một số vấn đề cần lưu ý của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình kí kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế và giải pháp - pdf 28

Download miễn phí Đề tài một số vấn đề cần lưu ý của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình kí kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế và giải pháp



Để thực hiện thắng lợi một hợp đồng là điều thực sự khó khăn. Về mặt khách quan còn rất nhiều yếu tố không thuận lợi trong môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó về mặt chủ quan, một hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều điều khoản, đòi hỏi việc đàm phán kí kết thực sự là một quá trình gian nan cần đầu tư nghiên cứu phân tích kỹ càng, trong mỗi điều khoản lại hàm chứa rất nhiều cơ hội sơ xuất có thể xảy ra. Quá trình thực hiện hợp đồng còn phức tạp hơn rất nhiều, những vấn đề phát sinh là vô cùng đa dạng và khó lường, sai sót ở một khâu nhỏ cũng gây ảnh hưởng lớn tới khả năng thành công của hợp đồng, như một mắt xích nhỏ cũng có thể quyết định độ bền chặt của sợi dây xích mà cũng có thể làm đứt sợi dây. Tất cả những điều này đặt các doanh nghiệp trước những thử thách lớn lao. Mọi giải pháp chỉ mang tính tương đối, các bài học kinh nghiệm chỉ được đúc kết đồng thời với việc hứng chịu hậu quả sai lầm. Trên con đường đi tới thành công, điều cốt yếu nhất cũng là giải pháp hiệu quả nhất đó là phải chú trọng vào yếu tố "con người", phát huy cao độ tính năng động sáng tạo thích nghi nhanh với các tình hưống phát sinh, dựa trên nền một tác phong làm việc khoa học, kỹ tính chu đáo và thận trọng trong từng quyết định hay hành động, không bao giờ dẫm theo vết xe đổ. Cũng như câu tục ngữ " Có chí làm quan, có gan làm giàu", các cán bộ thương mại quốc tế Việt Nam hiện tại và tương lai cần có "chí" , có "gan", và thêm những yếu tố không thể thiếu là "trí", "lực", luôn sẵn sàng đương đầu mọi khó khăn, vượt qua và vươn lên thực hiện tham vọng làm giàu, tham vọng xây dựng cho tổ quốc.
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ến hơn 15 năm tham gia thị trường gạo thế giới.
Trong một yếu tố vô cùng quan trọng khác của hợp đồng kinh tế là yếu tố Đối tác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không tìm hiểu kỹ càng về tư cách, chức danh, yếu tố luật pháp, văn hoá... của đối tác, dẫn đến những sơ hở tưởng chừng như không thể tin được. Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng mà không cần biết đối tác của mình như thế nào không phải là ít. Một doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng mua hạt nhựa của một công ty Thái Lan. Đến thời điểm giao hàng do giá hạt tăng cao nên bên bán đã không chịu giao hàng. Phía Việt Nam quyết định làm thủ tục khởi kiện, nhưng đến lúc này họ mới vỡ lẽ hợp đồng giữa hai bên chỉ đề tên công ty Thái Lan mà không có người đại diện, dù hợp đồng đã có chữ ký nhưng không có tên người ký. Phía công ty của Thái Lan cho rằng họ không uỷ quyền cho người nào thay mặt ký hợp đồng với công ty Việt Nam nên việc kiện cáo là không có căn cứ. Với lập luận này, bên nguyên đã ngậm đắng chịu mất khoản bồi thường ít nhất là 8% giá trị hợp đồng. Nhiều đơn vị kinh doanh thậm chí khá chủ quan trong việc ký kết với doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Việc một toà án của Australia xử một công ty Đà Nẵng thua kiện đối tác Singapore là ví dụ điển hình. Công ty của Singapore kinh doanh tại Việt Nam không có giấy phép, nhưng doanh nghiệp Đà Nẵng không hề biết điều này. Trong hợp đồng đã thoả thuận chấp nhận xử lý tranh chấp ở toà án Australia (một điều khoản khó hiểu với bất kỳ ai!). Do có tranh chấp hai bên cần đến sự giải quyết của toà án ,và doanh nghiệp Việt Nam đã thua kiện mà không hề được xem xét yếu tố bất hợp pháp của công ty Singapore tại Việt Nam, chỉ vì không biết và không trình bày được yếu tố này ra trước trọng tài quốc tế.
- Sơ xuất trong quá trình ký kết :
Sau khâu thu thập thông tin và đàm phán giao dịch, quá trình đọc và đặt bút ký hợp đồng cũng hàm chứa đầy rẫy cơ hội cho rất nhiều rủi ro sơ hở. Những sơ xuất này có thể phát sinh một cách bất ngờ trong mọi điều khoản từ ngữ của hợp đồng thương mại dưới những hình thức khó có thể lường trước. Một ví dụ tiêu biểu: Cuối năm 2001, nhà máy đường Sông Con (Nghệ An), được đầu tư bằng nguồn vốn ưu đãi ODA của chính phủ Tây Ban Nha và do đối tác Tây Ban Nha cung cấp thiết bị, sau khi hoàn thành lắp đặt dây chuyền sản xuất 1200 tấn mía/ngày đã phát hiện một số thiết bị cũ không đúng chủng loại, chất lượng kém không chỉ gây tổn thất lớn về ngân sách mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giá trị công trình. Lý do chính lại thuộc về phía ta : hợp đồng kinh tế cung cấp thiết bị nhà máy đường Sông Con có một số từ ngữ sơ hở, đó là từ "thiết bị tương đương" và "thiết bị mới 100%". Lợi dụng từ ngữ "thiết bị tương đương" phía đối tác đã lấy thiết bị của ấn Độ thay cho thiết bị Tây Đức và lợi dụng từ ngữ "thiết bị mới 100%" phía đối tác đã đưa thiết bị mới nhưng thuộc thế hệ máy đã lỗi thời vào dây chuyền. Sai lầm này dẫn đến việc nhà máy và các cơ quan chức năng phía Việt Nam phải tốn rất nhiều công sức và tiền bạc thương thuyết lại với phía đối tác để dây chuyền nhà máy được lắp đặt đồng bộ hoàn chỉnh, trong khi chỉ cần chặt chẽ hơn một chút nữa trong khâu ký kết hợp đồng thì yêu cầu "đồng bộ hoàn chỉnh" đáng lẽ ra phải được đáp ứng một cách đương nhiên.
Những sơ xuất trong quá trình ký kết hợp đồng còn có thể xuất phát từ khả năng ngoại ngữ của các cán bộ ký kết. Có thể thấy điều này qua trường hợp một công ty Hồng Kông kiện một doanh nghiệp Việt Nam vì không chịu mở L/C theo đúng hợp đồng. Trước khi ký, doanh nghiệp của ta gửi cho phía công ty Hồng Kông một bản hợp đồng mẫu để phía bạn xem xét tham thảo, nhưng phía bạn không đưa vào hợp đồng chính thức những điều khoản giống như mẫu ,tuy vậy hai bên đã nhất trí kí hợp đồng. Sau khi ký, doanh nghiệp Việt Nam có đề nghị thay đổi một số điều khoản trong hợp đồng nhưng công ty Hồng Kông không chấp nhận, do đề nghị không được đáp ứng nên doanh nghiệp Việt Nam đã không mở L/C như hợp đồng đã qui định. Khi bị kiện ra toà, doanh nghiệp Việt Nam đã lấy lí do khi hợp đồng được phía Hồng Kông soạn thảo xong, do không thạo tiếng Anh nên doanh nghiệp của ta đã ký vào hợp đồng mà không đối chiếu với hợp đồng mẫu mà mình đã đưa ra. Dĩ nhiên lý do này không được trọng tài quốc tế chấp nhận là căn cứ hợp pháp cho việc từ chối thực hiện hợp đồng và doanh nghiệp của ta đã phải nộp phạt cho phía đối tác khoản tiền hơn 60.000USD. Nguyên nhân chính của sai lầm này là do ngoại ngữ chuyên ngành kém, không đủ khả năng để kiểm tra và phân tích kỹ hợp đồng trước khi đặt bút ký.
- Chưa nhận thức đúng về chủ thể của hợp đồng:
Một trong những điều cần lưu ý các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam là nói chung các doanh nghiệp còn rất mơ hồ trong nhận thức về chủ thể của hợp đồng.
Thực tế giao dịch Việt Nam đã có những trường hợp doanh nghiệp không nhận thức rõ tư cách chủ thể hợp đồng của mình sau khi kí, dẫn đến nhiều tranh chấp trong việc phân chia thực hiện các nghĩa vụ. Trong năm 1997, một công ty A nước ngoài kí hợp đồng xuất khẩu hàng cho doanh nghiệp C của Việt Nam, doanh nghiệp C nhập uỷ thác hàng cho doanh nghiệp D Việt Nam. Theo hợp đồng uỷ thác nhập khẩu thì doanh nghiệp D phải trả tiền cho doanh nghiệp C để doanh nghiệp C thanh toán cho công ty A nước ngoài. Do quá trình tiêu thụ hàng hoá có khó khăn nên doanh nghiệp D không thanh toán được hết cho doanh nghiệp C, dẫn đến doanh nghiệp C không trả đủ tiền hàng cho công ty nước ngoài, do đó công ty A đã kiện cả hai doanh nghiệp Việt Nam ra toà quốc tế đòi trả tiền. Doanh nghiệp C đã thanh minh rằng mình chỉ đơn thuần là nhà nhập khẩu, giúp làm thủ tục thanh toán đối ngoại và chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong vai trò của một nhà nhập khẩu uỷ thác, còn công ty A chỉ có thể đòi các khoản nợ và kiện doanh nghiệp D. Trọng tài đã bác bỏ lập luận này, dựa trên nguyên tắc về chủ thể của hợp đồng: công ty A đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng nên có quyền đòi doanh nghiệp C thanh toán, doanh nghiệp C là người trực tiếp kí hợp đồng nhập khẩu với công ty A nên phải có trách nhiệm thanh toán cho công ty A, còn các nghĩa vụ của doanh nghiệp D chỉ bị giới hạn trong hợp đồng uỷ thác nhập khẩu với doanh nghiệp C và không liên quan gì đến công ty A nữa. Trên cơ sở lý luận, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo luật thương mại Việt Nam là bên Bán và bên Mua, tuy nhiên trong trường hợp bên mua không trực tiếp mua hàng mà uỷ thác việc nhập khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp thứ ba, thì cần lưu ý rằng chính doanh nghiệp thứ ba này sẽ trở thành chủ thể của hợp đồng sau khi họ trực tiếp kí lên hợp đồng nhập khẩu với đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu uỷ thác Việt Nam cũng nên nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ của mình khi đã kí lên hợp đồng xuất nhập khẩu, vì lúc đó trên phương diện pháp lý thì phía đối tác không cần biết chúng ta thay mặt cho ai kí hợp đồng, mà chỉ biết chúng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status