Một số vấn đề pháp lý về ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán ngoại thương - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề pháp lý về ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán ngoại thương



 Lời nói đầu Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG I - KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ Error! Bookmark not defined.
I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ. Error! Bookmark not defined.
1. Sự ra đời của hợp đồng kinh tế. Error! Bookmark not defined.
2. Khái niệm hợp đồng kinh tế. Error! Bookmark not defined.
3. Phân loại hợp đồng kinh tế. Error! Bookmark not defined.
II - KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. 1
1. Hợp đồng mua bán ngoại thương là gì ? Error! Bookmark not defined.
2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương. 7
3. Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán ngoại thương. 8
CHƯƠNG II - MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN TRONG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP
 ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. 14
A. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. 14
1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương. 14
2. Ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. 19
B - THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. 26
I - CÁC NGUYÊN TẮC CHẤP HÀNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. 26
II - QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. 27
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


gười sản xuất... sao cho tránh được sự lầm lẫn giữa hàng hoá này với hàng hoá khác.
- Số lượng hay khối lượng của hàng hoá: Số lượng (khối lượng) hàng hoá được xác định bằng đơn vị đo lường theo tập quán thương mại quốc tế. Ghi cả phương pháp, địa điểm xác định số lượng. Nội dung và sự đơn giản hay phức tạp của điều khoản này cần xem đặc tính của hàng hoá để quy định.
- Phẩm chất hàng hoá: Việc xác định phẩm chất hàng hoá phải được quy định cụ thể thông qua sự mô tả theo hình dạng, màu sắc, kích thước hay xác định bởi đặc tính lý hoá của nó, hay theo một mẫu nhất định; hay theo một tiêu chuẩn (quốc gia, quốc tế) đối với hàng hoá đó.
- Giá cả của hàng hoá: Giá cả là một điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán ngoại thương nên nó cần được quy định cụ thể. Giá cả phải được ghi bằng chữ và đồng tiền tính giá. Chú ý khi ghi đồng tiền tính giá phải ghi cụ thể là loại tiền gì, của nước nào, vì thực tế trên thế giới có nhiều loại tiền của các nước tuy tên gọi giống nhau nhưng tên gọi lại khác nhau.
- Thời hạn giao hàng: để đảm bảo quyền lợi của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho công việc giao nhận hàng, các bên phải thoả thuận thời gian giao hàng. Thời gian giao hàng có thể được các bên ấn định vào một thời điểm cụ thể hay vào khoảng thời gian cụ thể.
- cách giao hàng: cách giao hàng là những quy định về trách nhiệm của người mua hàng và người bán hàng trong các vấn đề có liên quan đến việc giao hàng như: thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá, xác định thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu và rủi ro đối với hàng hoá từ người bán sang người mua... Thông thường người ta áp dụng cách giao hàng theo Incoterm 1990. Nếu có vấn đề gì cần thêm bớt vào các điều kiện giao hàng để phù hợp với hoàn cảnh thực tế thì các bên cũng phải thoả thuận ghi rõ trong hợp đồng.
Ngoài các điều khoản trên đây, các bên chủ thể có thể thoả thuận đưa vào hợp đồng các điều khoản khác như: điều khoản giám định hàng hoá, điều khoản thanh toán, điều khoản bảo hiểm, điều khoản trọng tài...
Điều 50 Luật Thương mại của Việt Nam quy định:
“Hợp đồng mua bán hàng hoá phải có các nội dung sau:
1. Tên hàng
2. Số lượng;
3. Quy cách, chất lượng;
4. Giá cả;
5. cách thanh toán;
6. Địa điểm và thời gian giao nhận hàng.
Ngoài các nội dung chủ yếu quy định tại điều này các bên có thể thoả thuận các nội dung khác trong hợp đồng”.
d. Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở của nguyên tắc tự nguyện.
- Nguyên tắc tự nguyện cho phép các bên được hoàn toàn tự do thoả thuận về mọi vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong khuôn khổ pháp luật.
- Nguyên tắc tự nguyện loại bỏ tất cả các hợp đồng được ký kết trên cơ sở dùng bạo lực, bị đe doạ, bị lừa bịp hay do có sự nhầm lẫn.
2. Ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.
a. Hình thức, nội dung và trình tự đàm phán giao dịch.
* Về hình thức, đàm phán giao dịch có thể chia thành hai loại là: đàm phán miệng và đàm phán giấy tờ. Đàm phán miệng chủ yếu là chỉ đàm phán đối diện trên bàn đàm phán, như tham gia các loại hội nghị giao dịch, hội nghị đàm phán, nhóm buôn bán ra thăm nước ngoài và mới khách tới đàm phán giao dịch... Ngoài ra, đàm phán miệng cũng có thể được tiến hành giữa hai bên thông qua điện thoại. Đàm phán giấy tờ là chỉ tiến hành đàm phán giao dịch thông qua các phương tiện thông tin như thư từ, điện báo, FAX... Thông qua đàm phán miệng và đàm phán giấy tờ, sau khi hai bên đã đi tới thoả thuận về mặt điều kiện giao dịch, thì có thể làm hợp đồng chính thức về mặt giấy tờ.
* Nội dung của đàm phán giao dịch có liên quan tới các điều khoản của hợp đồng mua bán ký kết, trong đó bao gồm tên hàng, chất lượng, số lượng, bao bì, giá cả, bốc xếp vận chuyển, bảo hiểm, thanh toán và thương kiểm, bồi thường, trọng tài và trường hợp bất khả kháng...
* Trình tự của đàm phán giao dịch có thể khái quát thành 4 khâu: mời báo giá, báo giá, trả giá và chấp nhận. Trong đó báo giá và chấp nhận là hai bước căn bản mà mỗi cuộc giao dịch không thể thiếu được.
Mời chào giá.
Mời chào giá chỉ là việc một bên giao dịch dự định mua hay bán ra một loại hàng nào đó, hỏi đối tác các điều kiện giao dịch có liên quan tới việc mua bán loại hàng này, hay đưa ra kiến nghị có điều kiện bảo lưu về cuộc giao dịch đó.
Trong nghiệp vụ mua bán thông thường, mời chào giá là khâu không đặc biệt quan trọng, song trong một số cách buôn bán đặc thù như gọi thầu, đấu thầu, đấu giá thì tầm quan trọng của nó lại ở mức độ khác.
Báo giá.
Báo giá là chỉ hành vi mà một bên giao dịch - người báo giá, đưa ra các điều kiện giao dịch mua hay bán loại hàng nào đó với bên kia - người nhận báo giá - và tỏ ra muốn cùng đối phương đi đến thoả thuận giao dịch, ký kết hợp đồng theo điều kiện này.
* Điều kiện của báo giá.
Cầu thành nên một báo giá cần có đủ 3 điều kiện. Báo giá cần có người nhận báo giá nhất định, nội dung của báo giá cần xác định chắc chắn và phải tỏ rõ người báo giá chịu ràng buộc của nó.
Người nhận báo giá có thể là một người, có thể là một người trở lên, có thể là tự nhiên nhân có thể là pháp nhân nhưng phải chỉ định rõ ràng. Nội dung báo giá cần xác định rõ hàng hoá, quy định rõ về số lượng, quy cách. Khi bên nhận báo giá chấp nhận báo giá thì bên báo giá và bên nhận báo giá có thể lập hợp đồng theo nội dung của báo giá.
Trong hợp đồng thông thường đều quy định kỳ hạn có hiệu lực, đó là kỳ hạn người báo giá chịu ràng buộc và thời hạn có hiệu lực để người nhận báo giá chấp nhận. Song, quy định kỳ hạn có hiệu lực không phải là điều kiện tất yếu cấu thành nên báo giá, nếu trong báo giá không quy định thời hạn có hiệu lực, người nhận báo giá chỉ nên chấp nhận trong thời gian hợp lý, nếu không thì vô hiệu. Cần xem xét tình hình cụ thể của giao dịch để quyết định “thời gian hợp lý”, thường là xử lý theo tập quán chung.
* Thời điểm có hiệu lực của báo giá và thu hồi báo giá.
Điều 15 Công ước Viên 1980 quy định:
“1. Báo giá có hiệu lực khi nó được gửi tới người nhận báo giá. 2. Báo giá, cho dù là không thể huỷ bỏ, vẫn có thể thu hồi lại, nếu thông báo thu hồi đến tay người nhận báo giá trước hay đồng thời khi báo giá đến tay người nhận báo giá”.
Theo điều 15 của Công ước tuy báo giá đã đưa ra, song trước khi đến tay người nhận báo giá sẽ không có sự ràng buộc đối với người báo giá. Người nhận báo giá cũng chỉ sau khi nhận được báo giá rồi mới có thể xem xét tới vấn đề chấp nhận hay không, nếu tỏ ra chấp nhận trước thời điểm đó do dựa vào nghe ngóng dù có trùng hợp cũng không có hiệu lực. Trường hợp báo giá đã đến tay người nhận báo giá, lúc này người báo giá có ý định thay đổi, thì không phải là vấn đề thu hồi, mà là vấn đề hủy bỏ báo giá.
* Hủy bỏ báo giá.
Huỷ bỏ báo giá khác với thu hồi, huỷ bỏ báo giá là chỉ hành vi sau khi báo giá đã đến tay người n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status