Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao su Sao Vàng Chi nhánh Thái Bình - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao su Sao Vàng Chi nhánh Thái Bình



Lời mở đầu 1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3
I. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3
1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất 3
1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất 3
1.2. Phân loại chi phí sản xuất 5
2. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm 9
II. Hạch toán chi phí sản xuất (CPSX) 14
1. Đối tượng, phương pháp hạch toán CPSX 14
III. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang 25
1. Tổng hợp chi phí sản xuất 25
IV. Tính giá thành sản phẩm 29
Phần II 38
Thực trạng công tác hạch toán chi phí 38
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại 38
Chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình 38
1. Lịch sử hình thành và phát triển, chức năng , nhiệm vụ 38
1.1. Công ty Cao su Sao Vàng (CSSV) 38
1.2. Chi nhánh Cao su Thái Bình 39
2. Bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty CSSV - Chi nhánh Thái Bình 40
2.1. Ban lãnh đạo 40
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. 41
3.1. Mua nguyên vật liệu: 43
Không đạt Đạt 45
4.Tổ chức bộ máy kế toán 46
4.1. cách xây dựng bộ máy kế toán 46
4.2. Mô hình kế toán 46
4.4. Nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán 47
5. Phân công lao động kế toán 48
5.1. Kế toán trưởng (hay trưởng phòng kế toán) 48
5.2. Kế toán thanh toán 48
5.3. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ lao động: 48
5.4. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ, theo dõi công nợ với người mua 48
5.5. Kế toán thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội 48
5.6. Thủ quỹ: 48
5.7. Nhân viên kinh tế phân xưởng: 49
6.1. Các loại sổ kế toán 49
6.2. Trình tự hạch toán chung: 49
II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình 51
1. Khái quát trình tự ghi sổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành 51
2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Chi nhánh 53
2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Chi nhánh 53
2.2. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 54
2.2.1. Đặc điểm, nội dung quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) 54
2.2.2. Quy trình tập hợp chi phí 54
2.2.3. Phương pháp tập hợp chi phí NVLTT 67
2.3.2. Quy trình tính lương và tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 68
2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung . 73
2.4.1.Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất chung 73
2.4.2. Quy trình hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung 74
2.4.2.1 Đối với chi phí tiền lương trả cho nhân viên quản lý phân xưởng 74
2.4.2.2.Đối với chi phí NVL, CCDC dùng cho quản lý phân xưởng 75
2.4.2.3.Đối với chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí sửa chữa lớn 76
2.4.2.4.Đối với các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài 78
2.5. Tập hợp chi phí sản xuất 80
2.5.1.Đánh giá sản phẩm dở dang 80
2.5.2. Tập hợp chi phí sản xuất 81
3. Tính giá thành sản phẩm 82
3.1. Đối tượng tính giá thành 82
3.2. Kỳ tính giá thành 82
3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm hoàn thành. 82
Phần iii 84
một số ý kiến, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình 84
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói chung và ở Chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình nói riêng 84
2. Nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình 85
2.1. Ưu điểm 85
2.1.1. Về tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh 85
2.1.2. Về tổ chức và phân công lao động kế toán 86
2.1.3. Về công tác hạch toán 86
2.2. Nhược điểm 88
2.2.1.Về sổ sách sử dụng 88
2.2.2.Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 89
3. Một số ý kiến, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình 91
3.1. Đối với Chi nhánh 91
3.2. Đối với chuẩn mực chế độ chung 98
Chữ viết tắt trong luận văn 108
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đã phấn đấu mở rộng sản xuất, bố trí đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên, đồng thời giữ vững thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Đây là nền tảng cho sự phát triển và ổn định. Chi nhánh Cao su Thái Bình đã giải quyết tốt vấn đề này bằng nhiều biện pháp lớn như: Tăng cường khai thác thị trường, chuyển đổi cơ cấu, mẫu mã mặt hàng, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Chi nhánh Cao su Thái Bình rất coi trọng kỷ cương nề nếp công nghiệp và công bằng xã hội, đây là vấn đề cơ bản để Chi nhánh phát triển. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm bảo vệ uy tín hàng hoá cho doanh nghiệp trước nạn hàng giả kém phẩm chất và sự cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm trên thị trường ngày càng gay go và quyết liệt.
Qua nhiều năm không ngừng phấn đấu vươn lên Chi nhánh đã chứng minh được vị thế của mình trên thị trường và trong ngành thông qua bảng kết quả kinh doanh sau:
Đơn vị tính: đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Doanh thu thuần
51.924.532.562
53.213.568.897
54.478.499.484
Giá vốn hàng bán
40.125.789.112
41.564.123.456
42.163.024.183
Lợi nhuận gộp
11.298.743.450
11.649.445.441
12.315.475.701
Để có được các kết quả trên, ban lãnh đạo Chi nhánh đã không ngừng tăng cường trang thiết bị kỹ thuật cũng như máy móc hiện đại.
2. Bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty CSSV - Chi nhánh Thái Bình
2.1. Ban lãnh đạo
Bao gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc kinh doanh, 1 Phó giám đốc kỹ thuật.
Giám đốc Chi nhánh Cao su Thái Bình: Là người thay mặt cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh, có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc Công ty . Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh.
Phó giám đốc kinh doanh: Dưới sự điều hành của Giám đốc Chi nhánh, chịu trách nhiệm về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trực tiếp điều hành hoạt động của phòng kế hoạch thị trường, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm. Tham mưu cho giám đốc Chi nhánh trong việc chiếm lĩnh thị trường mới.
Phó giám đốc kỹ thuật: Dưới sự điều hành của Giám đốc Chi nhánh, chịu trách nhiệm về kỹ thuật, điều hành công việc sản xuất tại các phân xưởng và chịu trách nhiệm về máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất kinh doanh.
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Chi nhánh.
Gồm có: Phòng tổ chức hành chính. Phòng kỹ thuật
Phòng kế hoạch thị trường. Phòng tài chính kế toán
Phòng tổ chức hành chính: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh. Nhiệm vụ chính là đảm nhiệm công tác nhân sự trong Chi nhánh và sắp xếp tổ chức quản lý cho phù hợp với từng thời kỳ.
Phòng kế hoạch thị trường: Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh. Nhiệm vụ chính của phòng là quản lý kho hàng, tiếp nhận nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của các đại lý sau đó vận chuyển sản phẩm đến từng đại lý. Nắm bắt được biến động của thị trường, phản hồi tín hiệu cho lãnh đạo để điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp.
Phòng kỹ thuật: Chịu sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của phó giám đốc kỹ thuật. Trên cơ sở quyền hạn của mình quản lý mọi khâu kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm. Thiết kế lắp đặt hệ thống máy móc công nghệ và trang bị dùng trong sản xuất kinh doanh của Chi nhánh.
Phòng Tài chính- Kế toán: Chịu trách nhiệm về công tác tài chính, hạch toán sản xuất kinh doanh, thanh quyết toán với Nhà nước đồng thời cung cấp thông tin kinh tế cần thiết.
Các phòng trong Chi nhánh có mối liên hệ qua lại, hỗ trợ lẫn nhau,. Sự phối hợp cần thiết cho hoạt động giữa các phòng này làm cho bộ máy quản lý của Chi nhánh luôn vận động liên hoàn và thông suốt.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Chi nhánh Cao su Thái Bình
3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty CSSV Chi nhánh Thái Bình
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất 2 loại sản phẩm chính đó là Săm xe đạp và lốp xe đạp và với chính sách chất lượng- chất lượng sản phẩm quyết định tất cả. Do vậy, đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Chi nhánh Thái Bình được thể hiện ở các quy trình tạo thành quá trình khép kín từ khâu xác định nguyên vật liệu đầu vào đến khâu bảo hành sản phẩm cuối cùng. Cụ thể:
3.1. Mua nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu chủ yếu gồm cao su, hoá chất, vải mành, dây thép, tanh, …để sản xuất các sản phẩm chủ yếu.
Phòng kế hoạch tiêu thụ thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tồn kho nguyên vật liệu, tiêu chuẩn nguyên vật liệu và các yêu cầu mua sắm khác xác định nhu cầu mua sắm. Sau đó lập nhu cầu mua sắm, chuyển đến cho giám đốc Chi nhánh hay người được uỷ quyền phê duyệt nhu cầu mua sắm
Sau khi đã được duyệt mà đạt, phòng kế hoạch tiêu thụ lập đơn đặt hàng, đàm phán với nhà thầu và lập hợp đồng. Hợp đồng được lập theo đúng pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/09/1989 và Nghị định số 17 ngày 16/01/1990. Hợp đồng sau khi lập xong, chuyển đến cho giám đốc Chi nhánh hay người được uỷ quyền kiểm tra và ký hợp đồng.
Sau đó phòng kế hoạch, phòng KCS tiếp nhận, đánh giá, kiểm tra từng lô nếu đạt theo yêu cầu, tiêu chuẩn cho nhập kho.
Cao su thiên nhiên
Chất pha chế
Sơ luyện
Phối liệu
Hỗn luyện
Nhiệt luyện
Lọc và xử lý
ép ống săm
Lồng lõi và chỉnh lý
Lưu hoá
Rút lõi
Thành hình
Kiểm tra và xử lý
Keo
Van
Lót van
Cắt bỏ
Bao gói, nhập kho
3.2. Quy trình sản xuất săm xe đạp
Không đạt Đạt
.3. Quy trình sản xuất săm lốp xe đạp
Cao su tổng hợp, chất pha chế
Cao su
tự nhiên
Vải mành,
vải phin
Tanh thép
Sơ luyện
Vòng tanh
Phối liệu
Cắt cuộn vải mành
Hỗn luyện
Nhiệt luyện luyện
Cán tráng luyện
Cán hình mặt lốp
Xé vải
Kiểm tra và xử lý
Thành hình lốp
Kiểm tra và xử lý
Bao gói nhập kho
Cắt bỏ
Định hình lưu hoá
Không đạt Đạt
4.Tổ chức bộ máy kế toán
4.1. cách xây dựng bộ máy kế toán
Tại công ty CSSV - Chi nhánh Thái Bình, bộ máy kế toán được tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu. Kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành mà không thông qua khâu trung gian nhận lệnh và có mối quan hệ có tính chất tham mưu giữa kế toán trưởng với các kế toán phần hành (quan hệ chỉ đạo trực tiếp) và giữa kế toán trưởng với các bộ phận tham mưu như thanh tra, tin học trong kế toán…
4.2. Mô hình kế toán
Chi nhánh tổ chức kế toán tập trung hay còn gọi là tổ chức kế toán một cấp. Tức là chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn kế toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng kế toán của Chi nhánh thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị.
Trưởng phòng kế toán
Kế toán thanh toán
Kế toán NVL – công cụ lao động
Kế toán thành phẩm – tiêu thụ
Thủ quỹ
Nhân viên kinh tế phân xưởng
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
.3. Cơ cấu lao động kế toán
Bộ máy kế toán của Chi nh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status