Tình hình hoạt động tại Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông - pdf 28

Download miễn phí Tình hình hoạt động tại Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông



 
PHẦN 1 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BÓNG ĐÈN 1
PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG 1
1. quá trình hình thành và phát triển 1
1. 1. Sự hình thành: 1
1.2. Quá trình phát triển: 2
1.2.1. Giai đoạn 1: (Từ 1963- 1975) 2
1.2.2. Giai đoạn 2: (Từ 1976- 1988) 2
1.2.3. Giai đoạn 3: (Từ 1989- đến nay) 3
2. Chức năng và nhiệm vụ. 5
2.1. Chức năng. 5
2.2. Nhiệm vụ. 5
3. kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 6
3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2001, 2002, 2003. 6
3.2. Một số nhận xét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 9
3.2.1. Một số kết quả đạt được. 9
3.2.2. Những vấn đề còn tồn tại. 11
PHẦN 2 13
ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM BÓNG ĐÈN RẠNG ĐÔNG 13
1. Thực trạng tiêu thụ bóng đèn trên thị trường. 13
1.1. Tình hình tiêu thụ theo thị trường. 13
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh. 16
2.1. Phân tích các yếu tố môi trường Vĩ mô. 16
2.1.1. Môi trường kinh tế. 16
2.1.2. Môi trường khoa học và công nghệ. 17
2.1.3. Môi trường Chính trị, luật pháp. 18
2.2. Yếu tố môi trường Vi mô. 19
2.2.1. Khách hàng. 19
2.2.2. Đối thủ cạnh tranh. 21
2.2.3. Nhà cung ứng. 24
2.3. Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp 24
2.3.1. Đặc điểm về sản phẩm 24
2.3.2. Đặc điểm máy móc thiết bị và quy trình công nghệ 26
 2.3.3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý. 30
2.3.3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý. 31
2.3.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu. 36
2.3.5. Đặc điểm về vốn và sử dụng vốn. 38
2.3.6. Hoạt động Marketing. 39
2.3.7. Đặc điểm về nhân lực. 40
3. Đánh giá lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường 42
3.1. So sánh về giá. 42
3.2. So sánh về sản phẩm. 44
3.3. So sánh về hoạt động Marketing. 45
3.4. So sánh về thời gian và không gian. 46
4. Đánh giá chung. 46
KẾT LUẬN 48
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g 2 năm trở lại đây.
1.2. Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm.
Bảng 4 : Cơ cấu sản phẩm Bóng đèn tiêu thụ trên thị trường.
Đơn vị: 1000 cái.
Sản phẩm
Năm 2002
Năm 2003
So sánh
Chênh lệch
%
Bóng đèn tròn
BĐ Huỳnh Quang
Compact
37.955
13.774
123
42.020
15.472
882
4.065
1.698
759
10,71
12,33
617,00
Nguồn: Phòng Thị trường
Từ số liệu ở bảng trên ta thấy trong nhóm sản phẩm Bóng đèn của Công ty thì sản phẩm Bóng đèn tròn có lượng tiêu thụ lớn nhất chiếm khoảng 70% sản lượng bóng đèn tiêu thụ của toàn công ty với số lượng tiêu thụ năm 2003 là 42.020 nghìn cái tăng lên 4.065 nghìn cái so với năm 2002 tương ứng với mức tốc độ tăng 10,71%. Nhưng giá bán một đơn vị sản phẩm nhỏ so với Bóng đèn Huỳnh Quang và Bóng Compact.
Bóng đèn Huỳnh quang cũng là sản phẩm có uy tín của Công ty, sản lượng tiêu thụ năm 2003 là 15.472 nghìn cái tăng lên 1.698 nghìn cái so với năm 2002 tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,33%.
Riêng sản phẩm bóng Compact là loại sản phẩm mới trong cơ cấu sản phẩm của công ty nhưng năm 2003 đã tiêu thụ với mức sản lượng tăng vọt với tỷ lệ tăng lên đến 617% đây là có thể coi là bước phát triển ban đầu của Công ty trong quá trình thâm nhập vào thị trường Bóng đèn cao cấp, loại bóng đèn này có đặc điểm chất lượng cao và tiết kiệm điện năng phù hợp với chính sách của Nhà nước. Nhưng Công ty cũng đang phải đối mặt với nhiều thử thách khi cạnh tranh với các đối thủ có uy tín như Philips, Điện quang...trong việc sản xuất bóng đèn cao cấp.
Hình 2 : Tình hình tiêu thụ nhóm sản phẩm Bóng đèn năm 2002, 2003.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh.
2.1. Phân tích các yếu tố môi trường Vĩ mô.
2.1.1. Môi trường kinh tế.
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang phát triển tương đối đều đặn, tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 1998 đến năm 2002 lần lượt là: 5,67%; 4,77%; 6,75%; 6,84%; 7%;
Theo ngân hàng phát triển Châu á( ADB), năm 2003 Việt nam vẫn là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2003 sẽ đạt khoảng 6,9%, bất chấp những tác động không thuận lợi của chiến tranh tại Iraq và dịch SARS tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Nền kinh tế tăng trưởng làm cho đời sống nhân dân dần dần được cải thiện. Mức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu về tiêu dùng không còn chỉ dừng ở mức ăn no mặc ấm mà chuyển sang nhu cầu về ăn ngon mặc đẹp. Bóng đèn là sản phẩm thắp sáng không thể thiếu trong xu thế đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ mà còn được dùng để trang trí phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội, do vậy nó cũng phải thoả mãn những nhu cầu của thị trường về chất lượng, mẫu mã, bao bì…
Chính sách tiền tệ của Nhà nước đã có những tác động tích cực tới thị trường tiền tệ, thị trường vốn ở nước ta, hạn chế những tác động tiêu cực do ảnh hưởng của thị trường tài chính quốc tế và khu vực. Việc điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng thương mại trong những năm qua phổ biến đối với ngắn hạn là 0,6%- 7.5%/ tháng, trung bình và dài hạn từ 0,65%- 1%/ tháng, khách hàng có uy tín có thể được vay với lãi suất dưới 6%/ tháng. Sự thuận lợi của thị trường tài chính sẽ tạo điều kiện cho công ty đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, nhất là khi Công ty đang chuẩn bị thực hiện Cổ phần hoá doanh nghiệp.
Dự báo của các Nhà kinh tế cho rằng: Nhu cầu tiêu dùng và đầu tư trong nước trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng nhanh và sẽ là động lực giúp Việt Nam tiếp tục là một trong các nước có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Chỉ số giá tiêu dùng dự báo tăng 4% năm 2003, Kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng 9,1% trong năm 2003 và 8,4% trong năm 2004 do tác động tích cực từ hiệp định thương mại Việt- Mỹ và những biến động tích cực của thị trường toàn cầu.
Điều này mở ra những cơ hội cũng như những thách thức to lớn cho các doanh nghiệp Việt nam nói chung và Công ty Bóng đèn phích nước Rạng đông noi riêng.
2.1.2. Môi trường khoa học và công nghệ.
Hiện nay, việc chuyển giao công nghệ giữa các nước đang diễn ra một cách khá thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và triển khai của nước ta còn rất yếu, trong khi đó công nghệ của các nước trên thế giới đã đi trước nước ta hàng vài chục năm. Đây chính là hạn chế lớn đối với các doanh nghiệp Việt nam nói chung và Công ty Bóng đèn phích nước Rạng đông nói riêng.
2.1.3. Môi trường Chính trị, luật pháp.
Sau đổi mới năm 1986, các cơ chế chính sách cũ không còn phù hợp. Mục tiêu của nhà nước ta là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. Để đáp ứng được những điều kiện của môi trường kinh doanh mới, năm 1992 Nhà nước cho thay đổi thể chế luật mới về kinh tế xã hội đó là hiến pháp năm 1992 thay cho Hiến pháp năm 1980. Hiến pháp năm 1992 có những luật, pháp lệnh về kinh tế quan trọng như: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Bộ luật thuế áp dụng cho các thành phần kinh tế, Luật bảo vệ môi trường, Luật bản quyền,...
Song song với việc sửa đổi thể chế luật pháp, Chính phủ cũng đẩy mạnh cải cách hành chính. Sau khi thực hiện Luật doanh nghiệp (1999), Chính phủ đã bãi bỏ 150 giấy phép con và nhiều loại lệ phí không hợp lý, đơn giản các thủ tục thành lập doanh nghiệp... tạo ra môi trường thông thoáng hơn thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông nói riêng. Nhưng mặt khác nó cũng lại tháo dỡ luôn rào cản thâm nhập thị trường. Điều này lại gây bất lợi cho các Công ty đang tồn tại trên thị trường.
Luật bản quyền sở hữu công nghiệp quy định ghi nhãn mác, bao bì nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và các công ty làm ăn chân chính. Việc ban hành những luật này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc chống lại nạn làm hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nhãn mác, hàng kém chất lượng ... Tuy nhiên việc thực hiện, thi hành các luật này của các cơ quan chức năng còn chưa triệt để nên thị trường vẫn lưu thông một lượng lớn các mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái...
2.2. Yếu tố môi trường Vi mô.
2.2.1. Khách hàng.
Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phần lớn là do khách hàng quyết định. Sản phẩm của doanh nghiệp dù tốt đến đâu nhưng nếu không thoả mãn được nhu cầu của khách hàng thì cũng không có ý nghĩa gì hết. Vì vậy trước khi đi vào sản xuất và tung ra thị trường một mặt hàng nào đó thì Công ty cần thực hiện tốt khâu điều tra thị trường như nghiên cứu về nhu cầu tiêu dùng, nghiên cứu về phong tục tập quán, lối sống, sở thích chi tiêu, thói quen mua sắm, động cơ mua sắm... của từng đoạn thị trường, của từng vùng, từng khu vực. Việc này sẽ bảo đảm sự thành công cho doanh nghiệp, tránh được các rủi ro do thị trường đem lại. Khách hàng của Công ty bao gồm hai loại khách hàng chính sau:
* Đối tượng khách hàng thứ nhất (các đại lý): Mục đích của họ là lợi nhuận và động lực thúc đẩy họ tiêu thụ sản ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status