Hoạt động tài chính và phân tích hoạt động tài chính ở doanh nghiệp - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Hoạt động tài chính và phân tích hoạt động tài chính ở doanh nghiệp



Lời Nói Đầu 1
1.1.2/ Bản chất tài chính của doanh nghiệp 3
1.1.2.1/ Nhóm quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước 3
1.1.2.2/ Nhóm quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính 4
1.1.2.3/ Nhóm quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác. 4
1.1.2.4/ Nhóm quan hệ tài chính diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp. 4
1.1.3/ Vai trò, vị trí của tài chính doanh nghiệp. 5
1.1.3.1/ Vai trò của tài chính doanh nghiệp. 5
1.1.3.2/ Vị trí của tài chính doanh nghiệp. 5
1.1.4/ Nội dung, chức năng của hoạt động tài chính doanh nghiệp. 6
1.1.4.1/ Nội dung của tài chính doanh nghiệp: 6
1.1.4.2/ Chức năng của tài chính doanh nghiệp. 6
1.2/ Phân tích tài chính doanh nghiệp: 7
1.2.1/ Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp: 7
1.2.2/ Sự cần thiết phải phân tích tài chính doanh nghiệp: 7
1.2.3/ Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp: 9
1.2.4/ Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp: 10
1.2.4.1/ Phương pháp đánh giá: 10
1.2.4.2/ Phương pháp phân chia: 11
1.2.4.3/ Phương pháp phân tích nhân tố: 12
1.2.4.4/ Phương pháp dự đoán: 12
1.3/ Hệ thống chỉ tiêu đặc trưng sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 13
1.3.1/ Các chỉ tiêu phân tích tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh 13
1.Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của 13
1.1. Chỉ tiêu "tỷ suất thanh toán hiện thời" (ngắn hạn) 13
1.2. Chỉ tiêu "tỷ suất thanh toán của vốn lưu động". 14
1.3. Chỉ tiêu "tỷ suất thanh toán tức thời nhanh". 14
2.Cấu trúc tài chính. 15
3. Phân tích, đánh giá cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản. 17
4. Phân tích các chỉ số hoạt động tài chính. 18
4.1. Chỉ số về khả năng cân đối vốn - nguồn vốn của doanh nghiệp. 18
4.2. Chỉ số về khả năng hoạt động của tài sản lưu động và tài sản cố định. 18
4.2.1. Chỉ số về năng lực hoạt động của tài sản lưu động và vốn lưu động. 18
4.2.2. Chỉ số về năng lực hoạt động của tài sản cố định vốn lưu động. 20
4.3. các chỉ số về khả năng sinh lợi vốn kinh doanh. 20
THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHÂN PHỐI FPT 22
2.1 Khái quát chung về công ty TNHH phân phối FPT: 22
2.1.1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 22
2.1.2/ Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 23
2.1.3/Bộ máy kế toán: 26
2.1.3.1.Bộ máy kế toán: 26
2.13.2/ Chính sách kế toán áp dụng : 26
2.1.3.2.1. Chế độ kế toán áp dụng: 26
2.1.3.2.2.Niên độ kế toán: 26
2.1.3.2.3.Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: 27
2.1.3.2.4.Phương pháp kế toán tài sản cố định: 27
2.1.3.2.5.Phương pháp kế toán hàng tồn kho: 28
2.1.3.2.6. Phương pháp ghi nhận các khoản vay: 28
2.1.3.2.7.Thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước: 29
2.1.3.2.8.Phương pháp ghi nhận doanh thu chi phí: 29
2.1.4/ Chức năng kinh doanh của công ty TNHH phân phối FPT: 29
2.2/ Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH phân phối FPT hai năm 2005 và 2006: 30
2.2.1. Kết qủa sản xuất kinh doanh trong 2 năm qua 30
2.2.2 Tình hình về vốn và nguồn vốn của công ty trong hai năm 2005 – 2006: 32
2.2.3. Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty: 34
2.2.4 Tìm hiểu về nguồn vốn kinh doanh của công ty: 35
2.3. Phân tích một số chỉ tiêu hoạt động tài chính của công ty 36
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI FPT 41
I. Định hướng phát triển công ty 41
II.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH phân phối FPT 43
1. Đẩy nhanh tốc độ tiờu thụ hàng húa 43
2. Mở rộng cỏc hỡnh thức huy động vốn lưu động và nõng cao hiệu quả sử dụng vốnlưu động. 44
3. Nõng cao chất lượng nguồn nhõn lực 45
4. Quản lý dự trữ và quay vòng vốn. 47
5. Sử dụng hợp lý chính sách bán chịu, trả góp để tăng doanh thu. 47
6. Quản lý thanh toán. 48
Kết luận 49
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ.
Để đánh giá chính xác hơn tình hình tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp cần xem xét hệ số "quay vòng các khoản phải thu" thành tiền của doanh nghiệp.
Vòng quay các Doanh thu thuần
khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu
Nếu hệ số này cao có nghĩa là doanh nghiệp thu hồi nhanh các khoản nợ, tránh được các khoản vốn bị chiếm dụng. Nếu hệ số này cao quá có nghĩa là doanh nghiệp bị hạn chế các khoản nợ và sẽ ảnh hưởng đến doanh thu.
2.Cấu trúc tài chính.
Để đảm bảo đủ tài sản cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần tập hợp các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động và hình thành nguồn vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu (vốn góp ban đầu và bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh). Sau nữa được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ hợp pháp (vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, nợ người cung cấp, nợ công nhân viên chức ... ) Cuối cùng, nguồn vốn được hình thành từ các nguồn bất hợp pháp (nợ quá hạn, vay quá hạn, chiếm dụng bất hợp pháp của người mua, người bán, của công nhân viên chức ... )
Bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn, khả năng đảm bảo về tài chính và mức độ độc lập hay phụ thuộc cũng như sự chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp cần tháo gỡ cũng cho thấy một cách khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cần xác định chỉ tiêu:
Tỷ suất tự Nguồn vốn chủ sở hữu (Loại B - Nguồn vốn)
tài trợ Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều đưọc đầu tư bằng vốn của mình và ngược lại.
Phân tích nguồn vốn kinh doanh và tình hình sử dụng vốn kinh doanh là việc xem xét đánh giá và phân bổ nguồn vốn kinh doanh như thế nào cho phù hợp. Vì vậy, việc xem xét xác định tỷ trọng của từng khoản vốn chiếm trong tổng số vốn, đối chiếu nhiệm vụ của doanh nghiệp để xác định tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn là việc phải làm.
Khi nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu ngu cầu vốn lưu động thường xuyên. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Nhu cầu vốn lưu Tồn kho và các khoản phải Nợ ngắn
động thường xuyên thu (không phảilà tiền) hạn
Để biết được nhu cầu vốn lưu động thường xuyên ta phải xét đến cơ cấu: Tồn kho, các khoản phải thu, nợ ngắn hạn đồng thời mối quan hệ giữa các khoản mục này. Từ kết quả tính được và so sánh các năm để đánh giá xu hướng dùng vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Sau khi biết được tỷ trọng từng khoản mục ta phải xem xét đến cơ cấu đó ra sao. Điều đó giúp ta trả lời câu hởi trong tổng số hàng tồn kho gồm những cái gì vì nếu cần có chuyển thành tiền dễ dàng không? Biết được điều đó nhà quản lý sẽ có những chính sách thích nghi để tìm kiếm lợi nhuận hay đầu cơ hay tung hàng ra bán nhanh.
Bên cạnh đó, các khoản phải thu là nguyên nhân gây ứ đọng vốn mà nhiều khi không đem lại hiệu quả kinh tế gì? cơ cấu các khoản phải thu cho phép nhà phân tích thấy dược quy mô vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng, phần nào là tự nguyện, phần nào là bắt buộc. Điều này giúp nhà quản lý xem xét các khả năng làm thế nào để vốn bị chiếm dụng là thấp nhất nhưng có hiệu quả. Do vậy, vai trò của người quản lý phải có cách thức làm thế nào để có biện pháp thu hồi vốn hay tiếp tục huy động vốn lưu động, thúc đẩy tuêu thu hàng hoá ..... Bên cạnh đó, cần chú ý đến các khoản nợ ngắn hạn, khoản thường phải chịu lãi suất cao, vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả, khoản phải trả người bán, khoản phải trả người mua, khoản phải trả cán bộ công nhân viên để có những giải pháp cụ thể.
Như vậy, để đánh giá mức độ đảm bảo nguồn vốn và vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà phân tích không chỉ so sánh tỷ trọng trong từng kỳ của từng khoản mục mà còn so sánh với các kỳ kế toán khác để biết định hướng tăng, giảm của từng khoản mục.
Tuy nhiên đó mới chỉ là những con số đánh giá mức độ đảm bảo nguồn vốn, để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp cần phân tích và đánh giá về cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp qua các kỳ báo cáo tài chính.
3. Phân tích, đánh giá cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản.
Về cơ cấu tài sản, bên cạnh việc so sánh giữa số tài sản cuối kỳ so với đầu năm còn phải xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Qua phân tích cơ cấu tài sản, ta có:
Tỷ suất TSCĐ đã và đang đầu tư (Loại B - Mục I, III, Tài sản)
đấu tư Tổng số tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp, nó chobiết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp . Nếu xu hướng hay tỷ trọng của tài sản cố định tăng lên qua các năm, điều đó cho thấy doanh nghiệp đang tập chung đầu tư vào tài sản cố định và điều này có nghĩa rằng trong tương lai gần năng lực sản xuất của doanh nghiệp sẽ tăng cường và hiện tại năng lực có thể giảm. Ngược lại, nếu giá trị tuyệt đối và tỷ trọng tài sản cốđịnh giảm dần nghĩa là doanh nghiệp đầu tư ít, lẻ tẻ vào tài sản cố định. Với tài sản lưu động, tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn cho phép te xem xét sự chuyển hoá từ hình thức nọ xang hình thức kia của tài sản loại này. Tuỳ từng khoản mục chiếm tỷ lệ cao hay thấp, giá trị là bao nhiêu có thể kết hợp phân tích qua bảng phản ánh cơ cấu hàng tồn kho, các khoản phải trả mà có sự đánh giá về tình hình tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Từ việc phân tích đánh giá cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản sẽ giúp cho nhà quản lý nhận thứcđược quá trình sử dụng nguồn của mình một cách có hiệu quả cao nhất.
4. Phân tích các chỉ số hoạt động tài chính.
4.1. Chỉ số về khả năng cân đối vốn - nguồn vốn của doanh nghiệp.
Chỉ số chính để đánh giá khả năng cân đối của doanh nghiệp là "Hệ số nợ". Hệ số này dùng để đo phần vốn góp của các chủ sở hữu so với phần tài trợ của chủ nợ đối với doanh nghiệp.
Hệ số Tổng nợ (A - Nguồn vốn)
nợ Tổng tài sản
Bên cạnh đó các nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán lãi vay"
Hệ số khả năng Lợi nhuận trước thuế
Thanh toán lãi vay Lãi vay phải trả
Khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm. Đồng thời nó cũng nói lên khả năng sinh lời của tài sản doanh nghiệp so với mức trung bình ngành. Nếu như hệ số này thấp thì doanh nghiệp khó lòng mà thêm vốn hay chiếm dụng vốn từ bên ngoài.
4.2. Chỉ số về khả năng hoạt động của tài sản lưu động và tài sản cố định.
4.2.1. Chỉ số về năng lực hoạt động của tài sản lưu động và vốn lưu động.
Trong sản xuất kinh doanh, do đặc điểm của tài sản lưu động là tham gia thường xuyên và xuyên suốt tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh (dự trữ - sản xuất - tiêu thụ) nên việc đẩy nhanhtốc độ luân chuyển tài sản lưu động (vốn lưu động) sẽ góp phần vào giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại hay các doanh nghiệp sản xuất có kinh doanh thương mại là chính thì việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động là rất quan trọng vì tỷ trọng vốn lưu động thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Trước tiên, ta xét " Hệ số vòng quay hàng tồn kho"
Hệ số vòng quay thành Trị giá vốn hàng xuất kho đã bán
Phẩm, hàng hoá tồn kho Trị giá thành phẩm, hàng hoá tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này thể hiện số lần hàng tồn kho bình quân được bán ra trong kỳ. Hệ số này càng cao thể hiện tình hình bán ra tốt và ngược lại. Ngoài ra, nó còn có thể hiện tốc độ luân chuyển hàng hoá trong kỳ của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển hàng hoá nhanh thì cùng một mức như vậy doanh nghiệp đầu tư cho hàng tồn kho thấp hơn hay cùng vốn như vậy nhưng doanh thu của doanh nghiệp đạt ở mức cao hơn.
Số vòng quay Tổng số doanh thu
Vốn lưu động Vốn lưu động bình quân
Số vòng quay của vốn lưu động cho biết tốc độ luân chuyển của vốn lưu độngtrong kỳ. Từ đó có chỉ tiêu "Sức sinh lợi của vốn lưu động", chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp trong kỳ.
Sức sinh lời Lợi nhuận thuần (Lãi gộp)
của vốn lưu động Vốn lưu động bình quân
Khi phân tích chung, cần tính các chỉ tiêu trên rồi so sánh giữa các kỳ, nếu các chỉ tiêu sản xuất và mức sinh lời của vốn lưu động tăng lên chứng tỏ hiệu quả sử dụng chung tăng lên và ngược lại. Ngoài ra, ta còn có chỉ tiêu "Hệ số đảm nhiêm vốn lưu động".
Hệ số đảm nhiệm Vốn lưu động bình quân
vốn lưu động Tổng số doanh thu thuần
Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Với mỗi chỉ tiêu trên được phản ánh khả năng của người quản lý trong việc điều hành để đem lại hiệu quả kinh doanh. Chỉ số vòng quay tăng lên và thời gian một vòng quay giảm đi nó không chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động mà c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status