Quá trình thực hiện Hợp đồng nhập khẩu, vấn đề đặt ra và giải pháp - pdf 28

Download miễn phí Quá trình thực hiện Hợp đồng nhập khẩu, vấn đề đặt ra và giải pháp



Trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài doanh nghiệp phải nắm vững các quy định của pháp luật trong nước cũng như pháp luật trong nước cũng như pháp luật quốc tế. Không ký kết với những người không có thẩm quyền ký kết để đảm bảo hợp đồng có hiệu lực sau khi ký kết. Chi nhánh công ty nên lựa chọn luật áp dụng dựa vào hiểu
 biết của mình về hệ thống luật nước đó để biết được khả năng của mình có những quyền và nghĩa vụ gì.
Chi nhánh công ty cần mở các lớp đào tạo pháp lý cho các cán bộ phòng kinh doanh để khi ký kết hợp đồng chặt chẽ và hiệu quả về kinh tế.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng mua bán hàng hoá quốc tế giúp chúng ta nhập khẩu các vật liệu, thiết bị, hàng tiêu dùng để bổ sung hàng hoá trong nước không sản xuất được hay sản xuất không đáp ứng được nhu cầu, tạo ra sự đa dạng hàng hoá cũng như chủng loại, quy cách. Nhập khẩu đ• tạo ra sự phát triển vượt bậc trong sản xuất x• hội, phá bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất tạo ra mối liên hệ kinh doanh trong và ngoài nước.
Mặt khác hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế còn cho phép chúng ta phát huy được thế mạnh xuất khẩu hàng hoá mà chúng ta có lợi thế cạnh tranh thương mại.Về mặt pháp lý thì hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là căn cứ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi và xác định trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý tương ứng.Bởi vậy hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt nam.
3.Đánh giá các nhân tố tác động tác động tới việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
a.Tình hình kinh tế Việt Nam.
Việt Nam phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quả lý của nhà nước theo định hướng x• hội chủ nghĩa. Từ khi chuyển dịch cơ chế kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường đ• tác động sâu sắc tới nền kinh tế đặc biệt tới hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu cụ thể Việt Nam đang từng bước công nghiệp hoá hiện đại hoá sẽ nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường trong nước và trên thế giới.
b.Việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới.
ASEAN: Từ khi tham gia tổ chức này Việt nam đ• thực thi tương đối đầy đủ ngi• vụ, trách nhiệm và quyền lợi nước thành viên.EU: liên minh Châu Âu. Khối lượng buôn bán của nước ta với EU đ• tăng với tốc độ nhanh nhưng quy mô còn nhỏ. Về thương mại ta vấp phải sự cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc trên thị trường Châu Âu. Về đầu tư Việt nam chưa phải nằm trong mục tiêu ưu tiên của họ.
APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương. Việt nam tham gia APEC vào tháng 11 năm 1998 là một bước phát triển hợp lý và tất yếu trong việc mở rộng đa dạng hoá, đa phương hoá để phát triển đất nước.
NAFTA: hiện nay nước ta đang duy trì và thúc đẩy quan hệ trao đổi kinh tế thương mại với các nước trong đó có Châu Mỹ.
WTO: nước ta đ• chính thức gửi đơn gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
II.chế độ pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
1.Nguyên tắc và những quy định về ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế .
a.Nguyên tắc ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế .
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi , bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trực tiếp chịu trách nhiệm về tài sản và không trái pháp luật.
Trong ký kết nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế các bên có quyền tự do thể hiện ý chí của mình nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật cho phép, những hợp đồng trái với nguyên tắc này thì không có giá trị pháp lý.
b.Chủ thể và hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế .
Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bao gồm:
-Cá nhân
-Tổ chức có tư cách pháp nhân.
Theo quy định của hầu hết các nước theo hệ thống luật án lệ : hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có thể được giao kết theo 3 hình thức sau:
-Giao kết bằng miệng: chủ yếu là hợp đồng đơn giản.
-Giao kết bằng văn bản đơn giản: có thể có hay không có chữ ký của hai bên.
-Giao kết bằng văn bản đặc biệt: phải có chữ ký của hai bên và có loại còn cần có chữ ký của người thứ ba.
Theo luật Thương mại Việt nam được Quốc hội thông qua ngày 10/05/1997, Điều 81 quy định hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải lập thành văn bản. Đây là quy phạm mang tính mệnh lệnh tuyệt đối.
Một hợp đồng có các điều khoản điều khoản in sẵn do một bên đưa ra và bên kia chấp nhận cũng có hiệu lực như những điều khoản đánh máy và viết tay.
c.Nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế .
Theo Điều 50 luật Thương mại Việt nam được Quốc hội thông qua ngày 19/05/1997 thì nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá bao gồm các điều khoản sau đây:
c1. Tên hàng:Là một điều kiện quan trọng nhằm xác định thuộc tính hợp pháp, đặc tính của hàng hoá.
c2. Số lượng: điều khoản số lượng cần được ghi chú một cách chính xác có kèm độ dung sai.
c3. Quy cách, chất lượng: Các bên trong hợp đồng có thể lựa chọn việc xác định quy cách và chất lượng hàng hoá theo một trong các cách sau:
Mua bán hàng hoá theo phẩm cấp hay theo chất lượng tiêu chuẩn.
Mua hàng theo catalogue và catalogue được giữ để làm cơ sở so sánh với hàng hoá được giao.Mua hàng hoá theo mẫu thì người bán có nhiệm vụ giao hàng cho người mua theo mẫu
c4. Giá cả: các bên có thể xác định cụ thể trong hợp đồng giá cả của hàng hoá hay quy định về cách tính giá, cách xác định giá.
c5. Thời hạn thanh toán: các bên thường xác định trong hợp đồng các thời hạn thanh toán cụ thể. Nếu thời hạn thanh toán không được quy định gián tiếp hay trực tiếp trong hợp đồng thì việc thanh toán sẽ được thực hiện sau một số ngày nhất định kể từ khi người bán thông báo cho người mua về hàng hoá được chuyển giao cho người mua quản lý, chuyển sang sở hữu người mua, hay hàng hoá được gửi đi. Theo luật thương mại, Điều 73 quy định”Thời hạn thanh toán tiền hàng do hai bên thỏa thuận căn cứ vào thời gian và cách giao hàng”.
c6. Một số điều khoản khác: trong ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thì ngoài các điều khoản chủ yếu trên còn có một số điều khoản khác nhằm tránh những tranh chấp, thiệt hại cho các bên.
2.Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Sau khi ký kết, hợp đồng dược xác lập và có hiệu lực pháp lý, các bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo các điều khoản trong nội dung của hợp đồng. Nguyên tắc của thực hiện hợp đồng dựa trên tinh thần hợp tác của các bên:
a. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu:
Người bán:
Kịp thời chuẩn bị hàng theo hợp đồng, giao hàng đúng hạn.
Làm các chứng từ cần thiết theo hợp đồng để gửi hàng.
b. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu:
Ngược với xuất khẩu. Gồm chủ yếu các bước sau:
Xin giấy phép nhập khẩu (sau khi có quota hay không cần).
Mở L/C khi bên bán báo.
Đôn đốc hướng dẫn người bán làm nhiệm vụ và giao hàng.
Uỷ thác thuê tàu( nếu có hay tự thuê).
Mua bảo hiểm hàng hoá.
Làm thủ tục hải quan.
Giao nhận hàng với chủ tàu và cảng.
Kiểm tra (chất lượng, số lượng) hàng nhập.
Khiếu nại, trọng tài (nếu có).
3.Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng , nếu có một bên có hành vi vi phạm sẽ phát sinh hậu quả pháp lý là họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản. Tuy nhiên muốn kết luận một bên vi phạm hợp đồng cần xem xét các yếu tố sau: Có hành vi không thực hiện hay thực hiện không đúng hợp đồng đ• ký.
Bên vi phạm hợp đồng có lỗi
Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại mà bên vi phạm gánh chịu có nguyên nhân trực tiếp rừ hành vi trái pháp luật của bên vi ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status