Thực trạng kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp kinh doanh và một số ý kiến đề xuất - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Thực trạng kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp kinh doanh và một số ý kiến đề xuất



Quy định và hướng dẫn cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp, tránh tình trạng áp dụng không đồng bộ hay làm cho các doanh nghiệp không hiểu được bản chất cuả những vấn đề mới.
+ Quản lý chặt chẽ việc thực hiện để trong quá trình đó nếu có gì vướng mắc sẽ xử lý và giải quyết kịp thời đặc biệt đối với hai luật thuế hiện nay là thuế GTGT và thuế thu nhập cơ quan, thuế cần phổ biến rộng rãi cung cấp dễ dàng, đầy đủ hoá đơn bán hàng cho các doanh nghiệp như cơ hội kinh doanh và kiên quyết xử phạt cơ sở kinh doanh không chịu xuất hoá đơn khi bên mua yêu cầu hay sử dụng hoá đơn chứng từ giả.
Có thể thực hiện tốt các công việc trên thì những quy định, những chính sách mới có khả năng thực thi có hiệu quả.
*Về phía các doanh nghiệp :
Công tác quản lý cũng như hạch toán NVL chưa thật hiệu quả, có lúc NVL dự trữ quá thừa trong khi đó có lúc lại không đủ để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra không bình thường và liên tục, bên cành đó việc hạch toán NVL còn nhiều tồn tại về mặt xác định giá trị thực tế NVL nhập kho – xuất kho do kế toán NVL còn gặp khó khăn trong việc đánh giá NVL trong khi có thuế GTGT cũng như trong việc yêu cầu đơn vị bán phải có hoá đơn thuế GTGT khấu trừ.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


dạng hoá trong các doanh nghiệp.
* Đặc điểm
Khác với tư liệu lao động vật liệu chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất kinh doanh.khi sử dụng, vật liệu thay đổi hình thái ban đầu hay tiêu hao hoàn toàn trong quá trình sản xuất để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. Vật liệu thuộc loại tài sản lưu đông, giá trị vật liệu tồn kho là vốn lưu động dự trữ cho sản xuất của doanh nghiệp.
*Nhiệm vụ hoạch toán
- Phải theo dõi phản ánh được tình hình nhập – xuất và tồn kho của từng loại vật liệu.
- Tính giá nguyên vật liệu theo chế độ quy định và phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.
- Tham gia vào công tác kiểm tra nguyên vật liệu, phản ánh kịp thời kết quả kiểm kê.
- Thường xuyên phân tích tình hình cung cấp, dự trữ, sử dụng nguyên vật liệu, đối chiếu với mức dự trữ để kịp thơì xuất hiện nguyên vật liệu thừa thiếu so với định xuất từ đó đề suất với doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời kế hoạch cung cấp đảm bảo quá trình sản suất diễn ra đều đặn và liên tục.
2. Phân loại nguyên liệu.
Theo công dụng vật liệu đối với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm có thể phân thành các loại sau:
- Nguyên vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm.
- Nguyên vật liệu phụ: Là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi hình dáng, màu sắc bên ngoài của sản phẩm, làm tăng thêm chất lượng của sản phẩm, kính thích thị hiếu người tiêu dùng hay làm cho quá trình sản xuất được thuận lợi.
- Nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ ở đây được xét trong từng quy trình công nghệ sản xuất từng loại sản phẩm cụ thể.
- Nhiên liệu: Là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra nhiệt lượng phục vụ cho quá trình sản xuất như than, củi, xăng, dầu…
- Phụ tùng thay thế: Là những phụ tùng, chi tiết máy doanh nghiệp mua về để thay thế khi sửa chữa tài sản cố định.
-Vật liệu xây dựng và thiết bị cần lắp: Là những vật liệu doanh nghiệp mua về nhằm mục đích đầu tư xây dựng cơ bản và các thiết bị, máy móc mua về để chuẩn bị lắp đặt đưa vào sử dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
* Theo nguồn nhập nguyên liệu có thể phân thành:
- Nguyên vật liệu mua vào.
- Nguyên vật liệu tự sản xuất gia công.
- Nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh.
- Nguyên vật liệu được biếu tặng, được viện trợ không hoàn lại.
- Nguyên vật liệu được phất hiện thừa trong kiểm kê.
3. Xác định giá nguyên vật liệu nhập – xuất kho.
a. Giá nguyên vật liệu nhập kho:
a.1 Giá thực tế
Giá thực tế NVL nhập kho = Giá mua + Thuế + Giá thuế mua trực tiếp ghi hoá đơn
Trong đó:
+ Giá mua mà số tiền hàng doanh nghiệp phải trả cho người cung cấp nó được chiết khấu giảm giá thì số tiền đó được ghi giảm giá mua.
+ Thuế có * Thuế nhập khẩu
* Thuế giá trị gia tăng
Có hai trường hợp:
+ Nếu doanh nghiệp phải áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thì thuế giá trị gia tăng không được tính vào giá thực tế của vật liệu nhập kho.
+ Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp thì thuế giá trị gia tăng được tính vào thuế thực tế của nguyên vật liệu nhập kho.
- Chi phí thu mua trực tiếp: là chi phí vận chuyển,bốc dỡ, thuê kho bãi, chi phí hao hụt trong định mức và trên định mức (nếu được phép tính)
- Trường hợp nguyên liệu tự sản xuất gia công:
Giá thực tế = Giá thành thực tế
- Trường hợp NVL nhận góp vốn liên doanh
Giá thực tế của nguyên liệu = Kết quả đánh giá của hội đồng quản trị
-Trường hợp NVL được viện trợ không hoàn lại, được biếu tặng
Giá thực tế của vật liệu = Giá mua trên thị trường của nguyên liệu cùng loại.
a.2 Giá hạch toán
Là giá dùng để phản ánh nguyên vật liệu trên tài khoản hạch toán tổng hợp (TK 152,151,611)
Giá hạch toán = Lượng thực nhập* Đơn giá hạch toán
Giá nguyên vật liệu xuất kho.
b.1 Giá thực tế
Giá thực tế vật tư + Giá thực tế vật tư = Giá thực tế vật tư + Giá thực tế vật tư tồn đầu kỳ nhập trong kỳ xuất trong kỳ tồn cuối kỳ
Tuỳ theo đặc điểm riêng của doanh nghiệp về số lượng danh điểm vật liệu, số lần nhập xuất, điều kiện kho tàng, trình độ kế toán viên và điều kiện vật chất trang thiết bị cho công tác kế toán để doanh nghiệp lựa chọn một phương pháp tính giá xuất thích hợp.
Các phương pháp tính giá xuất thường dùng.
Cách 1: Phương pháp nhập trước - xuất trước (FiFO)
Phương pháp này giả định lô vật tư nào nhập kho trước sẽ được xuất trước vì vậy lượng vật tư xuất thuộc lần nhập nào sẽ tính theo giá trị thực tế của lần nhập đó.
Cách 2: Phương pháp nhập sau - xuất trước (LiFO)
Phương pháp này tính trên cơ sở giả định lô vật tư nào nhập sau sẽ được xuất dùng trước. Vì vậy trình tự tính giá làm ngược lại với FiFO
Cách3: Phương pháp tính trực tiếp (đích danh)
Theo phương pháp này khi nguyên vật liệu thực tế xuất kho thuộc lô nào thì tính theo giá thực tế lô đó.
Cách4: Phương pháp bình quân
Muốn tính giá thực tế của vật tư xuất kho, trước hết kê toán xác định đơn giá của một đơn vị vật tư.
Khi đó:
Giá thực tế của vật tư xuất kho = Lượng xuất * Đơn giá bình quân
Đơn giá bình quân của một đơn vị vật tư có thể xác định bằng giá thực tế bình quân cuối kỳ trước
hay giá bình quân được xác định cho cả kỳ dự trữ:
Giá thực tế vật tư tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Đơn giá bình quân =
Số lượng vật tư tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
(Đơn giá bình quân này chỉ tính được lúc cuối kỳ sau khi đã hết nhập)
hay giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập.
Giá thực tế vật tư tồn + Giá thực tế vật tư
trước khi nhập trong lần nhập này
Đơn giá bình quân =
sau mỗi lần nhập Số lượng vật tư tồn + Số lượng vị trí
trước khi nhập trong lần nhập này
cách 5: Phương pháp trị giá vật tư tồn cuối kỳ.
Theo phương pháp này cuối kỳ hạch toán các doanh nghiệp tiến hành kiểm kê vật tư tồn kho và giá trị vật tư tồn kho theo một mức giá nào đó (thường là giá thực tế của lần nhập cuối cùng)
Giá vật tư thực tế xuất kho = Tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ - Tồn cuối kỳ
Cách 6: Phương pháp hệ số giá.
Theo phương pháp này cuối kỳ kế toán xác định hệ số giá của từng loại vật liệu. (vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu)
Giá thực tế vật tư tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Hệ số giáH =
Giá hạch toán vật tư tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Giá thực tế vật tư xuất kho = Giá hạch toán của vật tư xuất * Hệ số giá (H)
B 2 Giá hạch toán nguyên vật liệu xuất kho.
Giá hạch toán vật tư xuất kho = số lượng xuất * đơn giá hạch toán.
iii. Kế TOáN nguyên vật liệu theo phương pháp kktx
Kế toán nhập kho nguyên vật liệu.
Khi mua nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất sản phẩm hàng hoá dịch vụ
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 152 (giá mua nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 1331(thuế GTGT đầu vào được khấu trừ)
Có TK 111,112,141,331,311(ồ giá thanh toán)
- Khi mua nguyên vật liệu d...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status