Hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty Liên doanh Đức Việt TNHH – Thực trạng và giải pháp - pdf 28

Download miễn phí Hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty Liên doanh Đức Việt TNHH – Thực trạng và giải pháp



LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương I – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỨC VIỆT TNHH 4
I. Lịch sử hình thành và phát triển công ty 4
1.1. Giới thiệu công ty 4
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 4
II. Lĩnh vực kinh doanh 6
2.1. Sản phẩm và khách hàng 6
2.2. Chức năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh 7
III. Cơ cấu tổ chức công ty 8
3.1. Tổng giám đốc 9
3.2. Phó tổng giám đốc 9
3.3. Khối sản xuất 10
3.4. Khối tài chính – kế toán 10
3.5. Khối kinh doanh 11
3.6. Quan hệ phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong sản xuất và kinh doanh 12
IV. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 14
4.1. Năng lực và điều kiện kinh doanh của công ty 14
4.1.2.1.Môi trường vĩ mô 23
4.1.2.2.Môi trường ngành 25
4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 27
Chương II - THỤC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU MARKETING TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỨC VIỆT TNHH 29
I. Thực trạng hoạt động marketing của công ty 29
1.1. Vai trò của marketing trong công ty 29
1.1.1. Nhận thức và đầu tư cho marketing của công ty 29
1.1.2. Nhiệm vụ, chức năng phòng Marketing 30
1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch marketing 30
1.2.1. Trình tự lập và thực hiện kế hoạch marketing 30
1.2.2. Thực hiện chiến lược định vị 31
1.3. Các biến số của marketing mix 34
1.4. Kế hoạch marketing năm 2007 42
1.5. Đánh giá các hoạt động marketing của công ty 43
II. Tình hình thực hiện hoạt động nghiên cứu marketing 44
2.1. Nhận thức về vai trò hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty 44
2.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty 45
2.3. Đánh giá hiệu quả việc thực hiện nghiên cứu marketing của công ty 53
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


với sản phẩm xúc xích Đức, khi công ty giới thiệu sản phẩm, do chưa có đối thủ cạnh tranh nên lúc này ban lãnh đạo không cần xem xét giá cả cạnh tranh. Mục tiêu kinh doanh là tăng tối đa thị phần, do đó giá được coi như một công cụ marketing thu hút người tiêu dùng. Chi phí cũng được đem ra cân nhắc sao cho giá có thể bù đắp chi phí và đem lại lợi nhuận, vì vậy công ty đã chọn một mức giá vừa phải, thấp hơn nhiều so với xúc xích nhập ngoại để thu hút khách hàng song cũng đủ cao để đem lại lợi nhuận và không gây ra liên tưởng chất lượng thấp. Tuy nhiên, đến giai đoạn phát triển của sản phẩm, bắt đầu có những nhãn hiệu mới xâm nhập thị trường, mặc dù sản phẩm xúc xích Đức Việt vẫn đang tiếp tục được ưa chuộng, tiếp tục tăng thị phần song công ty vẫn phải lường trước các hoạt động cạnh tranh, vì thế, giá được điều chỉnh để phù hợp với lượng lớn thị trường hơn, đồng thời loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh ít khả năng. Hiện nay, xúc xích Đức của Đức Việt đang ở vào giai đoạn phát triển, tuy nhiên do sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm cạnh tranh, giai đoạn bão hòa sẽ là một tương lai không còn xa. Vì vậy công ty liên tục có những biện pháp tăng khả năng cạnh tranh khác để tránh một cuộc chiến tranh về giá có thể xảy ra.
Công ty Đức Việt thực hiện chính sách giá phân biệt theo khách hàng. Thông thường giá bán cho thị trường ngoại tỉnh là giá thấp nhất, vì thu nhập của người tiêu dùng ngoại tỉnh thường thấp hơn các thành phố lớn, hơn nữa chi phí vận chuyển khá cao; giá thấp thứ 2 là dành cho các siêu thị, vì họ thường tiêu thụ số lượng lớn, và họ cần chi phí mua thấp để bù đắp chi phí bán hàng; tiếp theo là giá bán cho các cửa hàng thực phẩm, rồi lần lượt đến giá bán cho nhà hàng, giá cho khách sạn và cao nhất là giá bán lẻ trực tiếp. Ví dụ: giá xúc xích nướng loại 84g/chiếc: giá cho thị trường ngoại tỉnh là 58000 đồng/kg, giá cho siêu thị là 59000 đồng/kg, giá cho các cửa hàng thực phẩm là 63000 đồng/kg, giá cho nhà hàng là 65000 đồng/kg, giá bán cho khách sạn là 66000 đồng/kg và giá bán lẻ là 68000 đồng/kg (xem Phụ lục 1 “Bảng giá các sản phẩm của công ty Liên doanh Đức Việt TNHH”). Chính sách giá phân biệt này sẽ giúp công ty khai thác được tốt hơn các đoạn thị trường khác nhau do nhu cầu, mong muốn của các đoạn là khác nhau. Tuy nhiên một khó khăn có thể gặp phải là dẫn tới phản ứng của khách hàng khi họ nhận biết có sự “bất công” trong giá cả.
Phân phối
Nhà sản xuất
Công ty Đức Việt.
Nhà bán buôn
(Nội thành)
Đại lý
(Nhà phân phối)
Bán lẻ
(Cửa hàng thực phẩm, siêu thị)
Bán lẻ
(Hệ thống cửa hàng bán lẻ)
Người tiêu dùng
Bán lẻ
(Nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi)
Nhà bán buôn
(Ngoại tỉnh)
Sơ đồ 3: Cấu trúc kênh phân phối của công ty
(Nguồn: phòng Kinh doanh, năm 2006)
Đặc điểm khách hàng của Đức Việt là thuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, do đó việc bao phủ được càng nhiều thị trường là yêu cầu quan trọng của phân phối. Để có thể bao quát tất cả thị trường, Đức Việt sử dụng một cấu trúc kênh hỗn hợp với nhiều loại trung gian khác nhau. Sơ đồ cấu trúc kênh phân phối của công ty:
Nhìn vào sơ đồ có thể thấy cấu trúc kênh phân phối của công ty Đức Việt rất phức tạp, có phần chồng chéo. Về chiều dài, kênh phân phối của công ty là kênh 3 cấp, song song với nó vẫn có những kênh ngắn hơn (1 cấp, 2 cấp). Mối quan hệ giữa các thành viên kênh cũng rất phức tạp, nhiều loại
Nhà sản xuất: Nhà sản xuất – công ty Đức Việt là người cung ứng toàn bộ sản phẩm cho hệ thống kênh phân phối. Nhà sản xuất có chức năng sản xuất, lưu kho và nhận đơn đặt hàng
Nhà phân phối (đại lý): Công ty hiện có 3 nhà phân phối là nhà phân phối tại Hà Nội, nhà phân phối tại Đà Nẵng và nhà phân phối tại thành phố Hồ Chí Minh. Mối quan hệ giữa công ty với các nhà phân phối này là theo hợp đồng phân phối đặc quyền kinh tiêu. Các chức năng chính được thực hiện bởi nhà phân phối:
Cung cấp khả năng bao phủ thị trường
Thực hiện các tiếp xúc bán
Lưu kho sản phẩm
Thực hiện đặt hàng
Thu thập thông tin thị trường
Trợ giúp khách hàng
Đảm bảo sự sẵn sàng của sản phẩm cho các khách hàng
Chia nhỏ và đưa ra tập hợp hàng hóa phù hợp cho người bán buôn, bán lẻ khác
Các nhà phân phối có mối quan hệ rất chặt chẽ với công ty
Nhà bán buôn: Có hai loại nhà bán buôn được công ty phân biệt bởi không gian địa lý là nhà bán buôn ngoại tỉnh và nhà bán buôn nội thành. Nhà bán buôn ngoại tỉnh bao gồm các siêu thị, các cửa hàng lớn, các trung gian bán buôn khác ở các tỉnh ngoại thành. Nhà bán buôn nội thành bao gồm siêu thị lớn Metro và các nhà bán buôn khác. Nhà bán buôn ngoại tỉnh và nhà bán buôn nội thành thực hiện quan hệ mua bán trực tiếp với công ty thông qua nhân viên bán hàng của phòng kinh doanh. Các chức năng của nhà bán buôn tương tự như của nhà phân phối nhưng ở quy mô nhỏ hơn và mức độ chặt chẽ của mối quan hệ với công ty cũng ít hơn.
Nhà bán lẻ: Có 3 loại nhà bán lẻ là hệ thống cửa hàng bán lẻ; các cửa hàng thực phẩm, siêu thị; và các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí. Mặc dù cùng thực hiện chức năng bán lẻ song mỗi loại vẫn có sự khác nhau. Hệ thống cửa hàng bán lẻ là các cửa hàng bán lẻ có quan hệ hợp đồng đặc quyền kinh tiêu với công ty hay với các nhà phân phối. Các cửa hàng này có nhân viên của công ty hay nhà phân phối đứng bán, được hỗ trợ như là cửa hàng bán lẻ của công ty. Các cửa hàng thực phẩm, siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ, họ không bị ràng buộc hợp đồng với công ty hay nhà phân phối. Các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí cũng thực hiện chức năng bán lẻ và không bị ràng buộc về hợp đồng, nhưng có sự phân biệt giữa hai hệ thống bán lẻ này là do khả năng phân phối và cách thức hỗ trợ mỗi loại là khác nhau. Các chức năng được thực hiện bởi nhà bán lẻ :
Đưa ra sự hỗ trợ về con người và vật chất giúp cho công ty và nhà bán buôn có thêm nhiều điểm tiếp xúc với khách hàng
Cung cấp việc bán hàng cá nhân, quảng cáo và trưng bày để bán sản phẩm
Phát hiện nhu cầu tiêu dùng, phản ánh thông tin thị trường
Thực hiện dự trữ tồn kho ở mức độ nhỏ
San sẻ rủi ro cho công ty và nhà bán buôn
Sở dĩ trong sơ đồ kênh phân phối ta thấy có sự tham gia của cả nhà sản xuất và nhà phân phối vào phân phối cho cùng một kiểu nhà bán lẻ là do có sự phân chia về địa bàn phân phối giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Hệ thống kho hàng tại Hà Nội có 4 kho, trong đó 3 kho tại Quan Nhân, Nghĩa Tân và Minh Khai là thuộc quyền sở hữu của nhà nhân phối, giữ vai trò cung cấp hàng cho khu vực lân cận; một kho ở An Dương là thuộc quyền sở hữu của công ty, kho này cung cấp hàng cho khu vực xung quanh An Dương và cho các nhà bán buôn ngoại tỉnh. Vì thế trong trường hợp phân phối cho các nhà bán lẻ, chức năng phân phối của công ty và nhà phân phối là như nhau, chỉ khác nhau về địa bàn.
Tuy nhiên, với sự tham gia của các nhà bán buôn nội thành vào 2 loại bán lẻ (không phải hệ thống cửa hàng bán lẻ) thì thực sự xảy ra sự chồng chéo, xâm lấn do các nhà bán buôn nội th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status