Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm tại các phố chuyên doanh - Trường hợp các tuyến phố thời trang tại Đà Nẵng - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
7. Bố cục của đề tài ................................................................................ 5
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................ 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM MUA SẮM 8
1.1. TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI MUA SẮM .............................................. 8
1.1.1. Hành vi mua sắm của người tiêu dùng ......................................... 8
1.1.2. Các loại hình mua sắm................................................................ 10
1.1.3. Các chuyến đi mua sắm .............................................................. 12
1.1.4. Một số mô hình nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng.............. 13
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN ĐỊA
ĐIỂM MUA SẮM........................................................................................ 20
1.2.1. Ảnh hưởng của các đặc tính người tiêu dùng ............................. 21
1.2.2. Ảnh hưởng của điểm mua sắm................................................... 21
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ Ý ĐỊNH MUA CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG ĐỐI VỚI KHU MUA SẮM THỜI TRANG .................................... 25
1.3.1. Mô hình hành vi mua sắm tại các khu mua sắm ở thành phố Raipur
của Rupesh Kumar Tiwari và Anish Abraham, 2010 ..................................... 25
1.3.2. Mô hình của Jikyeong Kang và các cộng sự, 1996...................... 28
1.3.3. Mô hình sự hưởng thụ từ việc mua sắm của Cathy Hart và các
cộng sự, 2006 ............................................................................................... 30
1.3.4. Mô hình của Amrut Sadachar, 2014............................................ 32
1.3.5. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm đối với các
cửa hàng thời trang của GüldenTurhan, Ahmet Özbek, 2013........................ 34
1.4. TỔNG QUAN PHÔ CHUYÊN DOANH TẠI ĐÀ NẴNG.................... 35
1.4.1. Khái quát chung về phố chuyên doanh........................................ 35
1.4.2 Các tuyến đường thời trang tại Đà Nẵng...................................... 38
1.4.3. Mối quan hệ giữa phố chuyên doanh và các cửa hàng chuyên
doanh độc lập ............................................................................................... 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................. 39
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU................................................. 42
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................. 42
2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU................................................................ 42
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 43
2.3.1. Nghiên cứu định tính .................................................................. 43
2.3.2. Nghiên cứu định lượng ............................................................... 47
2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................................................................... 51
2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................... 51
2.4.2. Hệ thống giả thuyết nghiên cứu .................................................. 52
2.5. XÂY DỰNG THANG ĐO .................................................................... 54
2.5.1. Biến độc lập............................................................................... 54
2.5.2. Biến phụ thuộc............................................................................ 59
2.6. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC............................................................. 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................. 61
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 62
3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA................................................ 62
3.2. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO .................................................. 65
3.2.1. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha)................ 65
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................... 69
3.3. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT................................ 72
3.3.1. Phân tích tương quan .................................................................. 73
3.3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ................................................. 76
3.4. KẾT LUẬN VỀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................... 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................. 82
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................... 83
4.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................ 83
4.2. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾU THEO........................ 84
4.3. HÀM Ý CHÍNH SÁCH......................................................................... 85
KẾT LUẬN.................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển các trung tâm mua sắm hay các khu vực mua sắm trong
suốt những năm 1950 và 1960 đã sinh lợi đáng kể cho ngành bán lẻ (Roy,
1994). Trong cuộc khảo sát tại Mỹ, 75% người Mỹ đi đến các khu mua sắm ít
nhất l lần trong 1 tháng và các khu mua sắm đã trở thành địa điểm thường
xuyên thứ 3 của người Mỹ sau nhà và cơ quan (Laing, 1992; Ping và
Carusone, 1994). Từ khuynh hướng trên đã hướng đến những cửa hàng và các
trung tâm mua sắm lớn hơn, dẫn đến sự phát triển của các khu mua sắm địa
phương khắp nước Mỹ. Sự tăng trưởng liên tục đã góp phần gia tăng các khu
vực bán lẻ để đáp ứng nhu cầu của người dân (Rudnitsky, 1992).
Khách hàng đến các khu mua sắm bởi sự đa dạng các cửa hàng cũng như
hàng hóa trong một khu vực chứ không riêng lẻ từng cửa hàng ở từng nơi như
trước đây. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức.
Bắt nguồn từ khuynh hướng đi mua sắm tại các trung tâm, khu mua sắm
ở các nước trên thế giới thì tại Việt Nam, khuynh hướng này cũng đã và đang
được phát triển. Nhận thấy được tiềm năng của nó, Đà Nẵng đã xây dựng đề
án và hình thành Phố chuyên doanh Lê Duẩn và Phan Châu Trinh. Đây là hai
tuyến đường nổi tiếng về các cửa hàng thời trang từ lâu đời. Do đó, chính
quyền thành phố đã xây dựng các tuyến phố chuyên doanh thời trang nhằm
không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, mà còn phát
triển kinh tế - xã hội địa phương. Đặc biệt, đối với du khách đến Đà Nẵng sẽ
có điểm dừng chân tuyệt vời, đáng tin cậy cho việc mua sắm, uy tín về chất
lượng sản phẩm, giá cả hàng hóa và thái độ phục vụ tận tình, chu đáo của
nhân viên.
Khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn trong việc quyết định các
địa điểm mua sắm. Vậy tại sao từ trước đến nay, người tiêu dùng vẫn luôn lựachọn hai tuyến phố thời trang Lê Duẩn và Phan Châu Trinh làm điểm mua
sắm của mình, trong khi đó địa điểm mua sắm thời trang ở Đà Nẵng có rất
nhiều. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được tập trung nghiên cứu đúng mức. Vì
vậy, nghiên cứu xem những nhân tố nào tác động đến ý định mua sắm tại phố
chuyên doanh- Trường hợp các tuyến phố thời trang tại Đà Nẵng sẽ hỗ trợ rất
nhiều các nhà quản trị các hàng thời trang có những thông tin tham khảo hữu
ích và có những phương án để gia tăng sự trung thành của họ đồng thời thu
hút khách hàng đến mua sắm tại doanh nghiệp và tạo cho khách hàng sự an
tâm và thoải mái khi mua sắm.
Xuất phát từ những điều trên, tui đã chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm tại các phố chuyên doanh - Trường hợp
các tuyến phố thời trang tại Đà Nẵng” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Giải thích lý do khách hàng lựa chọn mua sắm tại phố chuyên doanh và
nó khác như thế nào so với lựa chọn một cửa hàng riêng lẻ để mua sắm.
Cung cấp các cơ sở lý luận về quyết định mua sắm thời trang của người
tiêu dùng.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm tại các phố chuyên
doanh – Trường hợp các tuyến phố thời trang tại Đà Nẵng của khách hàng.
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến ý định mua sắm tại
các phố chuyên doanh – Trường hợp các tuyến phố thời trang tại Đà Nẵng của
khách hàng.
Từ kết quả phân tích, đề xuất mô hình nghiên cứu ý định chọn địa điểm
mua sắm thời trang và đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp cũng
như Ban quản lý của chính quyền địa phương trong việc quản lý hoạt động
của các phố chuyên doanh, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động để phục vụ tốt
nhất khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng tiềm năng đến mua sắm tại
các tuyến phố thời trang tại Đà Nẵng.
3. Câu hỏi nghiên cứu
· Khách hàng lựa chọn địa điểm mua sắm các mặt hàng thời trang như
thế nào?
· Tại sao khách hàng lại chọn các phố chuyên doanh – Trường hợp các
tuyến phố thời trang tại Đà Nẵng làm địa điểm mua sắm?
· Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phố chuyên
doanh - Trường hợp các tuyến phố thời trang tại Đà Nẵng làm địa điểm mua
sắm của khách hàng?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
· Đối tượng quan sát: Người tiêu dùng thời trang tại thành phố Đà
Nẵng.
· Đối tượng nghiên cứu: Hành vi chọn địa điểm mua sắm thời trang tại
Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành với phạm vi không gian là địa bàn thành phố
Đà Nẵng, và được thực hiện từ tháng 10/ 2014 đến tháng 7/2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thông qua việc xây dựng mô hình và
sử dụng mô hình để đánh giá.
5.2. Tiến trình nghiên cứu
Nghiên cứu đuợc thực hiện thông qua 2 giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức.
(1) Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên
cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu khách hàng. Nghiên cứu này
được dùng để khám phá, nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo
lường các khái niệm nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu này thu được kết quả là bảng hỏi sơ bộ. Sau đó tiến hành điều tra thử 15 người tiêu dùng, đây là cơ
sở để kiểm tra, rà soát và điều chỉnh bảng hỏi trước khi tiến hành điều tra
chính thức.
(2) Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên
cứu định lượng. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp khách hàng là người mua sắm
tại các tuyến phố kinh doanh thời trang tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng thông
qua bảng câu hỏi chi tiết được sử dụng để thu thập dữ liệu. Mẫu được chọn
theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thực địa. Nghiên cứu này nhằm mục
đích kiểm định thang đo.
Thang đo được đánh giá thông qua sử dụng phương pháp hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau khi được đánh
giá, dựa trên các phân tích để đưa ra các kết luận và giải pháp cho đề tài như
mục tiêu đã đề ra.
6. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu này đem lại một số ý nghĩa thực tiễn cho các chủ
doanh nghiệp, các nhà làm nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, tiếp
thị, các sinh viên trong ngành quản trị kinh doanh, tiếp thị cụ thể như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu giúp các chủ doanh nghiệp đang hoạt động kinh
doanh trên các tuyến phố chuyên doanh nhận biết được các yếu tố tác động
đến việc hành vi lựa chọn địa điểm mua sắm của khách hàng, từ đó các chủ
doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu thị trường và xây dựng chương trình
quảng cáo, cải thiện các dịch vụ có hiệu quả hơn làm tăng hình ảnh doanh
nghiệp, thu hút nhiều khách hàng đến mua sắm.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu này giúp cho các doanh ghiệp khác có dữ
liệu để tham khảo, nghiên cứu và khảo sát để lựa chọn vị trí kinh doanh thích
hợp và giúp cho Ban quản lý của chính quyền địa phương trong việc quản lý
hoạt động của các phố chuyên doanh để đẩy mạnh hơn công tác kinh doanh
của các tuyến phố này.
Cung cấp nguồn thông tin tổng hợp cho các doanh nghiệp và Ban quản lý của chính quyền địa phương trong việc quản lý hoạt động của các phố
chuyên doanh.
Cuối cùng là nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo về các nhân
tố quan trọng tác động đến hành vi mua sắm của khách hàng trong việc lựa
chọn nơi mua sắm thời trang.
7. Bố cục của đề tài
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu này đi từ một số vấn đề lý thuyết về hành
vi mua sắm của người tiêu dùng, bao gồm hành vi cá nhân của Triandis
(1997), lý thuyết ý định hành vi TPB của Ajzen (1991) và các lý thuyết về
hành vi lựa chọn địa điểm mua sắm.
Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm hoàn chỉnh về phố chuyên
doanh. Người ta thường hay nói đến những khái niệm gần gũi với phố chuyên
doanh như khu phố mua sắm, đường phố thương mại (shopping street,
shopping areas) hay một phố thương mại chuyên biệt bán một số loại hàng
hóa gần gũi nhau. Hiện nay có rất nhiều tài liệu nước ngoài đã nghiên cứu về
hành vi lựa chọn địa điểm mua sắm và ý định mua sắm đối với mặt hàng thời
trang tại các trung tâm mua sắm. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu về ý định mua
sắm tại tuyến phố chuyên doanh thời trang vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam nói
riêng cũng như các khu vực khác trên thế giới nói chung. Vì thế tác giả tham
khảo các nghiên cứu, báo cáo của các học giả nhằm vận dụng những lý thuyết
liên quan làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu này.
Các nghiên cứu nước ngoài:
- Mô hình hành vi mua sắm tại các khu mua sắm ở thành phố Raipur
(Rupesh Kumar Tiwari & Anish Abraham, 2010) được nghiên cứu thông qua


rON70I5hqP1834i
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status