Giải pháp hạn chế nợ khó đòi tại Sở giao dịch I - Ngân Hàng Công Thương Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Giải pháp hạn chế nợ khó đòi tại Sở giao dịch I - Ngân Hàng Công Thương Việt Nam



Có thể thực hiện bằng cách thành lập các công ty chuyên về thẩm định. Các công ty này có thể hoạt động như công ty mua bán nợ đã trình bày ở phần giải pháp ở Sở. Công ty này, ngoài việc thẩm định tất cả các khách hàng, dự án cho vay của Sở, của hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam còn tham gia cung cấp sản phẩm thẩm đinh cho các Ngân Hàng hay các tổ chức khác có nhu cầu. Biện pháp này khó thực hiện hơn nhưng một Ngân Hàng thương mại lớn như Ngân Hàng công thương Việt Nam thì có thừa khả năng thực hiện.
2. Giải pháp xử lý nợ khó đòi: Hoàn thiện một số tài sản thế chấp để thanh lý.
Một khối lượng rất lớn nợ khó đòi thuộc về dự án cho vay vốn để nhập máy móc từ Đài Loan. Sở dĩ các khoản vay này, như đã trình bày là do dây chuyền máy móc nhập về không đồng bộ, hỏng hóc nhiều nên không phát huy được tác dụng, không thể sử dụng để sản xuất được. Đài Loan hay Trung Quốc đại lục đi nữa, hàng của họ thường chất lượng khó đảm bảo so với của Nhật Bản, Hàn Quốc. rõ ràng các nhà thẩm định đã mắc lỗi lớn trong việc này. Nhưng đã xảy ra rồi chúng ta phải xử lý. Xử lý được các dây truyền máy móc này cách tốt nhất là nhập các linh kiện từ Nhật Bản hay Mỹ hay của một nước nào đó có tiếng là hàng tốt để bổ sung cho đồng bộ rồi mới đem rao bán. Người mua thường ngại mua phải hàng Trung Quốc, Đài Loan, nhất là hàng hoá là máy móc giá trị lớn mà hỏng hóc, không đồng bộ, không thể sản xuất được. Cần bổ sung linh kiện tốt để có thể bán được. Tuy rằng, khó có thể thu hồi đủ nợ nhưng vẫn có thể thu được 1 phần hơn là vứt xó, không ai mua, cuối cùng mất trắng.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h và việc kéo dài thời gian thực hiện.
CHƯƠNG II:
THựC TrạNG Nợ KHó ĐòI Và VIệC HạN CHế Nợ KHó ĐòI TạI Sở GIAO DICH I - NGÂN HàNG CÔNG THƯƠNG VIệT NAM
Khái quát về Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam (SGD I - NHCTVN).
Lịch sử hình thành và phát triển của SGD I - NHCTVN.
- Từ 1988 Trở về trước là Ngân hàng Hoàn Kiếm.
- Từ 1988 đến nay có thể phân thành ba giai đoạn chủ yếu:
+ Giai đoạn 1: Từ 1988 - 1/4/1993, là Ngân hàng công thương Hà Nội. Giai đoạn này, cơ sở vật chất kỹ thuật còn cùng kiệt nàn, sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, kinh doanh đối nội là chủ yếu, kinh doanh đối ngoại chưa pát triển. Đội ngũ cán bộ được đào tạo theo cơ chế cũ, đông về số lượng, song yếu về chất lượng, nhất là kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Quy mô hoạt động còn khiêm tốn: tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/93 đạt 522 tỷ VND, tổng dư nợ đạt 323 tỷ VND.
+ Giai đoạn 2: Từ 1/4/93 - 31/12/98, được sát nhập với Ngân hàng Công thương Trung ương và có tên gọi là Hội sở NHCT Việt Nam. Giai đoạn này, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường; sản phẩm dịch vụ ngân hàng khá phong phú, ngoài cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, còn có nhiều loại cho vay mới được ra đời như cho vay tài trợ uỷ thác, cho vay thanh toán công nợ, đồng tài trợ, trrả thay bảo lãnh…; kinh doanh đối ngoại có điều kiện phát triển mạnh; đội ngũ cán bộ được đào tạo lại và thích ứng dần với hoạt động kinh doanh trong có chế mới.
+ Giai đoạn 3: Từ 1/1/99 đến nay, Hội sở NHCT Việt Nam được tách ra theo quyết định số134/QĐHĐT-NHCTVN và mang tên SGD I - NHCTVN, đơn vị hạch toán phụ thuộc vào NHCTVN (VIET IN COMBANK), có trụ sở đóng tại số 10 Lê Lai - Hà Nội.
Là thay mặt theo uỷ quyền của NHCTVN, SGD I có quyền tự chủ kinh doanh theo các nhiệm vụ được NHCTVN giao, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHCTVN. Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ chức năng của một chi nhánh, SGD I có đủ tư cách hoạt động như một ngân hàng thương mại, là đầu mối cho các chi nhánh phía Bắc trong thanh toán ngoại tệ theo uỷ quyền của NHCTVN, là nơi thử nghiệm và thực hiện các cơ chế chính sách, hệ thống công nghệ ngân hàng mới để rút kinh nghiệm để chỉ đạo triển khai ra toàn hệ thống. Khách hàng chính của Sở là các tổ chức kinh tế kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch và các khách hàng là các cá nhân khác.
Ngày nay, SGD I - NHCTVN có hoạt động kinh doanh phát triển mạnh, đông đều trên tất cả các mặt nghiệp vụ, đặc biệt Sở đã áp dụng giao dịch tức thời trên máy tính tại tất cả các điểm huy động vốn. Không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các loại hình dich vụ mới - năm 2001, Sở đã tổ chức cho phòng giao dịch số 1 và tổ nghiệp vụ ảo hiểm đi vào hoạt động. Đến cuối năm 2001, nguồn vốn huy động tang 275 lần, chiếm 20% tổng vốn huy động của toàn hệ thốn ngân hàng Công thương, và dư nợ cho vay tăng 40 lần so với 1998.
Vai trò của SGD I - NHCTVN.
- Nhận tiền gửi tiêt kiệm, tiền gửi thanh toán cuă các tổ chức kinh tế, dân cư trong và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các hình thức huy động vốn khác phục vụ quá trình phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tỏ chức kinh tế, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước và quy định của NHCTVN.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác.
- Thực hiện thanh toán quốc tế như: thanh toán nhờ thu, thanh toán L/C, bảo lãnh thanh toán, kinh doanh ngoại tệ.
- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước, chi trả kiều hối…
- Thực hiền chế độ an toàn kho quỹ; bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các ấn chỉ quan trọng; đảm bảo chi trả tiền mặt, ngân phiếu thanh toán một cách chính xác, kịp thời.
- Thực hiện các nghiệp vụ tư vấn về tiền tệ, quản lý tiền vốn, các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng.
- Theo dõi, kiểm tra kho ấn chỉ của NHCTVN, đảm bảo xuất kho ấn chỉ quan trọng cho các chi nhánh NHCT phía Bắc.
- Thực hiện một số các nghiịep vụ khác do NHCTVN giao.
Cơ cấu tổ chức của SGD-NHCTVN.
Ban lãnh đạo gồm một giám đốc và ba phó giám đốc.
- Có 9 phòng nghiệp vụ.
- Có một phòng giao dịch.
- Có một tổ nghiệp vụ bảo hiểm - đây là sản phẩm mới của Sở và đã đi vào hoạt động từ tháng 5/2001.
- Tổng số cán bộ của Sở là 260 người.
Phòng cân đối tổng hợp.
- Với 41 cán bộ trong đó có một truởng phòng, 2 phó phòng, 6 trưởng quỹ tiết kiệm phụ trách hai mảng là nguồn vốn và cân đối tổng hợp.
- Như vậy, phòng thực hiện hai nhiệm vụ chủ yêú:
+ Cân đối tổng hợp nguồn vốn kinh doanh, lập các báo cáo.
+ Huy động vốn dưới các hình thức khác nhau: tiền gửi dân cư, tiền gửi của các tổ chưc kinh tế…băng VND và ngoại tệ.
- Thực hiện các việc khác do Giám đốc Sở giao cho.
Phòng kinh doanh.
Với 35 cán bộ, trong đó có một trưởng phòng và hai phó phòng.
Thực hiện các nhiệm vụ:
Tham mưu cho ban lãnh đạo Sở về các hoạt động kinh doanh.
Tiến hành các nghiệp vụ bên tài sản như cho vay, thu nợ, bảo lãnh, chiết khấu, phân tích…
Làm các việc khác do Giám đốc Sở giao cho.
Phòng kế toán tài chính.
Với 59 cán bộ trong đó có một trưởng phòng , 3 phó phòng và 5 tổ trưởng: tổ thanh toán viên, tổ thanh toán bù trừ, tổ thanh toán liên hàng, thị trường tổ tiết kiệm và tổ chi tiêu nội bộ.
Nhiệm vụ:
Mở tài khoản và giao dịch với khách hàng.
Hạch toán kịp thời, chính xác về vốn, tài sản của Sở va của khách hàng.
Thanh toán qua ngân hàng.
Tiếp nhận và xử lý hạch toán kế toán.
Phối hợp với phòng kinh doanh để thu nợ.
Tính và thu lãi, phí dịch vụ, trả lãi…
Lập báo báo kế toán tài chính.
Tham mưu cho Giám đốc và làm một số việc khác.
Phòng kinh doanh đối ngoại.
Với 14 cán bộ với 1 trưởng phòng và 2 phó phòng.
Nhiệm vụ:
Mua bán ngoại tệ theo đúng quy định về quản lý ngoại hối.
Làm dịch vụ thanh toán quóc tế như: mở, tiếp nhận L/C, nhở thư (đến, đi), thanh toán thẻ (vinacard, mastercard).
Hạch toán ngoại tệ và làm chức năng đầu mối thanh toán ngoại tệ cho các chi nhánh phía Bắc trong hệ thống.
Phòng tổ chức cán b, lao động, tiền lương
Tham mưu với Giám đốc về vấn đề liên quan đến lao động, tiền lương.
Tuyển dụng, điều động, bố trí lao động.
Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã quy hoạch.
Lưu trữ và quản lý an toàn hồ sơ cán bộ.
Phòng kiểm tra, kiểm toán.
Thực hiện kiển tra, kiểm toán toàn bộ hoạt động của Sở, báo cáo, kiến nghị lên cấp trên.
Tiếp các đoàn kiểm tra, kiểm toán đến làm việc tại Sở.
Giúp Giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại của cán bộ và khách hàng.
Phòng ngân quỹ.
Thực hiện thu chi tiền mặt băng VNĐ và ngoại tệ.
Tổ chức điều chuyển tiền quỹ giữa Sở và Ngân hàng Nhà nước an toàn.
Thực hiện đúng quy định về an toàn kho quỹ.
Bảo quản, nhập, xuất các loại ấn chỉ quan trọng và quản lý các hồ sơ, tài sản đảm...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status