ vốn để tái đầu tư, tái sản xuất đảm bảo hoạt động bình thường của doanh nghiệp trong thời gian tiếp theo.
- Ưu điểm: Phương pháp khấu hao theo sản lượng đã khắc phục được một phần nhược điểm của phương pháp khấu hao nhanh là TSCĐ khi sử dụng mới phải tính và trích khấu hao. Mức trích khấu hao tỷ lệ thuận với sản lượng sản xuất. Cách tính này có định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục hao mòn vô hình thì doanh nghiệp phải tăng ca, tăng năng suất lao động.
- Nhược điểm: Phạm vi ứng dụng hẹp.
- Điều kiện áp dụng: Những TSCĐ mà kết quả của nó được thể hiện dưới dạng số lượng sản phẩm, số giờ, số quãng đường, ...
1.3. Phương pháp khấu hao nhanh:
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đầu tư trang bị cơ sở vật chất, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ. Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hồi vốn nhanh, tránh hao mòn vô hình trong đó có biện pháp khấu hao nhanh. Thực chất là trong những năm đầu sử dụng sẽ tính khấu hao theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ bình quân, những năm sau sẽ tính khấu hao theo tỷ lệ thấp hơn. Cơ sở lý luận thực tiễn của phương pháp này là: Những năm đầu, TSCĐ còn mới, hiệu suất sử dụng cao, năng suất lao động cao, khối lượng sản phẩm sản xuất nhiều còn những năm sau các bộ phận chi tiết bị hao mòn, hư hỏng phải sửa chữa thay thế, do vậy năng lực và hiệu suất sử dụng giảm, sản phẩm làm ra ít, hao mòn vô hình tăng.
Có hai phương pháp khấu hao nhanh:
Phương pháp 1: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.
Mức khấu hao hàng năm được tính theo cơ sở giá trị còn lại của TSCĐ ở thời điểm đầu năm và tỷ lệ khấu hao TSCĐ đó sau khi đã điều chỉnh hệ số.
Mni = NGni x Tđ/c
Trong đó:
Mni : Mức khấu hao TSCĐ năm thứ ni
NGni : Giá trị còn lại của TSCĐ tính đến đầu năm thứ ni
Tđ/c : Tỷ lệ khấu hao đã được điều chỉnh.
Tđ/c = To x H = 1/ N x H
H : Hệ số điều chỉnh. H có 3 trường hợp:
- Nếu N < 5 : H = 1
- Nếu N = 5 – 6 : H = 2
- Nếu N > 6 : H = 2,5
- Thí dụ minh hoạ:
Vẫn với ví dụ như trên, N = 5 ta có H = 2
Tđ/c = To x H = 1/ N x H = 1/5 x 2 = 0,4 = 40%
Đơn vị: 1000 đ
Số năm sử dụng
Mức KH từng năm
Mức KH luỹ kế
Giá trị còn lại
1
60.000
60.000
150.000
2
36.000
96.000
90.000
3
21.600
117.600
54.000
4
12.960
130.560
32.400
5
7.776
138.336
19.440
Phương pháp 2: Phương pháp khấu hao theo tổng số các năm:
Mni = NG x Tni
Trong đó:
Mni : Mức khấu hao TSCĐ năm thứ ni
Tni : Tỷ lệ khấu hao
N: Tổng số năm sử dụng của TSCĐ
N =
- Ví dụ minh hoạ:
Vẫn như ví dụ trên:
i = 1: T1 = =
i = 2 : T2 = =
.........
Số năm sử dụng
Tỷ lệ khấu hao
Mức khấu hao
Giá trị còn lại
1
5/15
50.000
100.000
2
4/15
40.000
60.000
3
3/15
30.000
30.000
4
2/15
20.000
10.000
5
1/15
10.000
0
Tổng cộng
150.000
* Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng phương pháp khấu hao nhanh:
- Ưu điểm:
+ Thu hồi vốn nhanh, hạn chế sự mất giá của TSCĐ do hao mòn gây ra.
+ Hoãn trả thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế lợi tức từ những năm đầu sử dụng TSCĐ ( vô hình dung chiếm dụng vốn nhà nước, vay vốn nhà nước không trả lãi ) .
- Nhược điểm:
+ Mức khấu hao rất cao ở những năm đầu sử dụng TSCĐ cho nên không thích hợp đối với những sản phẩm được sản xuất mà phải sau một thời gian dài quảng cáo mới bán được.
+ Đối với phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, doanh nghiệp không thu hồi đủ nguyên giá của TSCĐ.
+ Việc tính toán hết sức phức tạp nên chỉ phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.
- Điều kiện áp dụng: Theo quy định của Quyết định 51/TTG ngày 21/1/1995 của Thủ tướng Chính phủ thì các doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp khấu hao nhanh và nếu áp dụng phương pháp khấu hao nhanh phải đăng ký với cơ quan tài chính xét duyệt. Điều kiện là:
+ Kinh doanh có lãi.
+ TSCĐ có tiến bộ KHKT nhanh, chịu sự tác động của hao mòn vô hình nhanh.
+ TSCĐ hoạt động cao hơn năng suất bình thường.
+ Có kế hoạch đầu tư đổi mới phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.
+ TSCĐ đầu tư xây dựng mua sắm b
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status