Chiến lược huy động và phát triển nguồn vốn tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Chiến lược huy động và phát triển nguồn vốn tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam



Lời mở đầu 1
Chương 1. Lý luận chung về vốn và chiến lược huy động vốn của
ngân hàng 3
1. Khái niệm về vốn và vai trò của nó đối vời nền kinh tế 3
1.1. Khái niệm về vốn 3
1.2. Vai trò của vốn đối với nền kinh tế 4
2. Chiến lược quản lý, huy đọng vốn và vai trò của nó đối với hoạt động
ngân hàng 5
2.1. Nhận định chung về chiến lược 5
2.2. Các giai đoạn của kế hoạch hoá chiến lược trong Ngân hàng
 thương mại 8
2.3.
Table of Contents
ChươngII: Những vấn đề cơ bản về Ngân Hàng thương mại và huy động vốn của Ngân Hàng 2
Và chiến lược huy động vốn 4
của ngân hàng 4
NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 6
2.1 Nhận định chung về chiến lược: 6
2.1.1 Chiến lược là gì ? 6
2.1.2 Chiến lược trong hoạt động Ngân Hàng: 7
LẬP KẾ HOẠCH Ở MỘT NGÂN HÀNG 8
TỔNG THỂ CÁC CHIẾN LƯỢC TẠI MỘT DOANH NGHIỆP 8
2. 2 Các giai đoạn của kế hoạch hóa chiến lược trong Ngân Hàng thương mại: 9
2. 3 Vị trí chiến lược huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng: 10
 
3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUI MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG 11
VỐN HUY ĐỘNG 11
3.1 Nhân tố chủ quan: 11
3.1.1 Chính sách lãi suất: 11
3.1.2 Các hình thức huy động vốn và các dịch vụ do Ngân Hàng cung ứng: 12
3.1.3 Chiến lược Marketing Ngân Hàng: 12
3.2 Nhân tố khách quan: 12
3.2.1 Môi trường kinh tế - xã hội: 12
3.2.2 Môi trường cạnh tranh: 12
CHƯƠNG II 13
1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 13
1.2.1 Vai trò: 14
Trong nền kinh tế thị trường, Ngân Hàng có vai trò hết sức quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. 14
1.2.2 Chức năng: 15
1.2.3 Hoạt động cơ bản của Ngân Hàng: 17
2. VỐN, CÔNG TÁC QUẢN LÍ VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 18
2.1.1 Vốn tự có: 19
2.1.2 Vốn huy động: 19
2.1.3 Vốn vay: 21
2.1.4 Nguồn vốn điều hòa trong hệ thống: 21
2.1.5 Vốn tài trợ ủy thác: 21
2.1.6 Nguồn vốn trong thanh toán: 22
A. Tổng quan về Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam: 29
1. Quá trình hình thành và phát triển của SGD I (BIDV) 31
BAN GIÁM ĐỐC
Các loại cho vay: 35
Các loại cho vay: 35
Các loai bảo lãnh : 36
Loại hình dịch vụ : 37
Môi giới chứng khoán 37
2. Thực trạng một số hoạt động tại SGD I trong thời gian qua 37
Dư nợ tín dụng ngắn hạn: 38
Tín dụng trung, dài hạn thương mại: 39
Tín dụng kế hoạch Nhà nước: 39
Đến 31/12/2002 Ngân hàng đã thực hiện tín dụng kế hoạch nhà nước đạt 1 012 176 triệu VND, giảm 1.4% so với năm 2001 39
2.5.4 Công tác công nghệ Ngân Hàng: 40
3. Thực trạng huy động vốn tại Sở Giao Dịch I 40
Biểu 4: 44
Kết cấu nguồn vốn huy động 44
Nhận xét: 47
Đơn vị: VND tính bằng Triệu VND 50
Biểu 10: 52
Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm và kì phiếu ngày 30/5/2002 52
Lãi suất tiết kiệm 52
4. Đánh giá công tác huy động vốn tại SGD I NHĐT&PTVN (BIDV) 53
Biểu 12: 58
Một số chỉ tiêu phấn đấu của toàn nghành NHĐT&PTVN 58
Thuận lợi: 60
Khó khăn: 60
Chỉ tiêu tổng quát của SGD I NHĐT&PTVN 61
2 kiến nghị với NHNN 84
3. Kiến nghị với Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển 86
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO 89
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


oạch Nhà nước giảm dần từ đầu năm. Doanh số cho vay trong năm 2002 đạt gần 2 265 679 triệu VND đưa số dư tín dụng trung, dài hạn thương mại chiếm 40% tổng dư nợ.
Tín dụng kế hoạch Nhà nước:
Đến 31/12/2002 Ngân hàng đã thực hiện tín dụng kế hoạch nhà nước đạt 1 012 176 triệu VND, giảm 1.4% so với năm 2001
Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Tăng cường gặp gỡ nắm vững tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị, tìm kiếm các biện pháp tích cực tháo gỡ khi doanh nghiệp gặp khó khăn, kể cả cho vay ngắn hạn tạo nguồn thu cho đơn vị để trả nợ .
Đẩy nhanh lộ trình cơ cấu lại nợ Ngân Hàng, trước mắt tiến hành xử lí các khoản nợ quá hạn khó thu, khó đòi. Đã xử lí trích dự phòng rủi ro năm 2002 là 16.586 triệu đồng.
2.3 Công tác khách hàng:
Tổ chức tốt hội nghị khách hàng hàng năm, thực hiện kế hoạch tiếp xúc trực tiếp với khách hàng ngay sau hội nghị để nắm bắt nhu cầu khách hàng. Có chính sách khách hàng linh hoạt, tăng cường các dịch vụ mới, đặc biệt chú trọng tìm kiếm khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu, phối hợp thực hiện công tác khách hàng giữa các bộ phận đồng bộ nhịp nhàng và phát huy hiệu quả.
2.4 Hoạt động đầu tư:
Cùng với sự tăng trưởng không ngừng của hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư cũng được chú trọng. Các chứng khoán đầu tư hiện nay của Sở Giao Dịch là các chứng khoán của chính phủ, chứng khoán của BIDV (BIDV_100 và BIDV2_200). Đây là các chứng khoán có độ an toàn cao và mang lại lợi nhuận cho Ngân Hàng, đồng thời nó còn là dự trữ thú cấp của Ngân Hàng.
Ngoài đầu tư chứng khoán, SGD I còn cùng với trung ương mở rộng các hoạt động góp vốn như: góp vốn liên doanh VID, liên doanh Lào-Việt, góp vốn liên doanh QBE, góp vốn quĩ tín dụng nhân dân nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi.
2.5 Dịch vụ Ngân Hàng:
2.5.1 Hoạt động bảo lãnh:
Công tác bảo lãnh đạt kết quả tốt. Doanh số bảo lãnh tăng đều qua các năm, năm 2002 là 1000 tỉ đồng, đưa số dư bảo lãnh đến 31/12/2002 đạt 1171 tỉ đồng. Thông qua công tác bảo lãnh, Ngân Hàng đã thực hiện tư vấn cho khách hàng, đồng thời có thêm nguồn thông tin về các doanh nghiệp cũng như các dự án đầu tư. Doanh số bảo lãnh tuy lớn nhưng phí thu từ dịch vụ này chỉ đạt 6.4 tỉ đồng, nguyên nhân cơ bản là do cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt. Vì vậy, để chiếm lĩnh thĩ phần buộc sở phải có mức thu phí cạnh tranh thấp.
2.5.2 Thanh toán quốc tế:
Doanh số thanh toán quốc tế tăng qua các năm. Cung cấp dịch vụ khép kín cho khách hàng và qua đó góp phần quan trọng trong tăng trưởng tín dụng và tiền gửi khách hàng. Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế tăng qua các năm: Trong năm 2002, số thu đạt trên 5 tỉ đồng VND trên doanh số thanh toán 430 triệu USD, tăng 38.5% so với năm 2001.
2.5.3 Quản lí kinh doanh ngoại tệ:
Chấp hành nghiêm chỉnh các qui định về quản lí ngoại hối, kinh doanh ngoại tệ của Nhà nước và của nghành.
Phát triển và duy trì tốt mối quan hệ mua bán ngoại tệ với các chi nhánh Ngân Hàng trong nước và nước ngoài, các địa phương, đơn vị làm hàng xuất khẩu trên toàn quốc để đảm bảo có giá mua hợp lí luôn thấp hơn giá mua bán liên Ngân Hàng trên địa bàn, phục vụ kịp thời nhu cầu hoạt động kinh doanh của khách hàng.
2.5.4 Công tác công nghệ Ngân Hàng:
Tỉ lệ trang bị công nghệ tại sở đạt gần 0.5 PC/người, các bộ phận được kết nối với nhau, các chương trình giao dịch trực tiếp được nâng cấp hoàn thiện.
Dịch vụ Homebanking được nâng cấp và mở rộng thêm cho một số khách hàng lớn, có quan hệ thường xuyên tại Ngân Hàng, dần hướng tới là một Ngân Hàng hiện đại, hòa nhập với xu hướng phát triển chung của thế giới.
Dịch vụ rút tiền tự động ATM mới được triển khai nhằm khuyến khích bộ phận nhân viên có thu nhập cao ở các công ti lớn tham gia.
3. Thực trạng huy động vốn tại Sở Giao Dịch I
Là đơn vị suất sắc trong toàn hệ thống NHĐT&PTVN, luôn xem chính sách nguồn vốn là nhân tố hàng đầu trong công tác hoạch định chiến lược của đơn vị, với sự nỗ lực và uy tín trong kinh doanh, trong 5 năm liên tục, tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn của sở luôn được giữ vững ở mức cao (bình quân đạt trên 20%/năm).
3.1 Đánh giá tốc độ tăng trưởng:
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của sở được thể hiện qua chỉ tiêu và biểu đồ sau:
Biểu 2: Tình hình huy động vốn tại SGD I NHĐT&PTVN
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1.Tiền gửi Khách hàng
-Tiền gửi không kì hạn
- Tiền gửi có kì hạn
589.927
261.675
328.252
1.484.995
422.061
1.062.933
1.953.133
633.032
1.320.101
2.388.372
666.279
1.672.093
2. Tiền gửi dân cư
2.571.330
3.727.046
4.392.226
5.288.42
3.Huy động khác
32.603
31.337
96.493
4. Tổng huy động vốn
3.193.859
5.339.022
6.650.856.
7.626.796
Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn của SGD I (1999-2002)
Qua biểu đồ ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của sở tăng đều qua các năm (tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 22%/năm), nguồn vốn trung, dài hạn giữ vững ở mức ổn định. Dự kiến năm 2005 tổng huy động vốn sẽ lên đến 21.106 tỉ đồng, tăng đều đặn 30% mỗi năm.
Sự tăng trưởng trong tổng huy động vốn đã thể hiện tiềm lực phát triển mạnh mẽ của đơn vị, đồng thời cũng thể hiện khả năng tự chủ trong kinh doanh. Nguồn vốn huy động có được thông qua 3 kênh:
- Từ tổ chức kinh tế.
Từ dân cư.
Huy động khác.
Biểu 3:
Tình hình huy động vốn của SGD I NHĐT&PTVN qua các năm Đơn vị: Tỉ VND
Năm
Nguồn vốn huy động
Tăng giảm so với năm trước
Chênh lệch
(số tuyệt đối)
Chênh lệch
(%)
1999
3.193
2000
5.339
2.146
67.2
2001
6.650
1311
24.55
2002
7.626
976
14.67
(Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh – SGD I NHĐT&PTVN)
Từ bảng số liệu ta thấy:
Năm 1999, sau một thời gian ngắn kể từ ngày thành lập, Sở Giao Dịch đã huy động được 3.1930 tỉ VND. Đây là một kết quả đáng khích lệ, chứng tỏ tiềm năng huy động vốn của sở là rất lớn.
Có được sự tăng trưởng về nguồn vốn như vậy là do trong năm 1999 Ngân Hàng đã tiến hành mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư thí điểm tại 6 tỉnh, thành phố. Đặc biệt ở Hà Nội đã thu hút được kết quả khả quan. Tiền gửi trên tài khoản cá nhân ước đạt 387.6 tỉ VND tương ứng với 13250 tài khoản.
Phát huy những kết quả đạt được. Trong năm 2000, nguồn vốn huy động của sở đạt 5.339 tỉ VND, tốc độ tăng 67.2% so với năm 1999. Đạt được kết quả này là do sở đã tạo được uy tín và trách nhiệm đối với khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư trên địa bàn thành phố.
Năm 2001 là một năm khởi sắc của sở, tăng 1311 tỉ VND so với năm 2000 ( tốc độ tăng 24.55%). Nhờ vậy, đơn vị đã đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng đồng thời điều hòa vốn cho NHĐT&PTVN.
Năm 2002, nguồn vốn huy động của sở tăng 976 tỉ VND so với năm 2001 (tốc độ tăng 14.76%). Nguyên nhân của sự tăng chậm này là trong năm 2002, hệ thống NHTM Việt Nam liên tục hạ lãi suất huy động, cùng với sự đổ bể của nhiều tổ chức tín dụng nhỏ, đã ảnh hưởng không tốt tới tâm lí khách hàng làm cho lượng tiền gửi vào các Ngân Hàng thương mại bị chững lại.
Với chủ trương đảm bảo nguồn vốn ổn định, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tác động, Sở Giao Dịch đã thực hiện nhiều biện pháp như: Phát hành kì phiếu, mở rộng hoạt động, không phân biệt mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy các ngiệp vụ khai thác vốn trong mọi tầng lớp dân cư. Do đó nguồn vốn huy động của sở vẫn tăng so với các năm trước.
3.2 Đánh giá qui mô và kết cấu vốn huy động:
Qui mô vốn huy động tăng qua các năm, tuy nhiên kết cấu nguồn vốn huy động tại sở lại có sự biến động tăng giảm qua từng thời điểm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong tổng nguồn vốn huy động của sở thì nguồn tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kì phiếu chiếm tỉ trọng lớn nhất, tiếp đến là nguồn vốn của các tổ chức kinh tế, tiền gửi chiếm tỉ trọng nhỏ.
Biểu 4:
Kết cấu nguồn vốn huy động
(đơn vị: tỉ VND )
Các loại nguồn vốn
31/12/1999
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Qui mô
%
Qui mô
%
Qui mô
%
Qui mô
%
Tổng nguồn vốn huy động
3193
100
5339
100
6650
100
7390
100
Tiền gửi của các TCKT
589
18.45
1 484
27.8
1 953
29.4
2 338
30.7
Tiền gửi tiết kiệm
1 564
48.4
1 916
35.9
2 349
35.3
2 508
32.9
Tiền gửi kì phiếu, trái phiếu
1018
31.9
1 809
33.9
2041
30.7
2 779
36.4
Huy động khác
32
1
31
0.6
96
1.49
( Nguồn: Phòng NVKD - SGD I)
Qua bảng kết cấu ta thấy: Từng nguồn vốn huy động của sở đều có sự biến động tăng lên hay giảm xuống do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng nguồn huy động. Đặc biệt năm 2002 số dư huy động từ nguồn này chiếm 30.7%, về lượng đạt 2338 tỉ VND. Điều nàychứng tỏ SGD I đã dần trở thành người bạn đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, trong thời gian tới đơn vị cần phát huy thế mạnh này hơn nữa.
- Nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỉ trọng lớn nhất, về qui mô thì tăng trưởng nhưng tỉ trọng lại giảm qua các năm, 1999 là 48.4%, năm 2000 là 35.9%, năm 2001 chiếm 35.3% và sang 2002 chỉ còn 32.9% (giảm 12...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status