Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty xe đạp VIHA - pdf 28

Download miễn phí Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty xe đạp VIHA



 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 2
I. Những nhận thức cơ bản về quản lý chất lượng 2
1.Các khái niệm về quản lý chất lượng 2
2. Nội dung của quản lý chất lượng 7
 II. Tầm quan trọng của quản lý chất lượng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế 11
1. Vai trò của quản lý chất lượng qua các giai đoạn 11
2. Quản lý chất lượng đối với cạnh tranh 17
3. Quản lý chất lượng đối với sự phát triển của nền kt 18
III. Những quan niệm hạn chế về quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 20
1.Chất lượng - chi phí 20
2. Công nhân sản xuất trực tiếp phải chịu trách nhiệm chính về chất lượng sản phẩm. 21
3. Chất lượng được đảm bảo thông qua việc kiểm tra nghiêm ngặt sản phẩm cuối cùng. 21
4. Chất lượng - năng suất 22
5. Chỉ Công ty lớn mới áp dụng hệ thống quản lý chất lượng 23
IV. Giới thiệu một số hệ thống quản lý chất lượng 23
1. Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM) 23
2. Hệ thống Q- Base 26
3. Hệ thống HACCP: 28
4. Hệ thống ISO 9000. 30
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY XE ĐẠP VIHA 34
I. Quá trình ra đời và phát triển và các điền kiện kinh doanh của Công ty Xe đạp viha 34
1. Lịch sử ra đời và phát triển 34
2. Các điền kiện kinh doanh của Công ty 35
 2.2. Đặc điểm về lao động 36
3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty xe đạp VIHA trong thời gian qua. 38
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty xe đạp VIHA 40
1. Người cung ứng. 40
2.Công tác tổ chức quản lý 41
3. Vấn đề công tác quản lý chất lượng tại Công ty 43
4. Thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất của Công ty 44
III. Một số thành tự và hạn chế cơ bản 46
1. Những thành tựu đạt được 46
2. Các tồn tại 47
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN 50
1. Nhận thức và xây dựng chính sách chiến lược về chất lượng. 50
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và tạo về chất lượng đồng thời thúc đẩy phong trào chất lượng toàn Công ty. 51
3. Hoàn thiện công cơ cấu tổ chức quản lý nhấn mạnh vai trò của chất lượng trong Công ty 52
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tốt hơn. Để làm được điều này các doanh nghiệp luôn luôn duy trì và cải tiến chất lượng sản phẩm sao cho đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng khi sản phẩm của doanh nghiệp làm thoả mãn và vượt mong đợi của khách hàng thì sẽ được khách hàng biết đến. Như vậy không những có thể giữ được khách hàng của mình mà còn có thể lôi cuốn khách hàng của doanh nghiệp khác về phía mình. Dần dần doanh nghiệp sẽ nâng cao uy tín và tạo được tiếng vang trên thị trường lúc đó chắc chắn doanh nghiệp sẽ chiếm được phần lớn thị phần, như vậy các doanh nghiệp phải quản lý chất lượng để nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty mình. Bởi vì quản lý chất lượng sẽ phòng ngừa được các sản phẩm khuyết tật do đó sản phẩm của Công ty sẽ hầu như toàn sản phẩm tốt mặt khác quản lý chất lượng với mục tiêu chất lượng là hàng đầu, do đó mọi hoạt động của Công ty đều hướng về mục tiêu chất lượng sản phẩm, mọi người trong Công ty đều tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó nó tạo ra một thói quen chung, mọi người đều có ý thức về công việc của mình với trách nhiệm cao. Mặt khác khi sắp xếp đúng người đúng việc cộng với sự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, sẽ giúp cho công việc được hoàn thành tốt. Bản thân con người cũng tự hào khi mình dành ra một sản phẩm tốt, đồng thời họ cũng cảm giác hãnh diện khi họ được làm trong một Công ty mà sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao.
Ngoài ra, khi mà các Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường Công ty có thể tìm cách nâng cao uy tín của mình thông qua việc sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao luôn đáp ứng được những nhu cầu thay đổi của khách hàng. Có như vậy Công ty mới có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo nên móng để tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất. Sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp là kết quả cuối cùng mà họ đạt được.
3. Quản lý chất lượng đối với sự phát triển của nền kinh tế.
- Khi các Công ty trong nước quản lý chất lượng để nâng cao chất lượng sản phẩm không những đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn cả người tiêu dùng nước ngoài. Lúc đó Công ty sẽ được thị trường thế giới chấp nhận và nó chính là điền kiện tốt nhất để có thể thâm nhập vào thị trường thế giới. Hiện nay trên thế giới trước khi các Công ty hợp tác làm ăn với nhau thì họ cũng phải xem xét xem đối tác của mình có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nào không, có chính sách chất lượng có mục tiêu chất lượng không để xem đối tác làm ăn uy tín được trong thời gian dài không đặc biệt là trong khâu hợp tác trong lĩnh vực cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. ví dụ như hiện nay các Công ty muốn tiêu thụ sản phẩm vào thị trường Châu Âu hay Mỹ thì bắt buộc họ phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng GMP và HACCP.
Mặt khác các doanh nghiệp muốn phát triển ngày càng lớn mạnh thì không thể chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, mà phải tìm kiếm ra cả thị trường nước ngoài. Chỉ có vậy Công ty mới có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm và mới có thể mở rộng được sản xuất cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Lúc này Công ty mớí có thể thu được nhiều lợi nhuận, làm tăng thêm các nguồn lực của Công ty, giúp cho Công ty chiếm được ngày càng nhiều thị phần trên thị trường quốc tế. Nâng cao được uy tín của mình trên thị trường phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh hơn.
Ngoài ra khi các doanh nghiệp trong nước đều có tiếng tăm trên thị trường thế giới, có nghĩa là các doanh nghiệp đều làm ăn phát đạt, lúc đó sản phẩm trong nước xuất khẩu ra nước ngoài ngày càng nhiều và họ sẽ thu được lợi nhuận từ bên ngoài về nước. Đồng thời sẽ đóng góp vào ngân sách Nhà nước ngày càng nhiều hơn. Ví dụ: Hiện nay ở nước ta do vấn đề quản lý chất lượng còn quá mới mẻ, do vậy hầu hết họ chưa hiểu biết hết vai trò của nó trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp thường hiểu theo cách biến diện, do đó hầu hết trong số họ không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng do còn phân vân. Một số Công ty đã áp dụng thì áp dụng chưa hiệu quả hay với mục đích riêng của Công ty không vì mục đích chất lượng sản phẩm. Do đó sản phẩm các doanh nghiệp nước ta được đánh giá thấp hơn so với sản phẩm của các nước khác. Dẫn đến giá xuất khẩu từ một mặt hàng cũng bị giảm hơn so với nước khác, đồng thời khách hàng trong nước vẫn chưa tin dùng sản phẩm trong nước. Cho nên tỷ trọng về nhập khẩu luôn luôn lớn hơn xuất khẩu, làm cho nền kinh tế không phát triển nhanh được. Như vậy là quản lý chất lượng không những tạo ra sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp áp dụng nó mà nó còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước.
III. Những quan niệm hạn chế về quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
1.Chất lượng - chi phí
Nhiều nhà sản xuất, kinh doanh cho rằng, chất lượng cao dẫn đến chi phí cao hơn. Đây là quan niệm phổ biến nhất hiện nay về quản lý chất lượng. Nhiều Giám đốc các Công ty Việt Nam cho rằng, để nâng cao chất lượng, nhất thiết phải đổi mới kỹ thuật, đổi mới quy trình công nghệ, phải đầu tư chiều sâu cho kỹ thuật. Vậy sẽ tăng chi phí, sẽ tốn kém. Tuy nhiên, nhận thức và quan điểm mới trong lĩnh vực kỹ thuật của chất lượng và quy trình sản xuất đã chỉ ra rằng, chất lượng cao không luôn kém theo chi phí cao. Điều quan trọng là phải nhận thức chất lượng sản phẩm được xác định bằng các yếu tố nào và không đồng nhất khái niệm chi phí cho một khâu, một công đoạn với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Để thoả mãn nhu cầu thị trường, chất lượng sản phẩm trước hết phải được xác định ở toàn bộ các yếu tố, trong mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là từ việc thu thập, phân tích các thông tin, tìm hiểu nhu cầu thị trường, từ khâu thiết kế sản phẩm. Sau đó được chuyển vào sản phẩm cụ thể bằng một quy trình công nghệ thích hợp. Sự đầu tư cho việc nghiên cứu cải tiến đưa lại kết quả là, sự tăng trưởng đáng kể về chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm được các chi phí phải làm lại, sửa lại các sản phẩm khuyết tật, hay giảm các chi phí kiểm tra. Nói tóm lại, việc đầu tư cho chất lượng sẽ giảm được các chi phí ẩn trong sản xuất, nếu doanh nghiệp áp dụng một hệ thống quản lý thực sự hữu hiệu. Điều này đã được chứng minh bằng hàng loạt các doanh nghiệp Nhật Bản, Mỹ cũng như các nước trên thế giới. Giáo sư Phillips Crosby cũng đã chứng minh rằng, các chi phí cho chất lượng sẽ được bù đắp bởi hiệu quả kinh tế của mỗi quá trình quản lý kinh tế hữu hiệu trong cuốn “Chất lượng là thứ cho không” của năm 1979
2. Công nhân sản xuất trực tiếp phải chịu trách nhiệm chính về chất lượng sản phẩm.
Nhiều nhà sản xuất trong các doanh nghiệp kém phát triển cũng như ở nước ta thường cho rằng, sản phẩm của họ có chất lượng thấp, chủ yếu là do công nhân thiếu ý thức về chất lượng, thiếu sự hiểu biết về trình độ sản xuất và non kém về tay ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status