Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - pdf 27

Download miễn phí Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn



 
NÔỊ DUNG:
 CHƯƠNG1: DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ HIỆU QUẢ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.
 I. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
 1. Khái niệm DNNN:
 2. Phân loại DNNN:
 3. Đặc điểm của DNNN:
 4. Vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam:
II. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNN:
 1. Tín dụng ngân hàng(TDNH):
 2. Các hình thức Tín dụng ngân hàng:
 3. Vai trò của TDNH đối với DNNN:
 III. HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
 1. Hiệu quả tín dụng Ngân hàng
 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TDNH:
 a. Hoạt động tín dụng xét ở góc độ hoạt động của Ngân hàng:
 b. Hiệu quả TDNH dưới góc độ hoạt động của doanh nghiệp
 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả TDNH
 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TDNH ĐỐI VỚI DNNN TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNO VIỆT NAM.
I. KHÁI QUÁT VỀ SGD NHNO.
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của SGD NHNo.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh:
 II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNO
1. Tình hình tín dụng đối với DNNN thời gian gần đây:
a. Về dư nợ tín dụng
b. Doanh số cho vay và thu nợ:
2. Đánh giá hiệu quả tín dụng đối với DNNN.
a. Tình hình nợ quá hạn.
b. Hiệu suất sử dụng vốn của Sở Giao Dịch qua 2 năm gần đây:
c. Vòng quay vốn tín dụng:.
3. Thực trạng sử dụng vốn Ngân hàng ở một số DNNN.
4. Những hạn chế về hiệu quả tín dụng đối với DNNN.
 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TẠI SỞ.
1. Phương hướng phát triển tín dụng trong thời gian tới
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNN tại Sở Giao Dịch
3. Một số kiến nghị :
 KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 
 
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư nợ
Nợ quá hạn là phần còn lại mà đến hạn hoạc có thêm thời gian gia hạn
vẫn chưa thu hồi được.
- Tổng dư nợ quá hạn trong kỳ và tổng dư nợ quá tích luỹ
- Cơ cấu nợ quá hạn “theo tuổi” : Phân nhóm nợ quá hạn theo thời gian quá hạn và theo khách hàng, ước tính tỷ lệ nợ quá hạn chuyển sang nợ khó đòi. Chi tiết nợ quá hạn theo tuổi sau:
. Tên khách hàng
. Tổng dư nợ
. Quá hạn dưới 3 tháng
. Quá hạn dưới 3-6 tháng
. Quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm
. Qúa hạn trên 1 năm
- Tỷ lệ phần trăm nợ quá hạn theo tuổi
- Tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn trong kỳ: Cùng với tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn cho ta biết mức độ quản lý nội bộ đối với nợ quá hạn. Nếu tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn quá nhỏ thì thực tế Ngân hàng có thể đang đứng trước một rủi ro mất một lượng vốn lớn cho vay. Tỷ lệ này có thể xác định bằng công thức:
Doanh số thu nợ quá hạn trong kỳ
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Dư nợ quá hạn + Dư nợ quá hạn
đầu kỳ trong kỳ
Một tỷ lệ nợ quá hạn được coi là chấp nhận được là dưới 3%.
Các chỉ tiêu về sử dụng vốn:
- Lượng dư nợ tích luỹ đến thời điểm hết kỳ và cơ cấu dư nợ
(ngắn,trung và dài hạn)
- Tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động
Tổng lượng dư nợ đến hết kỳ
Tỷ lệ cho vay =
Tổng lượng vốn huy động tích luỹ
Tỷ lệ này cho biết khả năng Ngân hàng tận dụng nguồn vốn huy động trong hoạt động tín dụng
- Cơ cấu cho vay theo mức lãi suất và lãi suất cho vay bình quân. Chỉ tiêu này cho thấy được mức lãi suất cho vay bình quân của Ngân hàng. Nói chung, lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất huy động bình quân thì Ngân hàng mới đảm bảo hoạt động và có lãi
- Vòng quay vốn tín dụng trong năm
Dư nợ trong năm
Vòng quay vốn tín dụng =
trong năm Dư nợ bình quân năm
Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn của Ngân hàng được cho vay bao nhiêu lần trong năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ Ngân hàng thu được nhiều nợ và chứng tỏ rằng nguồn vốn mà Ngân hàng đã đầu tư vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả
Các chỉ tiêu về doanh lợi
- Tổng doanh thu của Ngân hàng từ hoạt động tín dụng
- Cơ câú thu nhập từ các hoạt động tín dụng của Ngân hàng và từ trong các hoạt động kinh doanh khác
- Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng
b. Hiệu quả TDNH dưới góc độ hoạt động của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý và sử dụng vốn nên đối với họ,chỉ tiêe đánh giá hiệu quả TDNH là doanh thu từ khoản vay ngân hàng,lợi nhuận tăng lên nhờ việc sử dụng vốn vay ngân hàng... Ngoài ra nó còn thể hiện ở chỗ nhờ có số tiền vay Ngân hàng mà doanh nghiệp có thể đổi mới công nghệ , nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh, củng cố vị thế doanh nghiệp trên thị trường, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống công nhân
Như vậy, hiệu quả TDNH là sự đáp ứng yêe cầu của khách hàng( là các doanh nghiệp) phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Hiệu quả TDNH là một chỉ tiêe kinh tế tổng hợp, nó thể hiện thông qua các chỉ tiêe định lượng như kết quả kinh doanh, tỷ lệ nợ quá hạn... hoạc thể hiện qua chỉ tiêe định tính như khả năng đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả TDNH
Để có thể nâng cao được hiệu quả TDNH đối với doanh nghiệp( cả về Ngân hàng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh) ta phải hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả TDNH để từ đó phát huy những ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế những ảnh hưởng tiêe cực.Măt khác, cả Ngân hàng và doanh nghiệp phải cố gắng linh hoạt để phù hợp với quy định của nhà nước trong hoạt động tín dụng. Có như thế thì cả Ngân hàng và doanh nghiệp mới đề ra các biện pháp đúng đắn , cụ thể ,linh hoạt để đạt được mục tiêe hoạt động của mình một cách tốt nhất. Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả TDNH thuộc về Ngân hàng và doanh nghiệp
Các nhân tố thuộc về Ngân hàng
- Chính sách tín dụng: đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của Ngân hàng. Chính sách tín dụng phải phù hợp với đường nối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, đồng thời kết hợp hài hoà giữa quyền lợi của người gửi tiền, của Ngân hàng và người sử dụng vốn vay . Muốn vậy, chính sách tín dụng phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn.
- Thông tin tín dụng: Nhờ có thông tin tín dụng mà người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến việc cho vay,quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả tín dụng.Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ nguồn thông tin sẵn có của Ngân hàng từ thông tin tín dụng(CIC),từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh hoạc nói cách khác từ nguồn trực tiếp hay gián tiếp, từ các nguồn thông tin của cơ quan pháp luật...
- Công tác tổ chức Ngân hàng: Nhân tố này không chỉ tác động đến hiệu quả tín dụng Ngân hàng mà tác động tới mọi hoạt động của Ngân hàng. Một Ngân hành có cơ cấu tổ chức được xắp xếp một các khoa học, sự phân công công việc được tiến hành một các cụ thể, có sự liên kết giữa các bộ phân thì việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ được thực kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, Quản lý có hiệu quả và an toàn các khoản tín dụng.
- Chất lượng nhân sự: Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung, còn nói đến hoạt động Ngân hàng thì nó lại càng quan trọng. Vì cán bộ công nhân viên của Ngân hàng là bộ mặt , hình ảnh của Ngân hàng đối với khách hàng. Hơn nữa , nghiệp vụ Ngân hàng càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao. Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp Ngân hàng ngừa tối đa những sai phạm có thể xảy ra để đem lại một khoản tín dụng có hiệu quả
- Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ: Đây là công tác mà Ngân hàng nào cũng cần tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh của mình, phù hợp với các chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng cấn sắp xếp một đội ngũ các bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực làm nhiệm vụ này và có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Có như thế, công tác tín dụng mới được thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp
- Năng lực của doanh nghiệp: không một doanh nghiệp nào khi đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả. Nhưng nhiều khi do năng lực có hạn chế, họ không thực hiện đước mục đích của mình.
- Trình độ quản lý của các nhà quản lý doanh nghiệp: Do trình độ của nhiều lãnh đạo còn nhiều hạn chế về học vấn , kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên nhiều khi họ không đoán được những biến động của thị trường, yếu kém trong Marketing sản phẩm.....
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status