Một số giảI pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các liên doanh ôtô Việt Nam trong tiến trình gia nhập Afta - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số giảI pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các liên doanh ôtô Việt Nam trong tiến trình gia nhập Afta



LỜI MỞ ĐẦU 2
 
CHƯƠNG I: XU HƯỚNG TẤT YẾU CỦA TOÀN CẦU HOÁ 4
I/ Tính tất yếu của toàn cầu hoá
1) Hội nhập là xu hướng tất yếu của kinh tế Thế Giới và Việt Nam
2) ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hoá đối với ngành công nghiệp ôtô Thế Giới 7
3) Nhứng kinh nghiệm thành công trong ngành công nghiệp ôtô của một số nước 17
 khi tham gia hội nhập
 
 
CHƯƠNG II: SỰ HÌNH THÀNH, HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC LIÊN DOANH ÔTÔ TẠI VIỆT NAM. 19
I/ Kinh tế Việt Nam trước khi thực hiện chính sách mở cửa.
1) Tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1986
2) Tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến nay và đIều kiện hình thành các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam 21
3) Sự hình thành các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam 24
 
II/ Tình hình hoạt động của các liên doanh ôtô tại Việt Nam 32
1) Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1995
2) Giai đoạn từ năm 1996 đến nay 34
 
III/ Khả năng cạnh tranh của các liên doanh ôtô Việt Nam 37
1) Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh
2) Khả năng cạnh tranh của các liên doanh ôtô tại Việt Nam 39
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC LIÊN DOANH ÔTÔ VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH THAM GIA AFTA 44
I/ Dự báo tình hình thị trường ôtô của Việt Nam và các nước Asean
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thể nói kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này mặc dù đã có bước phát triển so với thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ nhưng vẫn còn lạc hậu và chậm phát triển.
- Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, số xe ôtô ở Việt Nam chỉ rất ít thuộc sở hữu của các quan chức cao cấp của Chính quyền thực dân Pháp và tay sai tại Việt Nam.
Kể từ năm 1954, số lượng xe ôtô của Việt nam bắt đầu tăng lên nhiều hơn. Nguồn xe chủ yếu ở miền Bắc là nhập khẩu từ các nước XHCN qua các nguồn viện trợ của các nước anh em. Số xe này được dùng vào việc xây dựng CNXN ở miền Bắc và phục vụ chiến đấu ở miền Nam. Với cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, việc nhập khẩu phân phối và sử dụng xe ôtô đều do nhà nước qui định. ở miền Nam các xe ôtô được nhập vào chủ yếu từ các nước tư bản(chủ yếu là Mỹ) và đa phần là xe phục vụ mục đích quân sự. Trong những năm 1960, miền Bắc nước ta đã có hình thành một số nhà máy sản xuất phụ tùng ôtô và các nhà máy sửa chữa đại tu ôtô nhưng những nhà máy sản xuất phụ tùng này còn ở qui mô nhỏ, qui trình sản xuất phụ tùng thô xơ. Hoạt động chủ yếu là sản xuất những chi tiết cơ khí đơn giản phục vụ cho việc thay thế cho các xe ôtô phục vụ ở chiến trường.
1.2. Tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986
- Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, Bắc Nam chung về một mối cùng xây dựng chủ nghĩ xã hội. Mô hình quản lý kinh tế giai đoạn này của Việt Nam vẫn là mô hình quản lý tập trung bao cấp. Đây là giai đoạn bộc lộ những sai lầm, yếu kém của cơ chế điêu hành đó, kinh tế chậm phát triển tỷ lệ lạm phát luôn ở mức ba con số. Đời sống nhân dân rất khó khăn.
- Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975, ta thu được một số lượng xe quân sự và du lịch do từ chế độ Nguỵ Quyền nhưng các loại xe này đều thuộc hệ các nước tư bản nên việc lo phụ tùng thay thế tại thời điểm trước khi nền kinh tế mở cửa là rất hạn chế. Do vậy số lượng xe này cũng không đem lại hiệu quả hoạt động cao. Mặc dù một số nhà máy sản xuất phụ tùng ôtô đã được hình thành từ trước năm 1975 tại miền Bắc nhưng sau năm 1975 và đến tận năm 1986 sự hoạt động của các nhà máy này là rất yếu kém do trình độ sản xuất lạc hậu, năng suất thấp cộng với cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp. Điều đó đã dẫn đến việc đóng cửa hay giải thể nhều nhà máy kể từ khi không còn thực hiện chính sách quản lý tập trung bao cấp.
2) Tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến nay và điều kiện hình thành các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam
2.1. kinh tế phát triển tạo điều kiện hình thành các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam
- Nhờ chính sách đổi mới với việc mở cửa nền kinh tế và phát triển nhiều thành phần kinh tế(5 thành phần kinh tế), nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ và đã được quốc tế đánh giá cao. Mặc dù công cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta được bắt đầu thực hiện vào năm 1986(Sau đại hội VI của Đảng) nhưng những thay đổi tích cực chỉ bắt đầu từ năm 1991(Sau Đại hội VII của Đảng). Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng mạnh nhờ các chính sách phát triển kinh tế đúng đắn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2000 là 8,2%, tổng sản phẩm trong nước (GDP) sau 10 năm tăng hơn 2 gấp đôi(2,07 lần). Tích luỹ nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể, đến năm năm 2000 đã đạt 27% GDP. Nhờ các chính khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam thì số lượng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã tăng đều hàng năm. Tính cho đến năm 1999 đã có 2.800 dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 37.088,4 triệu USD.(Niên giám thống kê Việt Nam-1999)
Đảng và nhà nước Việt Nam đã xác định con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong thời kỳ phát triển kinh tế quá độ để tiến lên CNCS. Việt Nam đã bước đầu có được thành công trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá với chính sách tập trung phát triển công nghiệp. Điều này được thấy ở sự thay đổi tỷ trọng đóng góp của các ngành đối với GDP trong giai đoạn phát triển từ năm 1991 đến năm 2000.
Năm 1991 tỷ trọng của ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản là 40,49%, tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng là 23,79%, tỷ trọng ngành dịch vụ là 35,72%. Tỷ trọng của các ngành thay đổi qua các năm với xu hướng tỷ trọng Nông lâm nghiệp và thuỷ sản giảm trong khi đó tỷ trọng của ngành Công nghiệp và xây dựng cũng như tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng đều đặn. Năm 2000 tỷ trọng của ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ còn chiếm 24,30%, ngành công nghiệp đã tăng lên đến 36,61%, ngành dịch vụ là 39,09%(Theo văn kiện đại hội Đảng quốc lần thứ IX-trang 149,150).
Kinh tế phát triển cũng tạo cho ngành giao thông vận tải phát triển trong đó giao thông đường bộ chiếm tỷ trọng lớn. Trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì ôtô là phương tiện giao thông thuận tiện và phổ biến nhất. Do vậy nhu cầu về ôtô ngày càng tăng theo sự phát triển của kinh tế. Trong giai đoạn này ôtô chủ yếu được coi là tư liệu sản xuất(chủ yếu phục vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách). Cùng với kinh tế phát triển thì thu nhập của người lao động ngày càng tăng, do vậy ôtô cũng đang dần được coi là hàng tiêu dùng cao cấp ở Việt Nam.
Từ những dự báo phát triển kinh tế của Việt Nam ở đầu giai đoạn này, các hãng ôtô trên thế giới đã rất quan tâm đến thị trường Việt Nam. Với những bước đi chuyển mình của nền kinh tế từ năm 1991 đến 1995 tì đã có nhiều hãng ôtô quyết định nhảy vào đầu tư tại thị trường Việt Nam.
2.2. Việt Nam định hướng phát triển ngành công nghiệp cơ khí trong mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Chính sách công hiệp hoá và hiện đại hoá của Đảng và Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp phát triển trong đó công nghiệp cơ khí có vai trò rất quan trọng. Thực tế cho thấy ngành công nghiệp ôtô chiếm 7-10% GDP mỗi nước và thu hút một lực lượng lao động lớn. Ngành công nghiệp ôtô có vai trò trọng tâm trong ngành công nghiệp cơ khí do việc khi ngành công nghiệp chế tạo ôtô hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp khác cùng phát triển như ngành sản xuất vật liệu, sắt thép, công nghiệp cao su, chất dẻo, hoá chất điện, điện tử...
Ví dụ: ở Mỹ ngành công nghiệp ôtô chiếm tỷ trọng trong các ngành công nghiệp như sau:
+ Sắt thép
+ Cao su
+ Chất dẻo/hoá chất
+ Xăng dầu
+ Sản xuất phụ tùng
. . . . . .
Do vậy việc phát triển ngành công nghiệp ôtô, xe máy là thực sự cần thiết để giúp cho các ngành công nghiệp khác cùng phát triển nhất là ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ôtô(sản xuất phụ tùng, dịch vụ).
3) Sự hình thành các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam
- Năm 1991 Bộ kế hoạch đầu tư đã cấp giấp phép đầu tư cho 2 công ty liên doanh lắp ráp ôtô đầu tiên tại Việt Nam là Công ty ôtô Mêkông và công ty ôtô Hoà Bình(VMC). Đây là hai công ty lắp ráp ôtô đầu tiên tại Việt Nam nhưng thực chất đây là hai công ty thương mại đầu tư dây chuyền lắp ráp và mua linh kiện CKD về lắp chứ không phải là chính các hãng ôtô nước ngo...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status