Thực trạng sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản xuất đường mía ở Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Thực trạng sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản xuất đường mía ở Việt Nam



CHƯƠNG I: MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA ĐƯỜNG MÍA 1
I. Các quan điểm kinh tế về cạnh tranh 1
1. Quan điểm về khả năng cạnh tranh của hàng hoá 1
2. Quan điểm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: 2
II. Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của sản xuất đường mía 7
1. Hội nhập kinh tế quốc tế 7
2. Vai trò của sản xuất và tiêu thụ đường mía 9
2.1 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 9
2.2 Phát triển ngành mía đường tạo nhiều việc làm 9
2.3 Tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. 10
2.4 Phát triển sản xuất mía đường sẽ làm giảm nhập khẩu đường, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước. 12
II. Các nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh 12
1. Lợi thế so sánh 12
2. Năng suất 13
3. Bối cảnh kinh tế vĩ mô 13
4. Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp 14
5. Môi trường kinh doanh 14
II. Kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ đường mía của một số quốc gia trên thế giới 15
1. Thái Lan 16
2. Cộng đồng Châu Âu 17
3. Philippin 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN XUẤT ĐƯỜNG MÍA Ở VIỆT NAM 20
I. Thực trạng sản xuất đường mía ở Việt Nam 20
1. Khái quát về các nhà máy đường Việt Nam 20
2. Thực trạng sản xuất đường mía ở Việt Nam 22
2.1 Xây dựng vùng nguyên liệu 22
 2.2 Đầu tư xây dựng nhà máy và công suất 29
2.3 Sản xuất và chế biến 37
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


năm 1995 trong tình trạng cơ chế, chính sách chưa hoàn chỉnh và liên tục thay đổi. Mỗi dự án từ khi lập dự án đến khi quyết toán được công trình kéo dài từ 4 - 5 năm, trong quá trình thực hiện có rất nhiều thay đổi khách quan làm cho tổng mức đầu tư tăng lên. Đó là:
Trong 28 dự án xây dựng nhà máy thì có 23 dự án được quyết định đầu từ từ năm 1995. Tại thời điểm đó nhà nước đang áp dụng điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng theo Nghị định 177/CP của Chính phủ. Theo nghị định này, nhiều khoản chi phí như: quản lý dự án, chi phí thẩm định thiết kế, thẩm định dự toán, chi phí kiểm toán, chi phí bảo hiểm, lãi suất vốn vay trong quá trình đầu tư, vốn lưu động,... khi lập dự án khả thi không được đưa vào tính cho tổng mức đầu tư. Nhưng đến Nghị định 42/CP ngày 16/07/1996, Chính phủ lại quy định đưa các loại chi phí trên vào tổng mức đầu tư. Tất cả các khoản này khi tính vào đã làm tăng mức đầu tư của các dự án lên rất nhiều. (Ví dụ: một dự án nhà máy đường mía sử dụng thiết bị Trung Quốc công suất 1000 TMN tổng mức đầu tư tăng khoảng 18 - 20 tỷ đồng so với dự toán ban đầu).
ảnh hưởng của trượt giá ngoại tệ: khi lập dự án (năm 1995) tỷ giá đồng ngoại tệ dưới 11.000 đ/USD, đến nay tỷ giá là 15.500đ/USD nên vốn đầu tư cho thiết bị tính theo Việt Nam đồng bị tăng lên.
ảnh hưởng của trượt giá trong nước: giá vật tư, xăng dầu, điện, nước, vật tư xây dựng, cước vận tải, lao động... đều tăng lên, tổng mức trượt giá của nước ta từ năm 1995 đến năm 2002 vào khoảng 50%. Như vậy, phần đầu tư trong nước từ khi lập dự án đến khi quyết toán được cũng bị tăng ở mức độ tương tự.
Tóm lại, riêng về điều kiện khách quan mỗi dự án nhà máy đường thực hiện từ năm 1995 đến nay khi thanh quyết toán tổng mức đầu tư đều tăng từ 55 - 60% so với ban đầu.
- Quy chế đấu thầu: Phần lớn các nhà máy đường thời gian chuẩn bị thủ tục đầu tư, xét duyệt thủ tục xây dựng cơ bản rất lâu. Trong quá trình thi công vốn liên tục bị thiếu, không đáp ứng kịp thời, nhiều nhà cung cấp thiết bị giao thiết kế công nghệ không đúng thời hạn, dẫn đến thiết kế nhà máy không đảm bảo thời gian quy định. Trong khi đó nông dân đã trồng mía đến thời vụ phải thu hoạch nên càng gây sức ép cho tiến độ xây dựng nhà máy.
2.3 Sản xuất và chế biến
Hiện nay nước ta có hai hình thức chế biến đường là chế biến đường công nghiệp và chế biến đường thủ công.
Chế biến thủ công:
Trước khi công nghiệp đường pháp triển các lò đường thủ công chiếm ưu thế trong lượng đường sản xuất ra. Năm 1994 trong 300.000 tấn đường được sản xuất ra có 200.000 tấn được chế biến từ các lò thủ công (chiếm 66,67% tổng sản lượng). Trong một vài năm gần đây, sản lượng đường thủ công hàng năm đạt khoảng 300.000 tấn/năm. Sản phẩm rất đa dạng gồm: đường bát, đường phên, đường vàng ly tâm, đường trắng ly tâm, đường mật...
Sản xuất thủ công có nhiều lợi thế như: mức đầu tư thấp, dễ tháo lắp di chuyển đến gần vùng nguyên liệu, thuế ít và lao động rẻ. Các cơ sở chế biến thủ công đóng một vai trò quan trọng trong ngành sản xuất mía đường nước ta, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động nông thôn, đảm nhận các vùng mía nhỏ, xa nhà máy và mía đầu vụ, cuối vụ có sản lượng ít; làm tăng thêm sản phẩm cho xã hội, đáp ứng một phần nguyên liệu cho các nhà máy luyện đường và thoả mãn nhu cầu sử dụng của nhân dân ta về loại sản phẩm truyền thống.
Với điều kiện hiện nay trong những năm tới sản xuất đường thủ công vẫn một phần không thể thiếu của ngành sản xuất đường nước ta, sẽ tồn tại ở những vùng trồng mía truyền thống nhưng hạ tầng cơ sở lại yếu kém, ở những nơi khô hạn mà ở đó chỉ trồng mía là có hiệu quả, nếu ta đầu tư xây dựng nhà máy công nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn và chi phí đầu tư rất cao. Tuy nhiên nhược điểm chính của chế biến đường thủ công là hiệu suất quá thấp (40-50%), tiêu hao nhiều nguyên liệu, vệ sinh thực phẩm chưa cao, chất lượng sản phẩm kém và có tác động xấu tới môi trường. Như vậy là, trong tương lai chế biến đường thủ công vẫn tồn tại nhưng sẽ bị thu hẹp trong giới hạn nhất định theo hướng cải tiến công nghệ nhằm nâng cao hiệu suất thu hồi và giảm ô nhiễm môi trường.
Đối với chế biến đường công nghiệp là hướng đi chủ yếu của ngành mía đường hiện nay có những đặc điểm chính sau:
Chế biến công nghiệp:
Hiện nay trên thị trường có các loại đường khác nhau: đường thô, đường trắng RS và đường tinh luyện RE. Đường thô là loại đường còn lẫn nhiều loại đường tạp chất và độ màu cao so với 3 loại đường còn lại. đường thô được sử dụng chủ yếu làm nguyên liệu cho việc tinh chế đường.
Các phương pháp công nghệ được sử dụng trong sản xuất đường là:
* Phương pháp vôi hoá:
Đây là phương pháp sản xuất đường có từ lâu đời nhất, người ta dùng vôi để làm sạch nước mía. Ưu điểm của phương pháp này đơn giản, chi phí về hoá chất thiết bị tương đối rẻ. Nhược điểm của phương pháp này là hiệu quả làm sạch không cao- sản phẩm của phương pháp này là đường thô. Các nhà máy hiện đang áp dụng để sản xuất đường thô như: La Ngà, Lam Sơn, Tây Ninh... Gần đây do nhu cầu thị trường đường trắng nên các nhà máy đã cải tạo kết hợp phương pháp Sunfithoá để sản xuất các loại đường ngà.
* Phương pháp Sunfithoá:
Đây là phương pháp phổ biến của các nước trên thế giới như ấn Độ, Trung Quốc,Inđônêsia... áp dụng để sản xuất đường trắng trực tiếp cho người tiêu dùng. Phương pháp Sunfíthoá với nội dung cơ bản lầ dùng khí SO2 xông thẳng vào nước mía để tác dụng với sữa vôi tạo ra hợp chất kết tủa có tính chất phụ keo và Oxy hoá chất màu để làm sạch nước mía.
Ưu điểm của phương pháp này là lưu trình công nghệ đơn giản, chi phí đầu tư thiết bị và hoá chất rẻ, sản phẩm là đường trắng. Tuy nhiên nhược điểm Oxy hoá chất màu bằng SO2 không bền vững nên sản phẩm dễ bị lại màu trong qúa trình bảo quản. Sản phẩm đường còn chứa hợp chất lưu huỳnh nên không được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thực phẩm cao cấp, dễ dàng làm biến đổi màu của sản phẩm.
* Phương pháp Cácbonát hoá:
Là phương pháp hiện đại dùng để sản xuất đường trắng cao cấp. Phương pháp Cácbonát hoá là sự kết hợp dùng sữa vôi kết hợp xông khí CO2 vào mía để tạo kết tủa CaCO3, có tính hấp thụ chất keo, Oxy hoá chất màu bằng CO2 để làm sạch nước mía. Ưu điểm của phương pháp này là tạo ra các sản phẩm cao cấp về đường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao cấp và các sản phẩm thực phẩm yêu cầu kỹ thuật bảo quản lâu dài. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là lưu trình công nghệ phức tạp, chi phí đầu tư cao, vận hành khó khăn hơn và đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao.
* Công nghệ sản xuất đường sạch
Công nghệ sản xuất đường sạch coi là một phương pháp sản xuất không dùng hoá chất trong sản xuất đường. Quá trình làm sạch nước mía dùng Cationit để khử màu và kết tủa trong quá trình lắng lọc. Phương phpá này còn được ấn định từ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status