Tín dụng ngân hàng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh - pdf 27

Download miễn phí Tín dụng ngân hàng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh



Phải nói rằng, trong những năm qua, việc quản lý tuân thủ pháp lệnh kế toán thống kê đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn rất lỏng lẻo. Các doanh nghiệp này thường có từ hai dến ba quyển sổ ghi tình hình kinh doanh trái ngược nhau. Đối với cơ quan thuế thì họ đưa ra các số liệu chứng minh rằng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ để tránh nộp thuế cho nhà nước. Còn khi vay vốn ngân hàng thì những số liệu đưa ra khẳng đinh doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, sản xuất kinh doanh ổn định. Từ đó, ngân hàng khó có thể đánh giá một cách chính xác thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu như không có hõ trợ từ phía nhà nước. Ở nước ta hiện nay đã có một số công ty kiểm toán hoạt động nhưng mới chỉ dừng lại ở các thành phố lớn và mới chỉ kiểm toán một số doanh nghiệp lớn chứ chưa đáp ứng được tình hình hiện nay. Vì vậy, còn gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong công tác thẩm định khả năng tài chính của khách hàng. Để tránh tình trạng này, nhà nước cần có chính sách buộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê một cách tự giác, đầy đủ, hợp pháp.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


y, khách hàng chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước và Phát triển Nông thôn Hà Nội là các đơn vị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến và công nghiệp thực phẩm. Hiện nay trong quá trình tổ chức, phân cấp địa bàn hoạt động kinh doanh đã làm cho tính chất nông nghiệp trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bị giảm đi. Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội hoạt động như mọi Ngân hàng thương mại khác, có khách hàng là các hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Chính sự thay đổi đối tượng phục vụ này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Những ảnh hưởng do tính thời vụ, tác động của thời tiết, tốc độ quay vòng vốn chậm, quy mô vay vốn nhỏ,... đã giảm dần nhưng thay vào đó, Ngân hàng phải chủ động mở rộng kinh doanh đến mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực, nghành nghề... nên cán bộ Ngân hàng buộc phải học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm nhằm nắm bắt được hoạt động của nhiều nghành nghề.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội có một lợi thế lớn là nằm trên một khu vực phát triển mạnh mẽ nhất cả nước, có khả năng huy động và cho vay nhiều. Đóng góp của Ngân hàng đối với sự phát triển của Ngân hàng Thành phố Hà Nội không phải là nhỏ. Đó là kết quả sự hợp tác giữa Ngân hàng với các doanh nghiệp, các cấp chính quyền và dân cư. Sự tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng gắn liền với sự tăng trưởng, phát triển của kinh tế Thành phố nói riêng và của cả nước nói chung.
Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà nội trong thời gian qua.
Trong những năm qua mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực, thiên tai lũ lụt, hạn hán tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, và đời sống nhân dân, sản xuất hàng hoá ở mức độ thấp và chịu ảnh hưởng lơn của xuất nhập khẩu. Trước những khó khăn trên, Đảng và Nhà nước đã có những quyết sách nên nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định và vững chắc. Một số doanh nghiệp đã dần tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường, một số ngành hàng, mặt hàng đã tìm được chỗ đứng trong nước và trên thế giới. Năm 2000, tốc độ tăng GDP đạt 6.7% trong đó sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản Hà nội có nhiều thành tích đáng phấn khởi, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4.5% so với năm trước. Sản lượng lương thực có hạt tăng hơn 18 000 tấn, chăn nuôi tăng trưởng khá, sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề chuyền thống đều phát triển khá. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn cũng tăng 16% so với năm 99 vượt khế hoạch do thành phố đề ra ( tăng 9.5- 10.5%) và là tốc độ tăng giá trị sản xuất cao nhất kể từ 1998 trở lại. Thương mại, du lịch và các loại dịch vụ khác đạt mức tăng trưởng khá và tương đối vững chắc, tốc độ tăng bình quân 5 năm là 13.36% năm. Về giá cả trong năm chỉ có vàng và ngoại tệ tăng giá còn các mặt hàng khác tương đối ổn định, thậm chí các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống như lương thực, thực phẩm, rau xanh, và một số mặt hàng tiêu dùng khác lại có xu hường ổn định. Nhìn chung tình hình kinh tế thủ đô trong thời gian qua tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng phát triển sôi động tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng.
Về phía ngành Ngân hàng thống đốc NHNN đã ban hành các cơ chế, chính sách về điều hành thị trường tiền tề, quản lý ngoại hối, công bố lãi suất cơ bản, cơ chế tín dụng, chấn chỉnh hoạt động của NHTM, hành lang pháp lý, cơ chế thông thoáng, linh hoạt cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, có thể nói từ năm 2000, sự cạnh tranh trong thị trường tiền tề, tín dụng ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Trên địa bàn Hà nội có hơn 70 NHTM quốc doanh, thương mại cổ phần, Ngân hàng nước ngoài, chi nhánh văn phòng thay mặt tín dụng. Riêng trong nội thành có tới hơn 50 Ngân hàng và chi nhánh làm cho thị trường tiền tệ vốn đã sôi động từ các năm trước thì từ năm 2000 lại càng trở nên phức tạp. Song dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổng giảm đốc NHNo&PTNT Việt Nam, sự giúp đỡ của NHNN, sự hỗ trợ của các cấp Đảng uỷ chính quyền ban ngành thành phố Hà nội cùng vời sự cố gắng của cán bộ viên chức Ngân hàng, NHNo&PTNT Hà nội đã vượt lên khó khăn và đã thu được một số kết quả đáng mừng trong hoạt động kinh doanh.
Công tác huy động vốn.
Để thực hiện được các hoạt động đầu tư của mình, bước đầu tiên Ngân hàng phải tổ chức tốt công tác huy động vốn. Việc cạnh tranh, thu hut khách hàng gửi tiền là vấn đề sống còn đối với bản thân mỗi Ngân hàng. Nắm bắt được điều đó, NHNo&PTNT Hà nội đã tận dụng lợi thế lớn của mình là nằm trên một khu vực phát triển mạnh mẽ nhất cả nước, có uy tín tốt với khách hàng vì vậy có khả năng huy động vốn nhiều. Do vậy, Ngân hàng đã tập trung và đặt quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội nhằm thu hút nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, Ngân hàng luôn cải tiến các hình thức huy động vốn một cách linh hoạt theo xu hướng của thị trường, tích cực đổi mới phong cách phục vụ để khai thác có hiệu quả mọi nguồn vốn trên địa bàn phục vụ cho các nhu cầu kinh tế. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua được thực hiện qua bảng sau:
Bảng2: Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà nội
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn vốn
1999
2000
2001
1. Tiền gửi TCKT
Không kỳ hạn
Có kỳ hạn
2. Tiền gửi dân cư
Không kỳ hạn
Có kỳ hạn
3. Tiền gửi và tiền vay của TCTD
1172
813
359
689
425
264
871
1036
700
306
1287
930
357
1022
1020
470
550
1781
1141
640
1454
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội)
Qua tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Hà nội trong thời gian qua ta thấy nguồn vốn luôn tăng trưởng ở mức khá. Cơ cấu nguồn vốn được cải thiện dần. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu nguồn vốn. Đây là nguồn vốn có lãi suất thấp, tạo cơ hội thuận lợi để hạ lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng, lựa chọn thu hút khách hàng mới và các khách hàng lớn tới giao dịch. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn cũng có xu hướng tăng, như vậy có thể giúp Ngân hàng có nguồn vốn ổn định, vững chắc tạo điều kiện cho vay đối với các dự án lớn trung và dài hạn. Tuy nhiên, trong cơ cấu tiền gửi và tiền vay của Ngân hàng thì nguồn tiền gửi và tiền vay của các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng. Điều này thể hiện mối quan hệ tốt giữa Ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác, đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời. Tuy nhiên, đây là nguồn huy động với lãi suất cao vì vậy, Ngân hàng cần xem xét để giảm tỷ trọng của nguồn vốn này trong cơ cấu của Ngân hàng, giúp hạ lãi suất của các nguồn huy động được.
Đánh giá chung tình hình nguồn vốn trong thời gian qua của NHNo&PTNT Hà nội thì nguồn vốn liên tục tăng trưởng ở mức khá, năm 1999 là 2.632 tỷ VND thì đến năm 2000 là 3.345 tỷ VND, sang năm 2001 con số này đạt 4.255 tỷ VND, tăng 27,5% so với năm 2000 và chiếm thị phần là 4,4% trong tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trong toàn thành phố. Ngân hàng luôn đạt mục tiêu tăng trưởng v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status