Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC THU BHXH 3
I. TỔNG QUAN VỀ BHXH. 3
1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của BHXH. 3
1.1. Sự cần thiết khách quan của BHXH. 3
1.2. Vai trò của BHXH. 5
2. Bản chất và chức năng của BHXH. 9
2.1. Bản chất của BHXH. 9
2.2. Chức năng của BHXH. 10
3. Quan điểm về BHXH. 11
4. Đối tượng và đối tượng tham gia BHXH. 13
4.1. Đối tượng của BHXH. 13
4.2. Đối tượng tham gia BHXH. 14
5. Các chế độ BHXH. 14
6. Quỹ BHXH. 16
6.1. Khái niệm về quỹ BHXH. 16
6.2. Nguồn hình thành quỹ. 16
6.3. Mục đích sử dụng quỹ BHXH. 18
II. CÔNG TÁC THU BHXH. 19
1. Vai trò của công tác thu BHXH. 19
2. Quy trình thu BHXH. 21
3. Quản lý thu BHXH. 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THU 24
I. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH BHXH Ở VIỆT NAM. 24
1. Giai đoạn trước năm 1995. 24
2. Giai đoạn sau năm 1995. 27
II. NGUỒN HÌNH THÀNH QUỸ BHXH Ở VIỆT NAM. 31
1. Trước năm 1995. 31
2. Từ năm 1995 trở lại đây. 32
2.1 Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (NSDLĐ và NLĐ). 32
2.2.Đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. (NSDLĐ và NLĐ). 35
2.3.Nhà nước hỗ trợ bù thiếu để đảm bảo chính sách BHXH được thực hiện một cách toàn diện: 36
III. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THU BHXH Ở VIỆT NAM 37
1. Phân cấp thu BHXH, BHYT. 37
1.1 Cơ quan BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện). 37
1.2 Cơ quan BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh). 38
1.3. Cơ quan BHXH Việt nam (ban thu BHXH). 39
2. Các phương pháp thu BHXH. 40
2.1 Phương pháp thu trực tiếp. 40
2.2 Phương pháp thu gián tiếp. 41
3. Kết quả thu BHXH ở Việt nam. 42
4. Đánh giá thực trạng công tác thu BHXH ở Việt nam trong thời gian qua 50
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU BHXH Ở VIỆT NAM 62
I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH BHXH VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 62
1. Mục tiêu của ngành BHXH Việt nam nói chung. 62
2. Mục tiêu của ban thu ngành BHXH nói riêng. 64
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THU QUỸ BHXH Ở VIỆT NAM. 65
1. Một số kiến nghị đối với chính sách Nhà nước về BHXH. 65
1.1 Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đến sự nghiệp BHXH 65
1.2 Bổ sung, ban hành và hoàn thiện Luật BHXH nhằm tạo sự thông thoáng trong việc triển khai BHXH. 67
1.3 Nhà nước nên áp dụng việc thu nộp BHXH thông qua thu nộp thuế từ các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động. 68
1.4 Nhà nước tạo mọi điều kiện để cho các thành phần kinh tế phát triển. 69
1.5 Tăng cường các biện pháp chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm nghĩa vụ thu nộp BHXH cho người lao động. 69
2. Một số kiến nghị đối với BHXH Việt nam. 71
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THU BHXH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 75
1. Về cán bộ chuyên quản, chuyên thu của ngành BHXH Việt nam. 75
2. Thực hiện tốt công tác thu đúng, thu đủ từ đối tượng tham gia BHXH. 76
2.1 Mở rộng phạm vi đối tượng tham gia. 76
2.2 Hoàn thiện tốt phương pháp thu đóng BHXH, BHYT. 77
2.3 Hoàn thiện cơ chế thu và quản lý thu đóng góp BHXH. 78
3. Giải pháp nhằm khắc phục tình trạng nợ đọng quỹ bảo hiểm. 80
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác thu quỹ BHXH. 82
Kết luận 83





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ơng tháng đóng BHXH liền kề trước khi ra nước ngoài làm việc còn trong trường hợp nếu chưa tham gia BHXH ở trong nước thì mức đóng hàng tháng bằng 15% của hai lần mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại từng thời điểm.
Đối tượng tự đóng BHXH theo nghị định số 41/2002/NĐ - CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ và đối tượng quy định tại khoản b điểm 9 mục II thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày12/03/2003 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội: Mức đóng cho những đối tượng này là 15% mức tiền lương tháng trước khi nghỉ việc.
Đối tượng tham gia BHYT bắt buộc (NSDLĐ và NLĐ).
NLĐ trong danh sách lao động thường xuyên, lao động hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên làm việc trong:
- Các doanh nghiệp Nhà nước, kể cả các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lực lượng vũ trang.
Các tổ chức kinh tế thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, doanh nghiệp liên doanh…. Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam kí kết hay tham gia có quy định khác.
Các đơn vị tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh có từ sử dụng lao động từ 10 lao động trở lên.
Đối với những đối tượng trên thì mức đóng là 3% tiền lương hàng tháng trong đó NSDLĐ đóng 2% tổng quỹ lương tháng còn NLĐ đóng 1% tiền lương tháng.
Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, trong tổ chức Đảng, chính trị xã hội, cán bộ xã phường thị trấn hưởng sinh hoạt phí hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ - CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ, người làm việc trong các cơ quan dân cử từ Trung ương đến cấp xã, phường. Thì mức đóng là 3% tiền lương hàng tháng trong đó NSDLĐ đóng 2% tổng quỹ lương tháng còn NLĐ đóng 1% tiền lương tháng.
Đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp không thuộc biên chế Nhà nước hay không hưởng chế độ BHXH hàng tháng, người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ. Thân nhân sỹ quan tại ngũ theo quy định tại Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ. Đối với những đối tượng này thì cơ quan BHXH quy định mức đóng là 3% tiền lương tối thiểu hiện hành do các cơ quan ban ngành có trách nhiệm quản lý đối tượng đóng.
Nhà nước hỗ trợ bù thiếu để đảm bảo chính sách BHXH được thực hiện một cách toàn diện:
Ngoài sự đóng góp của NSDLĐ và người lao động ra thì nguồn quỹ BHXH được sự hỗ trợ thêm từ ngân sách nhà nước để bù thiếu khi các khoản chi chế độ BHXH lớn hơn khoản thu từ phía người tham gia BHXH. Việc tham gia BHXH của Nhà nước với tư cách là người sử dụng đối với những người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, Nhà nước phải trực tiếp đóng góp BHXH bằng cách đưa vào quỹ lương của từng cơ quan, đơn vị và phải đóng bằng 17% tổng quỹ lương bao gồm đóng cả BHXH và BHYT, để các cơ quan, đơn vị nộp cho cơ quan BHXH. Đồng thời với tư cách bảo hộ giá trị cho quỹ BHXH và hỗ trợ các hoạt động BHXH khi cần thiết.
Như vậy, nguồn hình thành quỹ BHXH chủ yếu thông qua sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ là chủ yếu ngoài ra quỹ BHXH còn tạo lập được từ các nguồn thu khác như thu từ hoạt động đầu tư, thu từ các khoản nộp phạt do chậm nộp BHXH của các đơn vị doanh nghiệp, thu từ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các khoản thu khác.
III. Thực trạng của công tác thu BHXH ở Việt nam giai đoạn từ năm 1995 – năm 2004.
Phân cấp thu BHXH.
Mục đích của phân cấp thu đóng góp BHXH từ người tham gia BHXH là nhằm nâng cao trách nhiệm đối với cán bộ làm công tác thu theo địa bàn hành chính đồng thời phân bổ khối lượng công việc đồng đều cho các đơn vị, các cấp (để tránh tình trạng nơi ùn tắc, ngược lại có nơi không có việc làm) và tạo điều kiện thuận tiện cho đơn vị và đối tượng tham gia đăng kí đóng BHXH phù hợp với điều kiện quản lý thủ công hiện nay.
Cơ quan BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện).
Có trách nhiệm trực tiếp thu BHXH các đơn vị:
Các đơn vị trên địa bàn do BHXH huyện quản lý.
Các đơn vị ngoài Quốc doanh, ngoài công lập.
Các xã phường, thị trấn.
Thân nhân sĩ quan tại ngũ theo quy định tại Nghị định số 63/2002/NĐ - CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ
Đối tượng tự đóng BHXH theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ -CP ngày 11/4/2002 và tại khoản b điểm 9 Mục II thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày 12/3/2003.
Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiêm vụ thu.
Thực hiện kiểm tra đối chiếu tổng hợp các đối tượng tham gia BHXH để lập kế hoạch thu, hướng dẫn NSDLĐ đăng kí và nộp tiền BHXH.
BHXH cấp quận, huyện gồm có tổng số 656 đơn vị với phạm vi hoạt động, đối tượng phục vụ, khối lượng công việc lớn. Nhiệm vụ do Giám đốc giao trực tiếp cho từng công chức, viên chức sao cho thuận lợi trong công việc thu đóng BHXH. Định kì cơ quan BHXH cấp huyện sẽ chuyển khoản vào ngày 10, 25 hàng tháng kết thúc thời gian làm việc vào ngày cuối cùng của năm thì phải chuyển toàn bộ số thu lên BHXH tỉnh.
Cơ quan BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh).
Cơ quan BHXH tỉnh, thành phố có nhiệm vụ trực tiếp thu BHXH
Các đơn vị do Trung ương quản lý đóng trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố. Các đơn vị trên địa bàn do tỉnh quản lý đồng thời tổ chức và chỉ đạo cơ quan BHXH cấp cơ sở thu đóng góp theo phân cấp.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức quốc tế, lưu học sinh nước ngoài.
Lao động hợp đồng thuộc doanh nghiệp lực lượng vũ trang.
Các đơn vị lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Người có công với cách mạng quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ.
Người cùng kiệt quy định tại quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ Tướng Chính phủ.
Những đơn vị BHXH huyện không đủ điều kiện thu thì BHXH tỉnh trực tiếp tổ chức thu.
Phòng thu BHXH có trách nhiệm:
Tổ chức, Hướng dẫn, thực hiện thu nộp BHXH đồng thời cấp, hướng dẫn sử dụng sổ BHXH, phiếu khám chữa bệnh đối với cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng trên địa bàn.
Lập kế hoạch thu, giám sát thu, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thu của cơ quan BHXH cấp cơ sở định kì hành quỹ hàng năm thẩm định số thu BHXH cấp cơ sở trên căn cứ vào danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu. Lập kế hoạch thu BHXH năm sau (theo mẫu số 4-KHT). Đồng thời tổng hợp kế hoạch thu BHXH của các quận huyện lập thành 2 bản (theo mẫu số 5-KHT): 1 bản lưu lại tỉnh, 1 bản gửi lên BHXH Việt nam trước ngày 31/10.
Cung cấp cơ sở dữ liệu về NLĐ tham gia BHXH trên địa bàn cho phòng công nghệ thông tin để cập nhật vào chương trình quản lý thu BHXH và in ấn Thẻ BHYT, phiếu khám chữa bệnh.
Cung cấp cho phòng giám định chi những thông tin về đối tượng đã đăng kí tại các cơ sở KCB theo phiếu KCB.
Định kì cơ quan BHXH tỉnh phải chuyển số thu BHXH lên BHXH Việt nam vào ngày 10, 20 và ngày cuối cùng của tháng.
Cơ quan BHXH Việt nam.
BHXH Việt nam là một ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status