Thực trạng của việc thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tỉnh Thanh Hoá và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định trên - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thực trạng của việc thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tỉnh Thanh Hoá và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định trên



Lời Thank
Lời mở đầu 1
Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của luận văn 2
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BHLĐ 4
I. Một số khái niệm về Bảo hộ lao động 4
1. Bảo hộ lao động 4
2. Điều kiện lao động 4
3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại 4
4. Tai nạn lao động 5
5. Bệnh nghề nghiệp 6
6. An toàn lao động 6
7. Vệ sinh lao động 6
II. Một số vấn đề cơ bản của công tác Bảo hộ lao động 6
1.Mục đích, ý nghĩa của công tác Bảo hộ lao động 6
2. Tính chất của công tác Bảo hộ lao động 8
3. Nội dung của công tác Bảo hộ lao động 9
III. Luật pháp chế độ chính sách về Bảo hộ lao động 10
1. Tính pháp lý của Bảo hộ lao động 10
2. Hệ thống luật pháp, chế độ chính sách về Bảo hộ lao động 11
3. Một số chế độ chính sách cụ thể về Bảo hộ lao động 13
PHẦN II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN LUẬT PHÁP, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VỀ BHLĐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 25
I. Giới thiệu chung về tình hình sản xuất kinh doanh và thiết bị, công nghệ của ngành Xây dựng Thanh Hóa 25
1. Đôi nét về ngành Xây dựng Thanh Hóa 25
2. Quy trình công nghệ một số ngành nghề của ngành Xây dựng Thanh Hóa 27
II. Thực trạng của việc thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ tại các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 34
1. Điều kiện lao động 34
2. Tổ chức bộ máy quản lý công tác BHLĐ tại doanh nghiệp 42
3. Công tác xây dựng kế hoạch BHLĐ 45
4. Công tác huấn luyện ATVSLĐ 47
5. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân 49
6. Quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp 51
7. Công tác đăng ký, kiểm định thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và đảm bảo an toàn máy móc thiết bị 56
8. Chế độ lao động nữ 58
9. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 60
10. Chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật 62
11. Chế độ bồi thường, trợ cấp TNLĐ 64
12. Công tác tự kiểm tra 65
13. Công tác khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo TNLĐ 67
14. Công đoàn trong công tác BHLĐ tại doanh nghiệp 71
III. Đánh giá chung 75
1. Những mặt đạt được 75
2. Những tồn tại 76
3. Nguyên nhân 78
PHẦN III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA LUẬT PHÁP, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH XÂY DỰNG TỈNH THANH HÓA 80
Phụ lục số 1: Danh mục các chấn thương được coi là TNLĐ nặng
Phụ lục số 2: Danh mục 21 bệnh nghề nghiệp được bồi thường
Phụ lục số 3: Các văn bản pháp luật về ATVSLĐ hiện hành
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nh doanh của công ty có quy mô tương đối lớn, với 46 đơn vị trực thuộc rải rác trên toàn tỉnh. Cụ thể là:
- Công ty đã thành lập hội đồng BHLĐ và hoạt động tương đối tốt xuyên suốt đến các đơn vị thành viên, đã thường xuyên kiểm tra các phân xưởng, các bộ phận thực hiện nhiệm vụ BHLĐ để đảm bảo an toàn.
- Đã có các văn bản qui định phân cấp trách nhiệm cho các phòng ban, các phân xưởng, các bộ phận về công tác BHLĐ. Các tiểu ban ATLĐ tại các đơn vị sản xuất đều do Đồng chí Giám đốc đơn vị, Đội trưởng làm Trưởng tiểu ban có trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở ATLĐ trong sản xuất và cho từng công nhân đăng ký cam kết khi nhận việc với đơn vị.
- Thành lập và công nhận các an toàn viên.
- Bố trí đầy đủ cán bộ BHLĐ chuyên trách để đảm đương công tác BHLĐ của doanh nghiệp, cán bộ phụ trách y tế của đơn vị.
Theo kết quả thanh tra của ban thanh tra LĐ thì hầu hết các doanh nghiệp khi thành lập Hội đồng BHLĐ đều chưa phân định chế độ trách nhiệm cho từng thành viên, các phòng ban chức năng, phân xưởng, tổ sản xuất trong việc thực hiện công tác BHLĐ. Trong nhiều quyết định thành lập Hội đồng chưa xây dựng rõ quy chế hoạt động của Hội đồng trong công tác BHLĐ doanh nghiệp. Đặc biệt không xây dựng được chỉ tiêu cụ thể cho công tác quản lý, không đánh giá được thực trạng tình hình BHLĐ ở cơ sở để lập kế hoạch thực hiện và khắc phục.
Cán bộ BHLĐ chuyên trách còn thiếu về số lượng và còn yếu về chuyên môn đa phần là cán bộ kỹ thuật kiêm nhiệm nên chuyên môn về BHLĐ không sâu, không được huấn luyện đầy đủ và có hệ thống về công tác này, mặt khác phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nên không tập trung cho công tác BHLĐ, chưa tham mưu tốt cho người sử dụng lao động trong công tác BHLĐ. Ví dụ: Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng có 950 cán bộ công nhân viên theo qui định thì phải bố trí ít nhất 01 cán bộ chuyên trách làm công tác BHLĐ nhưng cho đến nay vẫn chưa có cán bộ chuyên trách BHLĐ.
Với các doanh nghiệp tư nhân, quy mô sản xuất nhỏ, nhận thức của người sử dụng lao động còn hạn chế, lực lượng lao động thường không ổn định nên tổ chức bộ phận BHLĐ còn bị bỏ ngỏ. Số lượng cán bộ làm công tác BHLĐ, cán bộ y tế có rất ít. Họ thường chỉ định cán bộ thực hiện công tác BHLĐ là các Chủ tịch Công đoàn, tổ trưởng hay quản đốc phân xưởng. Trong các doanh nghiệp tư nhân sản xuất nhỏ thì hầu như không có.
Những số liệu trên cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách BHLĐ còn quá thấp và mỏng, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế.
Màng lưới an toàn, vệ sinh viên
Màng lưới an toàn vệ sinh viên là một hình thức hoạt động về BHLĐ của người lao động được thành lập theo sự thoả thuận giữa người lao động và Ban chấp hành công đoàn, nội dung hoạt động phù hợp với luật pháp, bảo đảm quyền lợi cho người lao động và lợi ích người sử dụng.
Có khoảng 87% các doanh nghiệp Nhà nước có mạng lưới an toàn, vệ sinh viên hoạt động tương đối hiệu quả. Với tổ chức mạng lưới an toàn vệ sinh viên trong các đơn vị sản xuất và trong từng đơn vị thi công, tại các công trình, người lao động luôn luôn được hướng dẫn, nhắc nhở chấp hành nghiêm chỉnh các qui định ATLĐ - VSLĐ trong sản xuất, bảo quản các thiết bị an toàn và sử dụng trang thiết bị bảo vệ các nhân. Các an toàn, vệ sinh viên đã được các doanh nghiệp tuyển chọn, đào tạo từ các phân xưởng, tổ sản xuất và các an toàn, vệ sinh viên thường là các tổ trưởng công đoàn.
Một số doanh nghiệp đã tổ chức màng lưới ATVSV hoạt động rất có hiệu quả do ý thức được tầm quan trọng của hình thức hoạt động này, và đã có chính sách bồi dưỡng cho họ. Tại công ty Xây dựng số 2, màng lưới ATVSV đã được Ban chấp hành công đoàn và Giám đốc công ty ra quyết định công nhận và được bồi dưỡng nghiệp vụ. Những ATVSV hoạt động tích cực được bồi dưỡng từ 20.000đ đến 30.000đ / tháng.
3. Công tác xây dựng kế hoạch BHLĐ
Thực tế, trong sản xuất, công cụ máy móc, cách sản xuất không ngừng thay đổi và cải tiến, lực lượng công nhân thay đổi, có nhiều công việc mới phát sinh cần giải quyết. Do vậy các biện pháp an toàn cũng cần bám sát thực tế cho phù hợp với điều kiện sản xuất mới.
Đa số các doanh nghiệp Nhà nước có tình hình sản xuất ổn định, phát triển luôn đảm bảo kịp thời việc lập kế hoạch BHLĐ hàng năm. Công ty Xây dựng Xây dựng số 5 thuộc tổng công ty Xây dựng là một điển hình.
Theo kế hoạch BHLĐ quý I năm 2004 với đầy đủ 5 nội dung, công ty đã căn cứ vào:
- Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tình hình sản xuất năm 2003.
- Phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình lao động năm 2003.
- Những thiếu sót tồn tại trong công tác BHLĐ được rút ra từ thực tế lao động sản suất quýIV năm 2003.
- Kiến nghị phản ánh của người lao động, của các tổ chức Công đoàn, Thanh tra và phòng tổ chức cán bộ- lao động.
1. Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phong chống cháy nổ.
Dự trù kinh phí: 12.800.000đ
2. Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống độc, cải thiện điều kiện làm việc.
Dự trù kinh phí: 9.600.000đ
3. Mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân.
Dự trù kinh phí: 23.977.000đ
4. Chăm sóc sức khoẻ người lao động.
Dự trù kinh phí: 23.815.000đ
5. Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về BHLĐ.
Dự trù kinh phí: 9.200.000đ
Tổng cộng cho 5 nội dung là: 79.392.000đ
Trong thuyết minh kế hoạch BHLĐ, công ty đã chi tiết các nội dung của kế hoạch BHLĐ với đầy đủ kinh phí vật tư, thời gian hoàn thành, phân công tổ chức thực hiện
Các doanh nghiệp tư nhân đa phần dựa vào tình hình sản xuất kinh doanh theo thời vụ, lực lượng sản xuất không ổn định nên hầu như không lập kế hoạch BHLĐ hàng năm mà chỉ thực hiện công tác BHLĐ khi có việc phát sinh hay khoán gọn vào lương cho công nhân hay có chăng chỉ là chi phí cho 1 số PTBVCN thiết yếu như giầy ủng, quần áo.
Về nội dung của kế hoạch: đã được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp đã lập kế hoạch nhưng chưa đầy đủ các nội dung theo qui định. Ví dụ như kế hoạch BHLĐ năm 2003 của Công ty Phương Đông thuộc Sở Xây dựng đã liệt kê chi tiết các công việc phải làm, có tổ chức phân công thực hiện nhưng chưa dự trù kinh phí, phân công bộ phận thực hiện và thời gian hoàn thành. Hay Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển đô thị có liệt kê đầy đủ đầu công việc nhưng chưa ghi đầy đủ và chi tiết nội dung các công việc.
Trong rất nhiều kế hoạch, không có kế hoạch cho công tác chăm sóc sức khoẻ cho công nhân, kể cả nội dung khám, phát hiện BNN và khám sức khoẻ định kỳ. Điều này chứng tỏ công tác chăm sóc sức khoẻ người lao động chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Về việc thực hiện kế hoạch BHLĐ, trên cơ sở của kế hoạch đã được lập, các bộ phận chức năng triển khai thực hiện theo các nội dung đã đề ra. Song như đã nói ở trên, nhiều kế hoạch không qui định rõ đơn vị thực hiện, thời gian hoàn thành nên khi thực hiện không đầy đủ, nên dẫn đến có những...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status