Hoàn thiện tổ chức công tác Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt may Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện tổ chức công tác Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt may Hà Nội



LỜI NÓI ĐẦU
 
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ KINH DOANH, QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
1.1 Đặc điểm chung về kinh doanh và quản lý có ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dệt may Hà Nội
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Dệt may Hà Nội
1.1.2 Kinh doanh và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Dệt may Hà Nội
1.1.2.1 Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh
1.1.2.2 Đặc điểm chính của sản phẩm
1.1.2.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm
 
1.1.2.4 Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất
1.1.3 Tổ chức quản lý trong Công ty Dệt may Hà Nội
1.1.3.1 Đặc điểm về tình hình quản lý tài chính của Công ty Dệt may Hà Nội
1.1.3.2 Đặc điểm về kinh tế, kỹ thuật
 
1.1.3.3 Bộ máy quản lý của Công ty Dệt may Hà Nội
1.2 Đặc điểm chung về tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Dệt may Hà Nội
1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Dệt may Hà Nội
1.2.2 Chính sách kế toán và tổ chức công tác kế toán
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu và các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Dệt may Hà Nội
2.1.1 Đặc điểm của nguyên vật liệu trong Công ty Dệt may Hà Nội
2.1.2 Các chính sách quản lý và kế toán áp dụng trong Công ty Dệt may Hà Nội
2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dệt may Hà Nội
2.2.1 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong Công ty Dệt may Hà Nội
2.2.2 Tổ chức kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty Dệt may Hà Nội
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


c. Công ty là khách hàng thường xuyên của Công ty thương mại Dệt may thành phố Hồ Chí Minh, công ty bông Việt Nam, công ty xăng dầu Hà Nội,.. Đối với thị trường ngoài nước công ty có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp tại nhiều nước trên thế giới. Ví dụ, bông thiên nhiên được nhập chủ yếu từ Nga, Thái Lan, Singapore, Mehico, Mỹ, Austraylia, Trung Quốc,.. Xơ hoá học polieste gồm các loại xơ chunginh, kinchơ có nguồn cung cấp thường xuyên từ Đài Loan, Nhật Bản, ấn Độ,..Các loại nguyên vật liệu chính của Công ty vẫn hầu hết phải nhập từ nước ngoài, vì vậy Công ty phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập và thường không có đủ nguồn nguyên liệu trong nước để thay thế.
2.1.2 Các chính sách quản lý và kế toán áp dụng tại Công ty Dệt may Hà Nội
* Để tập hợp số liệu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và phục vụ cho công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng, Công ty đã sử dụng hệ thống chứng từ, tài khoản, các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp tương đối đầy đủ theo quyết định số 1141/QĐ/CĐKT ban hành ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính, bổ sung và sửa đổi theo quyết định số 149/2001/BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính V/v ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1).
2.1.2.1 Các chính sách về quản lý nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất, tỷ trọng của nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm sợi là 65% đến 75%, trong sản phẩm dệt kim là 60% đến 70% nên quản lý tốt nguyên vật liệu sẽ là biện pháp tích cực nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đó là mục tiêu chính mà các nhà doanh nghiệp đều hướng tới.
Việc quản lý nguyên vật liệu của Công ty được thực hiện khá kỹ càng ngay từ khâu thu mua. Khi được mua về, sau khi được kiểm nghiệm về số lượng, chất lượng, quy cách, mẫu mã nguyên vật liệu mới được phép nhập kho. Lượng nguyên vật liệu được xác định dựa trên kế hoạch và nhu cầu sản xuất do bộ phận cung ứng thuộc phòng sản xuất kinh doanh xây dựng nên. Công ty sử dụng trên 100 loại vật tư với đủ chủng loại và chức năng khác nhau nên chúng được quản lý một cách khoa học trong hệ thống kho tàng của Công ty với đầy trang thiết bị bảo quản phù hợp với đặc tính của từng loại nguyên vật liệu, nhằm hạn chế tối đa sự hư hỏng, mất mát, hao hụt. Ví dụ, hệ thống kho tàng của công ty: Kho bông xơ, kho hoá chất, kho vật liệu phụ,...
Công ty luôn tìm mọi biện pháp thích hợp để tiết kiệm nguyên vật liệu. Một trong những biện pháp đó là tận dụng bông xơ phế bị rơi ra trong các giai đoạn sản xuất của dây chuyền sản xuất sợi. Công ty đã tận dụng những bông xơ rơi này để làm nguyên liệu cho dây chuyên OE tận dụng bông phế, sản xuất các loại sợi dệt mành, vải bò, vải lót lốp xe,..
Đối với công tác định mức tiêu hao nguyên vật liệu, Công ty luôn có một bộ phận theo dõi thực hiện các mức này và tiến hành hoàn thiện chúng.
Cụ thể định mức bông xơ cho sản xuất sợi được xây dựng như sau:
Bảng 5
TT
Tên nguyên vật liệu và sản phẩm
Loại nguyên vật liệu và % pha trộn
Định mức
Đơn vị tính mức
1
Bông cho sợi chải thô nhà máy sợi 1 và 2
90% bông Nga cấp 1
10% bông Nga cấp 2
1081
Kg/ kg sợi
2
Bông cho sợi chải kỹ nhà máy sợi 1 và 2
90% bông Nga cấp 1
10% bông Nga cấp 2
1255
Kg/ kg sợi
3
Xơ PE cho nhà máy sợi 1 và 2
1017
Kg/ kg sợi
4
Bông cho sợi OE
Phương án 1(tỷ lệ bông dùng cho F1 chưa xử lý)
50% bông sợi chải kỹ
50% bông F1 đã xử lý
1400
Kg/ kg sợi
5
Bông cho sợi OE
Phương án 2
50% bông sợi chải kỹ
45% bông F1 đã xử lý
5% bông nguyên hạ cấp
1310
Kg/ kg sợi
6
Bông hồi PECO cho sợi OE của nhà máy sợi 2
1060
Kg/ kg sợi
7
Bông cho sợi chải thô có chỉ số Ne<30của nhà máy sợi Vinh
100% bông Nga cấp 2
1084
Kg/ kg sợi
8
Bông cho sợi chải thô có chỉ số Ne> 30 của nhà máy sợi Vinh
80% bông Nga cấp 1
20% bông Nga cấp 2
1082
Kg/ kg sợi
9
Xơ PE nhà máy sợi Vinh
1018
Kg/ kg sợi
Để công tác quản lý nguyên vật liệu có hiệu quả và chặt chẽ hơn, cứ 6 tháng một lần Công ty thực hiện kiểm kê nguyên vật liệu nhằm xác định một cách chính xác số lượng, chất lượng, giá trị của từng loại nguyên vật liệu.Việc kiểm kê được tiến hành ở tất cả các kho và mỗi kho sẽ thành lập một ban kiểm kê gồm 3 người:
+ Thủ kho
+ Thống kê kho
+ Kế toán nguyên vật liệu
Sau khi kết thúc kiểm kê, thủ kho lập biên bản kiểm kê, trên đó ghi kết quả kiểm kê do phòng sản xuất kinh doanh lập.
Do có sự kết hợp chặt chẽ giữa thủ kho và kế toán nên ở Công ty Dệt may Hà Nội hầu như không có sự chênh lệch giữa số tồn kho thực tế và sổ sách. Hơn nữa, hệ thống kho tàng của Công ty rất tốt được đặt gần các nhà máy sản xuất, các điều kiện bảo quản đầy đủ nên việc vận chuyển nguyên vật liệu từ kho tới nơi sản xuất tương đối thuận tiện, tránh được tình trạng mất mát, hao hụt trong quá trình vận chuyển.
2.1.2.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Dệt may Hà Nội
Quy trình hạch toán nguyên vật liệu theo hình thức
Nhật ký chứng từ tại công ty dệt-may hà nội
Chứng từ nhập xuất
NK-CT liên quan 1,2,4,10
Bảng kê chi tiết nhập vật tư
Sổ chi tiết TK 331
Bảng kê xuất vật tư
Bảng tổng hợp nhập vật tư
Bảng kê số 3
NK –CT số 5
Bảng tổng hợp xuất vật tư
Bảng phân bổ số 2
Bảng kê số 4,5,6
NK-CT số 7
Sổ cái TK 152, 153
Sơ đồ 5
* Tính giá nguyên vật liệu tại Công ty Dệt may Hà Nội
Tính giá nguyên vật liệu nhập kho:
Tính giá nguyên vật liệu là dùng tiền để biểu hiện giá trị của chúng. Về nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu nhập kho là phải theo đúng giá mua thực tế của vật liệu tức là kế toán phải phản ánh đầy đủ chi phí thực tế Công ty đã bỏ ra để có được vật liệu đó. Khi tổ chức kế toán vật liệu, do yêu cầu phản ánh chính xác giá trị nguyên vật liệu nên khi nhập kho Công ty đã sử dụng giá thực tế, giá này được xác định theo từng nguồn nhập.
- Nguyên vật liệu chính của Công ty là bông xơ được thu mua trên thị trường trong nước và chủ yếu là nhập ngoại.
+ Giá thực tế vật liệu mua trong nước bằng giá mua ghi trên hoá đơn cộng với chi phí thu mua phát sinh (nếu có)
+ Giá thực tế vật liệu nhập ngoại bằng giá ghi trên hoá đơn người bán cộng thuế nhập khẩu và cộng chi phí mua phát sinh.
Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, tiền công tác phí của cán bộ thu mua, giá trị nguyên vật liệu hao hụt trong định mức. Thường thì nguyên vật liệu được vận chuyển tới tận kho của Công ty nên hay phát sinh chi phí vận chuyển bốc dỡ. Công ty tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ nên giá ghi trên hoá đơn là giá chưa có thuế GTGT đầu vào.
- Đối với nguyên vật liệu do Công ty tự sản xuất gia công chế biến thì giá thực tế vật liệu nhập kho là giá trị thực tế vật liệu xuất kho cộng với các chi phí chế biến phát sinh.
- Đối với phế liệu thu hồi nhập kho là các sản phẩm hỏng thì giá thực tế nhập kho là giá trị thực tế có thể sử dụng được, giá có thể bán hay ước tính.
- Vật  liệu do Công ty thuê ngoài, gia công chế biến th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status